Cách thức các Congressmen "tra hỏi" Bernanke đã làm James Hamilton, người đã biết Bernanke trong 25 năm qua, nổi giận. Hamilton cho rằng 99.9% số Congressmen có integrity kém Bernanke, chứ đừng nói gì intellectual. Tuy nhiên như khá nhiều comment trong entry này của Hamilton, vấn đề là Congress muốn điều tra liệu Fed có vượt quá thẩm quyền của mình hay không chứ không phải về integrity hay IQ của Bernanke.
Willem Buiter, một cựu central banker, cho rằng Bernanke và Paulson đã sai lầm vảo thời điểm đó vì 2 lý do. Thứ nhất việc này sẽ gia tăng moral hazard và monopoly power của các ngân hàng lớn. Thứ hai lẽ ra ML có thể được chuyển thành một commercial bank như Goldman Sachs và Morgan Stanley đã làm rồi nếu bị insolvent thì FDIC sẽ ra tay. Trong trường hợp một commercial bank bị phá sản, FDIC có thể áp dụng Special Resolution Regime trong Chapter 11 để restructure lại bank đó và vẫn giữ được hoạt động (sau khi có thay đổi management và ownership). Điều này vừa tránh được sự can thiệp thái quá của Fed và Treasury vào hoạt động của một công ty tư nhân (trong trường hợp này là BoA bị ép phải mua ML), vừa tránh tạo ra một gánh nặng lớn hơn cho Fed vì phải bailout cho BoA không lâu sau đó.
Buiter đúng ở vế thứ nhất, nhưng có lẽ ý tưởng convert ML thành một commercial bank như GS hay MS là không hiện thực vào thời điểm tháng 12/08. Thứ nhất đây là thời điểm nhạy cảm khi Obama chưa nhậm chức nên bất kỳ một biến động lớn nào sẽ khó có policy action tương ứng. Thứ hai nếu ML được xử lý theo Chapter 11 như Buiter mô tả thì phần lớn unsecured debt sẽ bị write off và debt-to-equity sẽ thực hiện cho hầu hết các chủ nợ của ML. Vấn đề là ML lúc đò là một investment bank, dù có chuyển thành commercial bank thì không thể trong một thời gian ngắn biến toàn bộ số liability của mình thành FDIC insured liability. Do vậy debt-to-equity chắc chắn sẽ gây ra một dây chuyền write-off tiếp theo trong giới investment banks (đã wholesale funded cho ML trước đó). Đây sẽ là một cơn địa chấn lớn không kém Lehman Brother phá sản.
Tuy nhiên bài của Buiter có một ý rất quan trọng là central banks nếu chỉ được giao quản lý monetary policy (thay đổi interest rate/money supply) thì có thể là independent institution (không phụ thuộc vào chính phủ). Nhưng nếu được giao cả chức năng financial stability, trong trường hợp của Fed là phải bailout các too-big-to-fail banks thì sẽ không thể independent được nữa. Ngoài ra, theo Nick Rowe, so với monetary policy chức năng đảm bảo financial stability còn thiếu clarity, transparency, responsibility, và governance.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.