Một truyện "ngụ ngôn" kinh tế học: Nếu một nhà kinh tế đi trên đường thấy 1 tờ $10 rơi dưới đất, anh ta sẽ không cúi xuống nhặt vì, rationally, gần như chắc chắn đó là một đồng tiền giả.
Tương tự như vậy nếu một doanh nghiệp bảo hiểm y tế làm ăn hiệu quả và cạnh tranh được với những hãng bảo hiểm hiện tại, không lý do gì không có một tổ chức tư nhân nào đã đứng ra nắm lấy cơ hội này. Đây là lập luận của Greg Mankiw chống lại ý tưởng cải cách hệ thống bảo hiểm y tế của Obama bằng cách lập ra một doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh với các hãng bảo hiểm y tế tư nhân.
Một lập luận khác của Mankiw là public insurer sẽ luôn được hiểu sẽ được government bailout như Fannie Mae và Freddie Mac một khi insurer đó gặp khó khăn. Điều này sẽ tạo ra unfair competition và có rủi ro cho taxpayer money.
Ngay cả khi government phải có (ex/implicit) subsidy cho public insurer thì đó có phải là điểu xấu không nếu healthcare có positive externality, chưa kể vấn đề social equity? Có thể kế hoạch cải tổ này sẽ làm tăng healthcare quantity (tăng số người được cover) nhưng sẽ làm giảm quality vì sẽ làm giảm lợi nhuận của các hãng thuốc/thiết bị y tế. Cái tradeoff này có đáng để spend taxpayer money không?
Mankiw cho rằng không chắc vì không có cơ sở nào để có thể tin rằng sự xuất hiện của một public insurer sẽ giảm bớt các vấn đề adverse selection hay moral hazard trong healthcare, trừ khi insurer này hoạt động như một social welfare agency chứ không cạnh tranh bình đẳng với private insurers. Phương án public insurer này chỉ là cách mà Obama/Krugman khởi đầu cho một quá trình công hữu hóa toàn bộ hệ thống health insurance của Mỹ. Điều này có tốt hay không, cứ thử nhìn vào public pension system hiện tại thì biết.
Update (06/07): Một bài so sánh healthcare/health insurance system của Mỹ với Pháp và Hà lan. Có vẻ như hệ thống của Úc rất giống hệ thống của Pháp và Hà lan với public insurance cho những dịch vụ healthcare căn bản còn private insurance cho các dịch vụ specialist (public insurance cũng cover cho specialist treatments nhưng bệnh nhân phải xếp hàng nếu không phải emergency, nhiều trường hợp phải xếp hàng 2-3 năm).
Update (08/07): Willem Buiter đưa ra một lý do quan trọng cho việc nationalize health insurance trong tương lai: khi các nghiên cứu về gen phát triển đến một mức độ nào đó, sức khỏe của mỗi người sẽ được xác định khá chính xác khi còn trẻ, do vậy sẽ không còn uncertainty/risk để cơ chế insurance hoạt động. Lúc đó health insurance sẽ chỉ còn có ý nghĩa wealth redistribution từ những người có sức khỏe tốt sang những người có gen bệnh tật. Nếu vậy tốt nhất là chuyển toàn bộ việc financing cho health care từ insurance industry sang government budget. Tuy nhiên một vấn đề đạo đức cần làm rõ là liệu việc redistribution này có hợp lý hay không? Nếu xã hội chấp nhận redistribution trên nguyên tắc sức khỏe (gen) thì có chấp nhận redistribution trên nguyên tắc trí tuệ, nhan sắc, hay chiều cao (như Mankiw đã đề cập đến) hay không?
Không biết cái vụ public insurer sẽ đi đâu về đâu khi ông Obama muốn đến 98% dân số Mỹ sẽ được bảo hiểm y tế. Bây giờ ngân sách thâm thủng và dĩ nhiên sẽ gây tác dụng crowding out và làm giảm output. Còn nhớ cái vụ social retirement khi quỹ social retirement's fund sẽ không còn đồng nào vào năm 2045. Hy vọng public insurer sẽ không lâm vào hoàn cảnh này để mà chưa kịp sinh ra đã bị chết yểu...
ReplyDeleteObama là nhà chính trị khôn ngoan, ông ấy học kinh nghiệm của các tiền bối, nhất là F.D Roosevelt, con đường dễ nhất để duy trì được 2 nhiệm kỳ tổng thống là bơm các liều thuốc an thần cho nước Mỹ để lấy lòng dân, hậu quả tương lai sẽ có người khác gánh. Việc công hữu hóa hệ thống health insurance là một phần nằm trong ý tưởng này.
ReplyDeleteAnh Giang bảo : "Phương án public insurer này chỉ là cách mà Obama/Krugman khởi đầu cho một quá trình công hữu hóa toàn bộ hệ thống health insurance của Mỹ. Điều này có tốt hay không, cứ thử nhìn vào public pension system hiện tại thì biết". Theo ý anh thì như thế nào, dưới góc độ kinh tế ?
@Hoàng Hải Vân: Đưa toàn bộ hệ thống bảo hiểm y tế vào một hệ thống công là một chính sách không tốt về mặt kinh tế. Điều này sẽ làm health insurance giống như pay-as-you-go của pension fund và không sớm thì muộn cũng sẽ bị phá sản, trừ trường hợp nhà nước quốc hữu hóa toàn bộ health care system như các nước XHCN ngày xưa.
ReplyDeleteMột hệ thống health insurance/healthcare/pension công là cần thiết, nhưng nó chỉ nên là một hệ thống social safety net chứ không nên là universal system. Nghĩa là chỉ phục vụ cho những người nghèo không có khả năng mua dịch vụ từ private sector.
1. Ông Krugmanlý luận trên sự việc đã xảy ra, tức là cứ để nhà nước hóa hệ thống bảo hiểm xã hội đi, rồi chúng ta so sánh, có nghĩa là sai thì lúc đó biết. Nếu nó là lửa, thì cháy, phỏng da thậm chí một đợt suy thoái như vừa rồi thì rõ ràng ngay. Rõ ràng, cơ sở lý luận của ông không có tính dự báo và phòng ngừa mà theo kiểu thử và chấp nhận sai
ReplyDelete2. Giáo sư Mankiw, đưa ra lập luận mang tính phòng vệ cảnh báo hơn là rõ ràng. Nó dựa vào ý tưởng rational thinking của con người. Chưa kể ở đây, tính lợi nhuận rất cao, vậy không có lý do gì mà không tin tư nhân không có khả năng tạo ra giá trị cả. Chưa có một tổng thống hay "cán bộ" nào làm tỉ phú cả. Trong khi các tỉ phú thừa khả năng làm cố vấn cho cả một bộ máy chính quyền
@Tran Hoang Thanh: Thực ra lý luận của Krugman cơ bản là dân Mỹ nên có một "public option" khi lựa chọn mua bảo hiểm y tế. Lý do mà Krugman đưa ra là cần phải có một public insurer để tăng tính cạnh tranh trong ngành công nghiệp health insurance. Mankiw thì lo rằng đề nghị của Krugman sẽ mở đường cho nationalize toàn bộ hệ thống healthcare.
ReplyDeleteMankiw, như bác lập luận, cho rằng nationalized/universial system không hiệu quả. Cá nhân tôi cho rằng Mankiw không đúng. Kinh nghiệm cá nhân tôi, và như bài viết này, cho thấy hệ thống universial system của Úc tốt hơn hệ thống hiện tại của Mỹ. Không chỉ Úc, Canada và nhiều nước châu Âu cũng vậy.