Monday, March 23, 2009

Seigniorage II


Willem Buiter vừa có một bài rất rất quan trọng về ECB (highly recommended read cho các bạn quan tâm đến central banking), tiếp theo ý tưởng ECB không có fiscal backing mà Paul Krugman đã đề cập đến vài ngày trước. Chắc tôi phải đọc lại vài lần mới có thể bình luận được, tuy nhiên có một ý ở cuối bài không thể không viết ngay.

Buiter đưa ra một câu hỏi tại sao trong khi Mỹ chỉ có đồng tiền có mệnh giá lớn nhất là 100 USD thì ECB phát hành đồng tiền mệnh giá lớn nhất tới 500 Euro. Dường như Buiter ám chỉ rằng lý do chính là ECB muốn có một nguồn thu lớn từ seigniorage. Lập luận của Buiter là những người có thu nhập bất chính hoặc muốn trốn thuế có nhu cầu giữ cash. Do đó phát hành tiền có mệnh giá lớn (và ổn định) sẽ hấp dẫn những đối tượng này, dẫn đến tăng nhu cầu lưu hành cash cho đồng Euro và tăng seigniorage cho ECB.

Đi xa hơn Buiter một bước, bạn có thể nghi ngờ việc phát hành các đồng Euro mệnh giá lớn đúng là sẽ khuyến khích giới tội phạm, trốn thuế, rửa tiền v.v. sử dụng đồng tiền này. Nhưng ẩn đằng sau chính sách này không phải là ý định kiếm thêm seigniorage như Buiter nghi ngờ mà chính là ý định biến đồng Euro thành một đồng tiền quốc tế cạnh tranh với đồng USD.


2 comments:

  1. Chao bac Giang,
    Bac Giang cho chau hoi, trong thuc te, lam the nao de tinh dc seigniorage cua mot nuoc, hoac la co co so du lieu nao de biet duoc seigniorage khong ah? Muon tinh/tim du lieu cua seigniorate thi lam nhu the nao ah? Chau cam on Bac

    ReplyDelete
    Replies
    1. Những ngân hàng trung ương lớn thường công bố annual report hàng năm và họ công khai số liệu seigniorage, tên gọi cụ thể có thể khác nhau nhưng nói chung nó sẽ nằm trong mục income của ngân hàng trung ương. Ở VN thì không hi vọng NHNN sẽ công bố thông tin này trong thời gian trước mắt.

      Delete

Note: Only a member of this blog may post a comment.