Friday, July 3, 2009

Investor Keynes


Một trong những điều tôi "dị ứng" với Austrian economics là hầu như bất kỳ bài viết nào của trường phái này cũng trích dẫn Hayek, hệt như trước đây ở VN lúc nào cũng phải trích dẫn Mác-Lê. Đành rằng Hayek hay Marx/Lenin có những đóng góp quan trọng vào kho kiến thức của nhân loại, nhưng tôi nghĩ một ngành khoa học không thể phát triển được nếu người ta cứ chỉ quanh quẩn với những ý tưởng của các vĩ nhân đó dù hàng chục năm, trăm năm đã trôi qua.

Cũng tương tự như vậy, tôi đã cảm thấy uneasy với những bài báo gần đây của Krugman và nhiều người theo trường phái này khi liên tục nhắc đến John Maynard Keynes, dù rằng tôi rất ngưỡng mộ Keynes và đã đặt một trích dẫn của ông lên header của blog này. Có lẽ không phải chỉ mình tôi cảm thấy như vậy mà Greg Mankiw, một nhà kinh tế có thể classify vào nhóm New-Keynesian, cũng muốn chống lại xu hướng thần thánh hóa Keynes đang diễn ra. Tuy nhiên tôi không tán thành việc Mankiw trích dẫn một phần bài viết của Scott Sumner, một Chicago economist, dè bửu investor Keynes. Việc viện dẫn thất bại trong đâu tư của Keynes khi market crash năm 1929 rồi Keynes được cha ông bailout để chứng minh rằng Keynes là một nhà đâu tư tồi, do vậy General Theory của ông cũng sai, theo tôi là một personal attack. Tôi không biết nhiều về Scott Sumner nhưng hơi thất vọng khi Mankiw dùng tactic này để công kích việc thần tượng hóa Keynes.


3 comments:

  1. Hầu hết những nhà chính trị học, kinh tế học và sử gia đều làm như vậy anh Giang ơi. Điều này có thể chấp nhận được trong chừng mực những nghiên cứu của họ dựa trên những thành quả của những nghiên cứu của người đi trước. Trong khoa học, nhất là khoa học xã hội, không có một "phát kiến" nào là độc lập với hệ thống kiến thức của nhân loại cả.

    Điển hình của "tầm chương trích cú" là hệ tư tưởng Tống Nho ngày xưa. Nhưng cái không thể chấp nhận được của Tống Nho là việc nó bài bác, thủ tiêu những tư tưởng khác nó, chứ không phải là việc nó trích dẫn Khổng-Mạnh.

    Cho nên vấn đề là giá trị tự thân của những nghiên cứu đó, chứ không phải là những lời trích dẫn Hayek hay Keynes. Tôi đọc các bài viết của anh Giang, đều thấy anh trích dẫn ai đó. Ngay cả những kiến thức, lý thuyết, công cụ, thuật ngữ anh sử dụng đều là thành quả của ai đó, dù anh có trích dẫn hay không.

    Việc khó chịu với những trích dẫn (thú thật tôi cũng hơi dị ứng với việc anh Giang lấy cái câu của Keynes làm slogan trên Blog của anh)là quyền của mỗi người, nhưng không nên tính nó là một "tham số" khi khi nhận xét giá trị của một lý thuyết hoặc một nghiên cứu.

    ReplyDelete
  2. Việc trích dẫn ai đó khác với việc trích dẫn chỉ 1 người hay 1 hệ tư tưởng. Chẳng ai dị ứng với việc trích dẫn ai đó.
    Em thấy anh Giang trích dẫn rất nhiều người, rất nhiều trường phái khác nhau và cái hay của anh Giang là nêu lên được nhận xét của mình sau khi trích dẫn. Phân tích được từng phần của trích dẫn, đồng ý phần nào, phản bác phần nào chứng không hề "thần thánh hóa" bất kể một ai.

    ReplyDelete
  3. "Thần thánh hóa" một ai chưa hẳn đã xấu, không "thần thánh hóa" một ai chưa hẳn đã tốt. Chúng ta không bài bác những tín đồ Thiên chúa giáo khi họ "thần thánh hóa" Đức Jesus, chúng ta không bài bác các Phật tử khi họ "thần thánh hóa" Đức Thích Ca. Bạn Nhat Nam thấy có đúng không ?

    Vấn đề tôi muốn nói là tự do tư tưởng. Tự do tư tưởng bao hàm sự khoan dung và khiêm nhường. Nếu chúng ta coi ai đó "thần thánh hóa" ai đó là một cái tội, thì rất có khả năng khi trở thành người cầm quyền chúng ta sẽ đàn áp người mà chúng ta kết tội.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.