Thursday, January 8, 2009

GSO


GDP của VN năm 2008 tăng 6.23%, theo ông Bùi Bá Cường, Vụ trưởng Vụ Thống kê Tài khoảng Quốc gia, Tổng cục Thống kê VN (GSO). Có lẽ Guinness nên ghi nhận kỷ lục công bố thống kê GDP nhanh nhất cho VN vì hầu hết các nước chỉ có thể đưa ra con số thống kê GDP sau một tháng hoặc lâu hơn nữa sau khi chu kỳ thống kê kết thúc. Ngoài ra, bài phỏng vấn ông Bùi Bá Cường của VnEconomy còn có vài điểm đáng chú ý.

- Bộ trưởng (Bộ KHĐT) giật mình: người ta chỉ giật mình khi bị bất ngờ, vậy chứng tỏ ông Bộ trưởng cho rằng tăng trưởng GDP giảm 1/3 (từ 9% xuống 6%) là quá lớn trong hoàn cảnh kinh tế VN và thế giới năm 2008. Hãy nhìn sang Mỹ, Anh, Đức, Pháp, hay gần hơn là TQ, Korea, Singapore, Thailand, Indonesia, có lẽ ông bộ trưởng sẽ thấy tốc độ tăng trưởng 6% của VN quả là một điều kỳ diệu. Không nên quên rằng 6 tháng đầu năm 2008 đã có lúc lãi suất cho vay vượt quá 20% còn 6 tháng cuối năm xuất khẩu liêu xiêu vì khủng hoảng thế giới.

- Thoát ngưỡng nghèo cũng phiền: tôi không hiểu tại sao lại phiền? chúng ta phải tự hào nếu không phải xin viện trợ và vay ODA của các nước khác nữa mới phải chứ. Nếu ông Vụ trưởng cho rằng chúng ta vượt ngưởng $1000/đầu người vì hệ thống thống kê có vấn đề chứ không phải thực chất dân VN đã giàu lên thì phải tìm cách khắc phục các khiếm khuyết trong thống kê chứ. Nếu ông Vụ trưởng cho rằng chỉ số này bị lệch lạc vì chính sách neo cứng tỷ giá USD, tôi ngầm hiểu rằng chính phủ VN đang chạy theo thành tích giảm nghèo bằng cách manipulate tỷ giá.

- Không công bố ICOR: đúng là các cách tính ICOR khác nhau sẽ cho kết quả rất khác nhau. Nhưng không phải là vì thế mà không công bố. Nếu cách tính và số liệu sử dụng được công khai nhiều nhà kinh tế sẽ góp ý cho GSO phương pháp tính tối ưu. Công bố ICOR của các thành phần kinh tế khác nhau trong các năm có thể giúp người dân và các nhà làm chính sách biết được sector nào trong nền kinh tế có tiến bộ và đầu tư hiệu quả nhất. Không chỉ với ICOR, GSO nên công bố (trên website càng tốt) tất cả số liệu và chỉ tiêu kinh tế đã được thống kê cho giới chuyên môn tiếp cận và đánh giá.




No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.