Sáng nay đọc SGTT thấy tin này, trong đó trích dẫn ông Bùi Bá Cường, vụ trưởng vụ Thống kê Tài khoản Quốc gia: "Ông tiết lộ con số chưa từng công bố: tiêu dùng của người dân đã suy giảm nghiêm trọng ở mức âm 10% trong nửa đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này mâu thuẫn với con số tăng trưởng tổng mức bán lẻ 8,8% trong cùng kỳ, mà tổng cục Thống kê vừa công bố. “Như vậy có nghĩa là tiêu dùng của khu vực nhà nước tăng cao do chi tiêu ngân sách tăng, nhưng tiêu dùng của hộ gia đình là giảm. Người dân đã thắt chặt hầu bao”, ông nói."
Nếu tôi hiểu không nhầm thì ông Cường nói "tiêu dùng của người dân" nghĩa là "personal/private consumption", một thành phần quan trọng trong National Accounts (là C trong công thức GDP=C+G+I+NX). Còn "tổng mức bán lẻ" có nghĩa là "retail sales", một chỉ số thống kê không nằm trong NA mà được các cơ quan thống kê quốc gia khảo sát riêng. Tôi không biết cách thống kê của 2 chỉ số này ở VN thế nào, nhưng ở đa số các nước private consumption của NA là real value còn retail sales là nominal value. Do vậy retail sales thường có tăng trưởng lớn hơn private consumption vì còn bao gồm inflation nữa. Nếu theo thông lệ này thì tăng trưởng của retail sales của VN trong 6 tháng đầu năm nay so với 6 tháng đầu năm 2008 phải cao hơn tăng trưởng private consumption nhiều vì lạm phát trong năm 2008 rất cao, trừ khi tăng trưởng retail sales mà ông Cường đề cập đến dựa trên retail sales volumn, nghĩa là đã loại trừ yếu tố lạm phát. (Update 09/07: Xem comment của Linh ở dưới.)
Tuy nhiên đáng ngại hơn là con số -10% tăng trưởng private consumption mà ông Cường cho biết. Vì C chiếm tỷ trọng khá lớn trong GDP (khoảng 65% trong năm 2007), việc C giảm 10% so với cùng kỳ rất có thể làm tăng trưởng GDP cùng kỳ âm trừ khi G và I tăng đủ mạnh để bù lại. Dù sao đi nữa tôi rất bi quan về tăng trưởng kinh tế của VN năm nay.
Update (09/07): Rebel Economist đề suất một indicator đặc biệt cho global economy: nồng độ CO2 trong không khí. Nếu bạn tin vào tác động của các hoạt động kinh tế vào global warming thì mỗi khi có recession nồng độ CO2 trong không khí sẽ giảm. Rebel Economist đã thấy hiện tượng này trong các lần recession trước đây, nhưng lần này thì không.
Đây là chuyện thuộc vào loại "chuyện lạ" trong thống kê ở nước ta. Nó là như thê này :
ReplyDelete1- Tổng GDP được "bổ" làm hai phần : tổng tích lũy và tổng tiêu dùng cuối cùng. Tỉ lệ của hai phần này vào năm 2007 là : tổng tích lũy chiếm 41,65% và tổng tiêu dùng cuối cùng chiếm 70,92%. Hai phần này cộng lại vượt quá 100% là do chênh lệch cán cân thương mại (nhập siêu cao).
2- Trong tổng tiêu dùng cuối cùng bao gồm tiêu dùng Nhà nước và tiêu dùng "của người dân", tỉ lệ tiêu dùng Nhà nước chiếm 6,07% GDP, tiêu dùng "của người dân" chiếm 64,85% GDP (cũng lấy tỉ lệ của năm 2007).
3- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ không trùng với tổng tiêu dùng cuối cùng, bởi lẽ khi tính tổng tiêu dùng cuối cùng, ngành thống kê Việt Nam còn tính thêm phần "tự sản tự tiêu", tức là nuôi một con gà rồi làm thịt ăn luôn, không qua mua bán trên thị trường (Tổng cục thống kê tính phần này bằng điều tra sản lượng, rồi đem nó trừ đi phần xuất khẩu và phần bán trên thị trường). Phần "tự sản tự tiêu" này năm 1995 chiếm tới 35,3%, năm 2008 giảm xuống còn 6,8%.
4- Tổng mức bán lẻ 6 tháng đầu năm 2009 tăng 8,8% là đã trừ yếu tố lạm phát (tất cả các con số thống kê đều đã trừ yếu tố này). Do đó con số này rất đáng ngờ. Theo tôi thì phát biểu của ông Cường là rất có lý và phù hợp với những quan sát thực tế. Nếu vậy thì để có tổng mức bán lẻ dương 8,8%, tiêu dùng nhà nước vốn chiếm tỉ trọng thấp như đã nói, phải tăng đột biến rất cao. Nhưng điều này là không thể xảy ra, bởi lẽ dù gói kích cầu lớn đến đâu thì phần lớn cũng dùng cho đầu tư, còn việc tăng lương thì mới đây, nhưng việc tăng lương thì mới đây thôi nhưng cũng sẽ biến thành tiêu dùng cá nhân. Do vậy, tiêu dùng Nhà nước có thể tăng, nhưng không thể tăng nhiều.
Không biết điều gì sẽ diễn ra nếu lấy con số dương 8,8% tổng mức bán lẻ, con số âm 10% của ông Cường đối chiếu với con số chi tiêu thật của Chính phủ và con số tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm ?
Ôi dào bác Giang ơi, bác tin làm gì mấy con số mà ông Cường nói. Con số 8.8% tăng trưởng tổng mức bán lẻ của tổng cục thống kê còn chưa dám tin thì nghe 1 câu nói bâng quơ của mấy ông quan chức Việt Nam để làm gì. Em cá với bác là khi có người hỏi ông Cường là số -10% đấy lấy từ đâu ra thì ông ta chịu, hoặc là ước đoán từ một mẫu rất nhỏ, không đủ tính đại diện nào đó.
ReplyDeleteGiống kiểu đợt năm 2008, mấy ông phòng thương mại công nghiệp cứ kêu ầm lên là 60% làng nghề Việt Nam phá sản đến nơi. Thật sự không hiểu các ông ý có biết khái niệm làng nghề cụ thể là gì, có bao nhiêu làng nghề ở Việt Nam và thế nào gọi là phá sản nữa không mà suốt ngày lên báo chí nói bừa bãi, chẳng có căn cứ gì.
Đây là thông tin từ Thống kê tháng 6/2009 của GSO:
ReplyDeletehttp://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=06/2009
"Nhờ triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng và đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa nên tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2009 theo giá thực tế ước tính đạt 547,5 nghìn tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2008. Nếu loại trừ yếu tố giá thì tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng tăng 8,8%"
http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=06/2009
Cám ơn bác Vân và bác Linh đã giúp tôi sáng tỏ con số retail sales 8.8% là đã loại bỏ yếu tố lạm phát.
ReplyDeleteVào link của bác Linh gửi đọc được câu này: "Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương...", đây là nguyên nhân chính dẫn đến con số 8.8% nói trên?
Co' mot cai don gian nhu phia sau, em biet la minh tinh sai nhung khong hieu cu the sai o cho nao, neu co' thoi gian anh Giang co' the giai thich cho em duoc khong a ?
ReplyDeleteGia su mot nen kinh te ki'n (khong trao doi voi ben ngoai) chi co':
+) mot cong dan A
+) Microsoft
+) Nestle'
*) A lam viec cho M$ va duoc tra luong $700
*) Microsoft san xuat duoc 25 ban Windows = 25 x $40 = $1000
*) Nestlé san xuat duoc 200 banh my` = 200 x $1 = $200
+) A an het 200 banh my`, mua 5 ba?n Windows, consumption = C = $200 + 5 x $40 = $400
+) Output = GDP = Y = 25 ba?n Windows + 200 banh my` = $1000 + $200 = $1200
+) Khong co' government nen government spending = G = $0
+) Investment = salary Microsoft tra? cho A = I = $700
Den day thi Y - C - I - G = $1200 - $400 - $700 - $0 = $100 > 0 ???
+) Savings cua A = salary - consumption = $700 - $400 = $300
+) Savings cua Microsoft = output (25 Windows) - sale (5 windows) - cost (investment) = $1000 - $200 - $700 = $100
+) Saving cua Nestle' = $0 (lam duoc bao nhieu thi ban sach)
National savings = S = $300 + $100 + $0 = $400
Con so nay chac cung sai, nhung sai o dau a ?
Cam on anh Giang.
Quang
@Quang: Ví dụ của em "không thực tế" nhưng không sao :-)
ReplyDeleteGiả định: cả Microsoft và Nestle không cần intermediate input để làm ra Windows và bánh mì, do vậy output=value added. Ngoài ra bánh mì của Nestle từ trên trời rơi xuống, không cần lao động nên không phải trả lương :-)
GDP = total value added = total output = 1200
C = 200 + 200 = 400
I = Investment + Inventory, trong trường hợp này Investment=0 (tiền công lao động được tính vào value added rồi chứ không phải investment) còn inventory=800 (số Windows không bán được). Do vậy I=0+800=800.
G=0
NX=0
Do đó GDP=C+I=400+800=1200=output
Private saving=household saving + corporate saving. Trong trường hợp này household saving=700-400=300
corporate saving=Microsoft saving + Nestle saving=(1000-700) + (200 - 0)=500
Do đó total saving = 800 = I
Cam on anh Giang da giai thich, got it :-) !
ReplyDeleteKien thuc ve phan nay em chua nam vung lam nen khong phan biet duoc investments va intermediate goods.
Hom truoc con co' 1 vi du trong sach cua Mankiw: Bill Gates ba'n 10 ban Windows cho Nhat thu duoc 2000 yens, nhu the co' nghia la hold asset cua Nhat = investment vao Nhat, cai nay cung lam em rat lung tung.
Quang