Wednesday, January 7, 2009

Tax cut


Một trong những biện pháp cổ điển của fiscal stimulus trong macro textbook là giảm thuế. Có điều trên thực tế có rất nhiều loại thuế như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng góp bảo hiểm xã hội (payroll tax), thuế tiêu dùng (sales tax, VAT, GST), thuế xuất nhập khẩu (tariff)... Mỗi loại thuế này có ảnh hưởng khác nhau vào incentive của các thành phần kinh tế nên ảnh hưởng của tax cut sẽ khác nhau.

Trong kế hoạch stimulus của mình, Obama vừa tiết lộ sẽ dành $300b cho personal income tax cut trong 2 năm. Yves Smith và cho rằng giảm thuế thu nhập cá nhân sẽ không hiệu quả vì người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm một phần số tiền thuế được giảm, nhất là khi tax cut chỉ là tạm thời. Do vậy multiplier effect của biện pháp này không cao. Một số nghiên cứu về lần tax rebate giữa năm 2008 cho thấy một phần rất lớn (80%) số tiền stimulus đã được người dân tiết kiệm thay vì chi tiêu, làm giảm đáng kể hiệu quả của chính sách stimulus. Tuy vậy, một nghiên cứu khác của Andrew Mountford và Harald Uhlig lại cho rằng giảm thuế thu nhập cá nhân vẫn là biện pháp stimulus hiệu quả hơn chi tiêu chính phủ. Dù sao đi nữa, Obama sẽ không có lựa chọn nào khác vì chỉ với phần cắt giảm income tax lớn như vậy mới bảo đảm các nghị sỹ Cộng hòa không ngăn cản kế hoạch stimulus của Obama bị chặn ở QH.

Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp rất ít được đề cập đến. Có lẽ vì nó không tác động trực tiếp vào aggregate demand mà phải thông qua con đường dividend, vừa chậm vừa không hiệu quả. Giảm thuế thu nhập công ty, trừ khi lợi nhuận tăng kéo theo công ty mở rộng sản xuất thuê thêm nhân công, sẽ favor người giàu (share holders) là điều không ai muốn. Hơn nữa những người giàu thường có marginal propensity to consume không cao, do vậy multiplier sẽ nhỏ. Dù sao corporate income tax của Mỹ cũng thuộc hàng cao trong số các nước phát triển, do vậy khả năng này cũng khá attractive. Chưa kể cắt loại thuế này sẽ target trực tiếp vào các doanh nghiệp Mỹ, tiền stimulus ít bị leak ra nước ngoài.

Một phương án khác do Mark Bils và Peter Klenow đề nghị là giảm đóng góp vào quĩ bảo hiểm xã hội (payroll tax). Biện pháp này là kết hợp giữa cắt personal income tax và corporate income tax nên kết hợp được advantages của cả hai giải pháp trên. Mặc dù payroll tax có tỷ lệ không lớn, đa số doanh nghiệp coi đây là gánh nặng vì nó không phụ thuộc vào lợi nhuận kinh doanh. Do vậy giảm payroll tax sẽ có nhiều tác động vào incentive mở rộng sản xuất hơn là giảm corporate tax. Bên cạnh đó, payroll tax có trần đối với những người có thu nhập cao nên giảm loại thuế này sẽ có nhiều tác động đến thành phần lao động có thu nhập thấp, do đó hiệu quả hơn income tax cut (với cùng một tỷ lệ cắt giảm). Tuy nhiên với tình trạng nhiều bang của Mỹ đang phải đối diện với quĩ bảo hiểm thất nghiệp phá sản, việc cắt giảm này có thể sẽ gây khó khăn cho các bang nếu chính phủ liên bang không ứng cứu kịp thời.

Thay vì giảm thuế thu nhập cá nhân, Robert Hall và Susan Woodward cho rằng giảm consumption tax (GST, VAT, sales tax) sẽ có hiệu quả hơn. Bằng cách này người tiêu dùng buộc phải đi mua hàng hóa thì mới được hưởng lợi từ chính sách giảm thuế của chính phủ, do đó họ sẽ không có khuynh hướng tăng tiết kiệm như trong trường hợp cắt income tax. Hơn nữa nếu giảm consumption tax chỉ tạm thời trong 1-2 năm, người tiêu dùng sẽ dịch chuyển kế hoạch chi tiêu trong tương lai về hiện tại để tranh thủ lúc thuế thấp. Ngoài ra, trừ khi income tax được thực hiện dưới hình thức rebate như năm ngoái, giảm consumption tax có thể thực hiện nhanh chóng hơn và sẽ có tác dụng tức thì vào nền kinh tế. Nhật bản đã mắc sai lầm năm 1997 tăng VAT làm nền kinh tế tiếp tục chìm sâu vào khủng hoảng, vậy có cơ sở để tin rằng nếu Mỹ làm ngược lại (giảm thuế) thì sẽ giúp nền kinh tế phục hồi nhanh hơn.

Đối với VN, vì thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm thất nghiệp mới chỉ bắt đầu từ năm nay, thay vì cắt giảm 2 loại thuế này chính phủ có thể tạm thời hoãn thực hiện. Tuy nhiên một giải pháp tốt hơn mà tôi đã từ đề suất là vẫn tiếp tục triễn khai luật thuế thu nhập cá nhân nhưng thay đổi tax rate cho những người thu nhập thấp, thậm chí tiến hành chi trả tax rebate hoặc transfer trực tiếp cho các đối tượng nghèo. Với bảo hiểm thất nghiệp và các loại payroll tax khác (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội), có thể hoãn hoặc giảm tỷ lệ đóng góp trong năm nay đồng thời tăng chi trả từ những quĩ bão hiểm này. Riêng với báo hiểm thất nghiệp nên từ bỏ yêu cầu phải đóng đủ 12 tháng mới được nhận tiền bảo hiểm, coi như trong năm đầu tiên chính phủ đứng ra bù lỗ cho quĩ này.

Chính phủ cũng nên xem xét phương án cắt giảm consumption tax, ở VN là VAT. Không nhất thiết phải cắt toàn bộ mà cắt VAT cho những mặt hàng thiết yếu và có tỷ lệ nội địa cao. Tât nhiên ảnh hưởng vào ngân sách sẽ rất lớn, nhưng đây là cái giá phải trả cho một chính sách stimulus trong giai đoạn khó khăn. Nhưng không nên coi fiscal stimulus là giải pháp lâu dài, các chính sách macro luôn là các biện pháp tình thế ngắn hạn. Institutional reform mới là giải pháp dài hạn và cần phải làm dù bất kỳ hoàn cảnh kinh tế nào.


Update: Hal Varian và Mark Thoma có vẻ thiên về phương án kích thích private investment thông qua corporate tax.

Update (08/01): Cùng với personal income tax cut, Obama có phương án giảm corporate tax thông qua tax credit cho các khoản write down trong năm vừa rồi. Tuy nhiên David Altig nghi ngờ khả năng các doanh nghiệp sẽ tăng investment sau khi được giảm thuế, điều mà Hal Varian ở trên hi vọng. Cũng giống như các ngân hàng, vấn đề là không thể bắt ngựa uống nước dù có dắt nó ra bờ sông.

Update (06/02): Robert Barro cho rằng giảm thuế có tác dụng hơn government spending vì nó vừa ảnh hưởng vào incentive vừa có income effect (dù có thể nhỏ hơn government spending). Một điểm quan trọng cần lưu ý với các chính sách giảm thuế (thu nhập) là chinh sách này có trade-off giữa giảm thuế cho nhóm thu nhập thấp (có marginal propensity to consume cao) và nhóm có thu nhập cao (có productivity cao).


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.