Trước đây có một bạn comment trên blog này rằng Fed là một tổ chức tư nhân, có lẽ comment này xuất phát từ một số conspiracy theory về việc Fed bị các private bankers (eg Rothschild family hay Goldman Sachs) kiểm soát. Willem Buiter chỉ ra rằng hệ thống 12 district banks của Fed là privately owned, điều này cũng được một article trên Wikipedia khẳng định. Tuy nhiên việc các district banks là privately owned không có nghĩa Fed (viết tắt của Federal Reserve System) là một tổ chức tư nhân. Thực tế Fed có thể coi là một hiệp hội nghề nghiệp đã được institutionalized thành một regulatory body.
Trước hết cần nhớ lại lý do đầu tiên dẫn đến việc Fed được thành lập năm 1913 là các cuộc bank runs cuối thế kỷ 19 và đặc biệt là Panic of 1907. Bank run xảy ra khi các ngân hàng hoạt động theo cơ chế fractional reserve system (nên nhớ cơ chế này hoàn toàn không phụ thuộc vào sự tồn tại của central banks hay đồng tiền lưu hành là fiat money hay commodity based như gold standard). Fed được thành lập với mục đích ban đầu là một lender of last resort (LOLR) và có thể coi đây hoàn toàn là một tổ chức tư nhân hay một hiệp hội nghề nghiệp có một chức năng nhất định.
Cần lưu ý rằng LOLR không nhất thiết chỉ là chức năng của central banks. Một số ngân hàng tư nhân hoàn toàn có thể tự tập hợp nhau lại, bỏ vốn vào một quĩ chung để làm chức năng LOLR khi một thành viên gặp khó khăn. Hiển nhiên tổ chức này phải có một số qui định về quản lý rủi ro cho các thành viên của mình, đồng thời phải có quyền giám sát các thành viên tuân thủ theo các qui định đó. Do vậy tôi không tán thành Willem Buiter phê phán việc các private banks có quyền bầu ra presidents của các district banks trong hệ thống Fed. Nên xem các district banks này là các tổ chức nghề nghiệp, các private banks có quyền tham gia hoặc không tham gia, và một khi họ là thành viên thì họ phải có quyền bầu ra president của mình.
Một câu hỏi đặt ra là có nên/cần phải instituitionalize hệ thống 12 tổ chức/hiệp hội nghề nghiệp của các banks thành một statustory body hay không? Nghĩa là một tổ chức được luật pháp bảo hộ và enforce, thay vì chỉ có by-laws như các hiệp hội nghề nghiệp khác. Một vấn đề quan trọng nữa là có nên/cần để 12 district banks này độc lập với nhau hay không, và nếu không hoàn toàn độc lập thì cơ chế nào kết nối các districk banks này. Thực ra trước khi Fed được thành lập đã có nhiều local banks thực hiện chức năng LOLR và cả deposit insurance, tuy nhiên cuộc khủng hoảng 1907 cho thấy hệ thống này không chắc chắn và phu thộc rất nhiều vào một vài bankers lớn như J.P. Morgan. Việc Fed thành lập năm 1913 là trả lời cho 2 câu hỏi trên của những người sáng lập ra nó (Woodrow Wilson): cần phải institutionalize các district banks và phải liên kết chúng lại trong một hệ thống thống nhất.
Cho đến thời điểm này tôi cho rằng đây là một quyết định đúng. Nhiều người (ủng hộ gold standard) có thể phản đối chức năng in tiền và điều hành monetary của Fed và các central banks nói chung, nhưng tôi nghĩ sẽ ít người phản đối lập luận của tôi là một hệ thống LOLR liên kết với nhau và được institutionalized là cần thiết và hiệu quả. Sau khi Fed ra đời, các tổ chức tư nhân (private banks) trước đây cung cấp dịch vụ LOLR đã biến mất dù luật pháp Mỹ không cấm. Bank run cũng chấm dứt cho đến cuộc khủng hoảng hiện tại, khi mà các shadow banks đã phát triển quá lớn nhưng không được quản lý trong hệ thống Fed.
Như Bác Giang nói thì việc chuyển đổi một số shadow banks thời gian vừa qua thành commercial banks là một hình thức áp đặt sự quản lý của FED lên những banks này. Vậy Bác có gợi ý gì về việc hình thành một tổ chức tương tự FED hoặc FED được mở rộng quyền kiểm soát của mình lên các shadow banks sau cuộc khủng hoảng này hay không
ReplyDeleteThanks
@Anonymous: Năm ngoái tôi có viết một entry thắc mắc về lý do GS và MS chuyển đổi thành commercial banks. Tôi không nghĩ thời điểm đó Fed buộc các investment banks này phải chuyển đổi mà bản thân họ có những động cơ nào đó, có thể đơn giản chỉ là trấn an thị trường.
ReplyDeleteCách đây khoảng 1-2 tháng báo chí có nói nhiều đến việc cải tổ Fed và giao thêm quyền cho Fed quản lý các investment banks. Cũng có để nghị thành lập một cơ quan mới quản lý các shadow banks (hedge funds, investment banks). Một hướng mới cũng được thảo luận gần đây là macro prudential (anti-cyclycal) regulation thay vì chỉ có micro regulation như Basel II trước đây.
Tôi prefer phương án tách chức năng regulation ra khỏi chức năng LOLR và monetary policy của central banks. Nhưng có lẽ ai quản lý không quan trọng bằng quản lý như thế nào.
Fed la to chuc tu nhan duoc thanh lap va quan ly boi gia dinh Roth schild
ReplyDelete