Friday, March 13, 2009

Sovereign CDS


CDS - Credit Default Swap - là một công cụ tài chính dựa trên nguyên tắc của swap, tuy nhiên có nguyên tắc giống như một hợp đồng bảo hiểm. Người mua CDS trả cho người bán một khoản phí nhỏ (gọi là CDS spread) để được bảo hiểm cho rủi ro "credit default", nghĩa là khi một bên thứ ba nào đó rơi vào trường hợp "default" các khoản nợ của mình, thông dụng nhất là trường hợp "bond default" (nhà phát hành bond vỡ nợ). Phí bảo hiểm (CDS spread) thường có liên hệ chặt chẽ với bond rating, rating càng cao thì spread càng nhỏ và ngược lại. Nếu rating quá thấp người bán sẽ phải deposit một khoản thế chấp (upfront collateral)

Tuy bản chất của CDS giống như một hợp đồng bảo hiểm, cách thức implement nó lại giống như một swap thông thường. Nghĩa là 2 bên tham gia hoán đổi cho nhau 2 dòng cashflow: người mua trả cho người bán dòng CDS spread hàng năm trong suốt thời hạn hợp đồng, còn người bán trả cho người mua dòng "credit default" cashflow. Dòng "credit default" cashflow sẽ bằng không nếu default không xảy ra và bằng "face value" của loại bond được bảo hiểm nếu nhà phát hành bond bị default (chính xác hơn là face value - recovery value).

Đối với sovereign CDS, đối tượng được bảo hiểm là sovereign bonds, nghĩa là bonds của các chính phủ phát hành. Tất nhiên CDS spread cho một nước càng lớn thì bonds do chính phủ nước đó phát hành càng có rủi ro cao, ít nhất theo quan điểm của thị trường CDS. Từ trước tới giờ Mỹ luôn có credit rating AAA, tức là rủi ro chính phủ Mỹ default rất thấp. Cho nên CDS spread của US Treasuries rất nhỏ và thị trường này rất illiquid. Tuy nhiên từ tháng 9/2008, CDS spread của Mỹ bắt đầu tăng. Đến thời điểm này CDS spread (cho 5y government bonds) của Mỹ đã vượt ngưỡng 90bps, cao hơn Đức, Pháp, và cả Norway.

Ngay từ thời điểm cuối 2008, nhiều econbloggers đã ngạc nhiên khi biết CDS spread của Mỹ tăng cao hơn một số CDS spread cho các AAA corporations. Lập luận của họ là nếu chính phủ Mỹ default thì liệu các corporations có khả năng không default hay không? Liệu bảo hiểm cho credit default của các chính phủ (của các nước phát triển) có cần thiết không? Tuy nhiên cho đến khi Paul Krugman lên tiếng mấy hôm trước tôi mới thấy xuất hiện một số giải thích cho nghịch lý này.

Nghịch lý mà Krugman (và nhiều người khác) đưa ra là nếu bạn mua CDS để bảo hiểm cho rủi ro chính phủ Mỹ sẽ default, liệu người bán CDS có còn khả năng thanh toán cho bạn trong trường hợp Mỹ thực sự default hay không. Krugman trích dẫn Nasim Taleb: Mua CDS giống như mua bảo hiểm cho tầu Titanic mà người bán bảo hiểm cũng là hành khách của con tàu đó. Giải thích cho nghịch lý này, một số bloggers (chủ yếu là giới traders) cho rằng:

- Người ta mua CDS cho US government bonds không phải vì muốn bảo hiểm cho số bonds mà họ nắm giữ mà là muốn đầu cơ vì tin rằng giá của các CDS này sẽ tăng trong tương lai khi thâm hụt ngân sách của US ngày càng cao do phải chi giải cứu hệ thống ngân hàng.

- CDS cho US bonds thường được denominated bằng đồng Euro, do vậy sẽ không bị rủi ro khi USD mất giá vì US government default.

- CDS cho US bonds thường fully funded upfront, nghĩa là có collateral 100% cho giá trị bond bảo hiểm.

- Mua CDS cho US bonds để hedge các rủi ro khác ngoài việc US government default. Ví dụ nếu tôi tin chính phủ Mỹ sẽ không để Citigroup default thì thay vì mua CDS cho Citigroup đắt hơn rất nhiều, tôi chỉ cần mua CDS cho US government bonds.

- Tương tự như vậy, mua US bond CDS đồng thời bán Citi bond CDS có thể là một arbitrage opportunity nếu bạn tin chắc rằng chính phủ Mỹ sẽ không để cho Citi default.

Note: CDS spread cho VN hiện đang là 545bps, thấp hơn Indonesia (668) và Nga (679).


9 comments:

  1. Anh Giang ơi, cái Blog cũ của anh comments đã hiện ra ngoài homepage, còn Blog mới này thì không, hehe.

    ReplyDelete
  2. Được rồi anh/chú/bác Giang ạ. Thấy link ở ngoài rồi. :D

    ReplyDelete
  3. Anh Giang có thể cho em biết làm thế nào để xem được giá CDS spread cho VN được không ạ?
    Cảm ơn anh nhiều.

    ReplyDelete
  4. @Anonymous: Anh lấy số liệu CDS spread của VN từ Datastream của Thomson Financial. Ngoài ra Bloomberg và Reuters đều có nhưng em cần phải có access vào các dịch vụ này. Anh chưa tìm được website nào cung cấp free thông tin về CDS spread. CDS spread của các nước khác thỉnh thoảng tren các blog có người report nhưng không thương xuyên.

    ReplyDelete
  5. Thanks vì tài liệu về CDS ! (angel_monsterqn)

    ReplyDelete
  6. fengsheng_88@yahoo.comJune 2, 2009 at 11:01 PM

    a ơi,có phải CDS ở các nước phát triển thì chủ yêu s dựa vào lòng tin giữa người cho vay và người đi vay.còn ở Việt Nam thì phải có thế chấp có đúng không ạ?

    ReplyDelete
  7. @fengsheng_88: CDS là hợp đồng bảo hiểm cho một loại trái phiếu nào đó. Vấn đề thế chấp giữa 2 bên tham gia hợp đồng này không tùy thuộc vào loại bond nào được bảo hiểm (của nước phát triển hay của VN) mà là credit worthiness của 2 bên tham gia. Cho nên nếu hai ngân hàng lớn ở Mỹ ký hợp đồng CDS với nhau họ có thể không cần thế chấp. Ngược lại nếu người bán CDS là một ngân hàng nhỏ không có uy tín thì dù ở Mỹ cũng phải có thế chấp (margin account) với bên mua để đảm bảo sẽ thực hiện cam kết bảo hiểm nếu rủi ro xảy ra (bond bị default).

    ReplyDelete
  8. Chào a Giang,

    Em có 1 câu hỏi nhỏ: Đối với 1 nước vd như Hy Lap, hoặc Vietnam. Nếu trường hợp vỡ nợ xảy ra, giả sử người bán CDS là tổ chức trong nước hoặc nước ngoài. Nếu mua CDS ở tổ chức trong nước có giảm rủi ro hơn là mua CDS ở tổ chức nước ngoài k ạ ? (có thể liên quan rủi ro tỉ giá hối đoái).
    Cảm ơn anh Giang

    ReplyDelete
    Replies
    1. Những nước nhỏ như VN hay Hi lạp thì không ai tin vào các ngân hàng nội địa để mua CDS của họ cả. Còn CDS nói chung là bảo hiểm cho face value nên trái phiếu phát hành bằng đồng tiền nào thì CDS sẽ hoàn trả bằng đồng tiền đó nên không có rủi ro tỷ giá hối đoán.

      Delete

Note: Only a member of this blog may post a comment.