Tuesday, July 21, 2009

Blogging


Felix Salmon có một bài viết khá hay về blogging, theo quan điểm kinh tế. James Kwak cũng thêm vào một số lời khuyên cho các bloggers mới "vào nghề". Một điểm rất quan trọng mà Salmon nhấn mạnh là blog khác với newspapers ở chỗ nó là một conversation media. Một bài báo sau khi viết xong là chấm dứt, trong khi một blog entry chỉ là bắt đầu của một conversation, không chỉ là comment/discussion trong entry đó mà còn là một dây chuyền thảo luận trong thế giới blog. Có lẽ blog chưa thể thay thế được báo chí truyền thống trong tương lai gần, nhưng nó là một kênh thông tin đang ngày càng giao thoa với báo chí.

Update (22/07): Top 25 economic blogs by WSJ.


1 comment:

  1. Có rất nhiều điểm Blog khác với báo chí (newspapers):

    1- Báo chí thu được tiền, Blog thì không (tuy Blog vẫn có thể quảng cáo kiếm tiền được nhưng rất hiếm và rất khó, không phổ cập). Một bài báo phải có giá trị như một thương phẩm. Một bài đăng trên Blog không có yêu cầu này, tuy nhiều bài trên các Blog rất có giá trị. Nhưng dù sao thì một người có thể sinh sống được với những bài báo nhưng không thể sinh sống được bằng các entries.
    2- Tòa báo và người viết báo phải chịu trách nhiệm pháp lý về thông tin, nên thông tin buộc phải chính xác (tất nhiên có nhiều, thậm chí rất nhiều trường hợp không chính xác, nhưng đó là chuyện khác). Blog không bị ràng buộc vấn đề này, nên đúng sai trên Blog phụ thuộc hoàn toàn vào tư cách Bloggers.
    3-Một bài đã đăng báo thì không thể sửa (tuy có thể cải chính, nhưng số người đọc cải chính rất ít so với số người đã đọc bài báo). Một bài đăng trên Blog có thể sửa được liền.
    4- Một tờ báo phải chính danh (ở nhiều nước ra báo không cần xin phép, nhưng ít nhất cũng phải có địa chỉ và những người chịu trách nhiệm). Một Blog có thể nặc danh, rất nhiều Blog không có người chịu trách nhiệm. Cho nên kiện một tờ báo thì dễ, nhưng kiện một Blogger thì phần lớn trường hợp là bất khả thi vì không thể tìm ra người để kiện.
    5- Báo chí cung cấp tin tức, một phần cung cấp kiến thức. Còn Blog chủ yếu để chia sẻ (ý tưởng, quan niệm, tình cảm...), tin tức và kiến thức trên Blog không có giá trị nếu Blog đó không chính danh.
    6- Người viết Blog có thể thể hiện hết quan điểm, sở thích, phong cách của mình qua bài viết. Người viết báo thì bị giới hạn, ít nhất là giới hạn bởi quan điểm của tòa báo. Anh có thể hiện "nguyên hình" chính anh trên Blog của anh, nhưng anh không thể hiện "nguyên hình" anh trên báo.
    7- Báo chí vẫn có thể giao lưu được với người đọc thông qua mục OP-ED hoặc đăng trực tiếp vào các trang báo, nhưng việc giao lưu này là "có chọn lọc" và không tức thời. Blog có thể giao lưu tức thời không hạn chế, nhưng "rủi ro" phải trả là sẽ có rất nhiều comments nói năng kém văn hóa mà không có người chịu trách nhiệm (nhiều Bloggers xóa những comments này tương đối mỏi tay, nhưng nếu "kiểm duyệt" thì sẽ bị quy kết là "thiếu dân chủ").

    Do những sự khác biệt trên đây Blog khó có thể thay thế được báo chí truyền thống. Ngay cả báo mạng, với đặc điểm thông tin gần giống báo in nhưng tính cập nhật lại cao hơn rất nhiều so với báo in, vẫn khó có thể thay thế được báo in. Điều này còn do thói quen của nhân loại nữa.

    Với sự phát triển rất mạnh và ngày càng đa dạng của thế giới Blog, những người làm newspapers buộc phải cải cách để không giảm số lượng bạn đọc, như trước đây người ta đã phải cải cách khi xuất hiện truyền hình và gần đây khi xuất hiện thông tin mạng.

    Và ở Mỹ người ta bắt đầu đặt lại vấn đề : Như thế nào là một nhà báo ? Liệu một Blogger có phải là một nhà báo hay không ?

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.