Saturday, January 3, 2009

Homo economicus


Kinh tế học cổ điển coi con người là một cỗ máy luôn xử lý tức thì các thông tin mà nó nhận được để đưa ra các hoạt động kinh tế tối ưu. Dùng từ theo kiểu "bác học" thì homo sapiens được coi là homo economicus, cỗ máy kinh tế đội lốt người. Từ Adam Smith tới Friedrich Hayek, các nhà kinh tế luôn có một niềm tin là xã hội kinh tế sẽ được vận hành trơn chu và tối ưu nếu từng cá nhân tối ưu hóa hành vi cho lợi ích của cá nhân mình. Từng cá nhân không cần phải lo về coordination với các cá nhân khác mà thị trường, hay theo Adam Smith là invisible hands, sẽ đảm nhiệm việc này.

Đến khi John Nash đưa ra game theory thì các nhà kinh tế mới nhận ra tầm quan trọng của coordination trong một xã hội có khiếm khuyết về thông tin. Ví dụ prisoner dilemma nổi tiếng cho thấy dù từng cá nhân hành động một cách tối ưu, nếu thiếu một cơ chế coordination hiệu quả xã hội có thể sẽ rơi vào một inferior equilibrium. Vấn đề là, game theory vẫn tiếp tục giả định xã hội loài người là một tập hợp các homo economicus, dưới những ràng buộc nhất định (luật pháp, qui tắc) các cá thể này vẫn tiếp tục tối ưu hành vi của mình như những siêu máy tính.

Chỉ đến khi behavioral economics ra đời thì homo sapiens mới tách khỏi homo economicus. Lúc này homo sapiens có thể mắc sai lầm vì bộ nhớ có giới hạn hay tốc độ xử lý thông tin không đủ nhanh. Tóm lại hành vi kinh tế của homo sapiens không phải lúc nào cũng tối ưu nữa mà bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác như tâm lý, thần kinh, thói quen. Vậy thì những khiếm khuyết này của homo sapiens sẽ có ảnh hưởng thế nào đến quán trình coordination trong xã hội? Liệu invisible hands hay Nash equilibrium có còn phù hợp nữa không?

Paul Seabright, giáo sư kinh tế đại học Toulouse I, cho rằng xã hội loài người phát triển theo qui luật mà Charles Darwin đã khám phá ra cách đây đúng 150 năm. Theo Seabright, trong một xã hội kinh tế homo sapiens không mắc sai lầm như behavioral economists vẫn tin mà đó là cách để homo sapiens hòa nhập và coordinate với các cá thể khác. Những hành vi "không tối ưu" theo cách nhìn của các nhà kinh tế chính là natural evolution để homo sapiens vươn lên trong nấc thang tiến hóa của xã hội.

Bất kỳ cá nhân nào cũng phải thực hiẹn hai hành vi: cạnh tranh và hợp tác. Homo sapiens phải cạnh tranh để có thể lọt vào một coalition mạnh nhất, trong đó họ sẽ phải hợp tác với nhau để cạnh tranh với các coalitions khác. Những coalitions mạnh dần dần sẽ thắng thế và buộc những kẻ thua cuộc phải tuân theo luật chơi của mình. Đây chính là ý tưởng tiến hóa của Darwin mà từ trước tới giờ các nhà kinh tế chưa bao giờ cân nhắc một cách nghiêm túc trong lý thuyết của mình.


Update (03/01): Eric Schoenberg, một behavioral economist, cho rằng ngay cả khi từng cá nhân hành xử rational, collective outcome có thể irrational.


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.