Năm ngoái tôi đã theo dõi cuộc tranh luận giữa Martin Feldstein và các professional economists về khả năng US economy sẽ rơi vào recession trong năm 2008. Lúc đó giới investment bank khá lạc quan về triển vọng kinh tế, nhất là sau khi Bush đưa ra $168b fiscal stimulus cuối tháng 2, trong khi Feldstein, người từng giữ chức chủ tịch Business Cycle Dating Committee của NBER trong nhiều năm, lại rất bi quan. Nhiều academic economist khác như Frankel, Krugman cũng bi quan hơn giới tài chính. Kết quả thế nào thì mọi người đã rõ.
Năm nay, Krugman lại dẫn đầu giới academic về nhận định bi quan cho kinh tế Mỹ và thế giới. Krugman lo ngại rằng Mỹ sẽ rơi vào một Great Depression thứ hai, có lẽ không kém phần tệ hại so với thời 29-33 của thế kỷ trước, nhất là khi fiscal stimulus package của Obama có vẻ đang đi trệch hướng. Ngược lại, đa số giới professional economists, mặc dù rất thận trọng nhưng đều dự báo kinh tế Mỹ sẽ bắt đầu hồi phục từ nửa sau 2009. Fed dù khá bi quan cũng có cùng nhận định như vậy (xem phân tích của Rebecca Wilder ở đây).
Điều đáng nói là lần này quan điểm của giới academic có nhiều khác biệt, không chỉ về các chính sách vực dậy nền kinh tế và rescue hệ thống ngân hàng. Kenneth Rogoff, người từng là chief economist của IMF, có quan điểm ngược lại với Krugman. Rogoff nghiêng về phía investment bankers cho rằng tình hình không đến nỗi tệ quá. Không ám chỉ thẳng Krugman nhưng Rogoff cho rằng các nhà kinh tế Mỹ đã quá bi quan trong tình hình hiện tại. Lý do quan trọng nhất theo Rogoff là chính phủ các nước đều đã có chính sách đối phó với khủng hoảng, ít nhiều sẽ giảm bớt downturn về kinh tế. Theo Rogoff, từ sau năm 1950, không còn nền kinh tế phát triển nào có GDP giao động quá 10-15% như thời Great Depression nữa. Một phần vì cơ cấu kinh tế thế giới đã thay đổi, một phần vì các policy makers đã học hỏi được nhiều từ Great Depression và đã có những cơ chế chống lại depression (ví dụ social security, deposit insurance).
Tôi đã trích dẫn một nghiên cứu của Rogoff ở đây, trong đó ông và Carmen Reinhart chỉ ra rằng trung bình các nước bị rơi vào khủng hoảng tài chính sẽ bị giảm GDP 9% trong 2 năm sau đó. Nếu lấy ngưỡng -10%/năm để phân biệt giữa recession bình thường và depression, có lẽ Rogoff cho rằng lần khủng hoảng tài chính này phải tồi tệ hơn những lần trước rất nhiều mới có thể đẩy Mỹ rơi vào depression.
Hiện tại, tỷ lệ cá cược trên InTrade cho là xác suất depression sẽ xảy ra trong năm 2009 là 35%, tăng từ 15% vào đầu tháng 12/2008. Hãy đợi xem Krugman vs Rogoff, ai sẽ là người chiến thắng lần này. Năm ngoái, câu nói "nation of whiners" của Phil Gramm đã được bầu vào 1 trong 10 câu nói nổi tiếng nhất năm 2008, hi vọng năm nay câu "America lost its mojo" của Rogoff không bị vào list này. Truly hope!
Update: Stiglitz và Feldstein cũng rất bi quan:
Update (10/02): Giám đốc IMF Dominique Strauss-Kahn đã chính thức tuyên bố kinh tế Mỹ và một số nước phát triển đã rơi vào depression.
Update (19/02): Ed Harrison (Credit Writedowns) lập một cái poll về recession vs depression. Cho đến thời điểm này hơn 70% số người tham gia đã vote cho depression.
Update (04/03): Robert Barro ước tính xác suất depression (GDP giảm hơn 10%) khoảng 20%.
Update (19/02): Ed Harrison (Credit Writedowns) lập một cái poll về recession vs depression. Cho đến thời điểm này hơn 70% số người tham gia đã vote cho depression.
Update (04/03): Robert Barro ước tính xác suất depression (GDP giảm hơn 10%) khoảng 20%.
Update (07/04): Barry Eichengreen và Kevin O'Rourke so sánh các chỉ số kinh tế thời điểm hiện tại với năm 1929 và kết luận rằng thế giới đang trải qua một cuộc khủng hoảng không kém gì năm 1929. Điều khác nhau duy nhất, theo Paul Krugman, là knowledge.
Update (09/06): Có vẻ như Krugman đã gương cờ trắng, cho rằng kinh tế Mỹ và thậm chí châu Âu có thể sẽ có tăng trưởng dương trong H2.
Update (10/06): Tuy nhiên Nouriel Roubini vẫn không hổ danh là Dr.Doom, tuyến bố kinh tế Mỹ chưa thể phục hồi.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.