Saturday, January 3, 2009

Bequest


Greg Mankiw, giáo sư kinh tế Harvard, đã rất tự hào là trong số 8 young star economists do The Economist bầu chọn có 6 người đã từng là sinh viên hoặc giáo viên của Harvard. Đọc kỹ lĩnh vực nghiên cứu của 8 nhà kinh tế trẻ này có thể thấy là macroeconomics đang mất dần tính hấp dẫn và popularity với các nhà nghiên cứu kinh tế. Đây có thể là dấu hiệu bế tắc của lĩnh vực này, nhưng cũng có thể là hậu quả của tư tưởng đề cao thị trường và giảm bớt can thiệp nhà nước vào nền kinh tế khởi xướng từ thời Thatcher, Reagan, Greenspan. Với sự quay lại "ngoạn mục" của can thiệp nhà nước vào thị trường trong năm vừa qua và một vài năm tới, có thể macroeconomics sẽ lại được quan tâm trở lại. Hãy chờ xem lần bầu chọn tới của The Economist (10 năm một lần).

Một trong những lĩnh vực nghiên cứu trong bài báo nói trên có liên quan đến macroeconomics là intertemporal taxation của Ivan Werning (MIT), một mở rộng từ lý thuyết intertemporal optimum consumption/saving của Frank Ramsey từ năm 1920. Mô hình của Ramsey có một giả định rất quan trọng, dù không thực tế, là người tiêu dùng "bất tử". Điều này cần thiết để Ramsey đưa ra khái niệm steady state, một dạng equilibrium trong dài hạn. Sau này giả định "bất tử" đã được loại bỏ trong các mô hình overlapping generations, mặc dù vòng đời của người tiêu dùng vẫn khá đơn điệu (2-3 giai đoạn).

Một kết quả thu được của các mô hình overlapping generations là hành vi tiêu dùng và tiết kiệm của một cá nhân có thể bị ảnh hưởng bởi quyết định để lại tài sản thừa kế (bequest) cho con cháu. Nhờ đưa được vấn đề bequest này vào mô hình mà các nhà kinh tế đã giải thích được một số hiện tượng "khó hiểu" mà trước đây mô hình Ramsey đã "bó tay". Ngoài ra sau khi mô hình hóa được bequest, các nhà kinh tế đã tìm được ảnh hưởng của việc đánh thuế vào tài sản thừa kế tới hành vi của người để lại thừa kế. Vì khi tài sản thừa kế bị đánh thuế là lúc người để lại tài sản đã chết nên loại thuế này ở nhiều nước bị gọi là "death tax".

Các nhà kinh tế thường phản đối các loại thuế, nhất là "death tax" vì như vậy là đánh thuế hai lần. Đi xa hơn nữa, Ivan Werning cho rằng nhà nước không những không nên đánh thuế vào bequest mà phải subsidy thêm cho số tài sản này, tất nhiên là cũng lũy tiến như thuế thu nhập. Có nghĩa là nếu tài sản thừa kế do bố mẹ để lại thấp (và tài sản và thu nhập của các con cũng thấp) thì nhà nước nên cho thêm tiền bù vào số bequest thấp đó. Lập luận của Werning là nhà nước cần phải loại bỏ cái vòng luẩn quẩn cha mẹ nghèo thì con cái cũng nghèo theo. Hay nói cách khác nhà nước cần đảm bảo "công bằng về mặt cơ hội" cho mọi công dân không phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình mà người đó sinh ra. Một ý tưởng socialist còn hơn của nhiều người cộng sản, mà lại từ một nhà kinh tế trẻ của MIT.

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.