Trong một cuộc phỏng vấn với báo SGTT, ông Bùi Bá Cường, Vụ trưởng Vụ Thống kê Tài khoản Quốc gia cho biết tổng tiêu dùng của người dân đã giảm 10% trong 6 tháng đầu năm 2009 (so với 6 tháng đầu năm 2008). Mức suy giảm này có thể nói là vô cùng trầm trọng, ngay cả nếu so sánh với những nước là trung tâm của cuộc khủng hoảng hiện tại như Anh và Mỹ. Hầu hết các Nhiều nước trên thế giới có tỷ lệ tiêu dùng cuối cùng của người dân trên GDP vào khoảng 60-80%, do vậy tổng tiêu dùng cuối cùng của người dân có đóng góp rất quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Trong hệ thống tài khoản quốc gia (National Accounts), tổng sản phẩm quốc nội được định nghĩa là GDP = C + G + I + X – M, trong đó C là tổng tiêu dùng cuối cùng của người dân, G là tổng tiêu dùng cuối cùng của chính phủ, I là tổng đầu tư bao gồm cả tồn kho, X là xuất khẩu và M là nhập khẩu. Đôi khi hai thành phần X – M được gộp lại chung thành NX, nghĩa là cán cân thương mại. Do vậy tốc độ tăng trưởng của GDP sẽ là trung bình trọng số tăng trưởng của từng thành phần nói trên, với trọng số là tỷ lệ đóng góp của mỗi thành phần trong GDP. Ở Việt nam, tỷ trọng của C là 65%, G là 6%, I là 42%, NX là -13%. Cán cân thương mại có trọng số âm vì Việt nam trong thời gian vừa qua luôn có thâm hụt ngoại thương, nghĩa là xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu.
Với trọng số của tổng tiêu dùng cuối cùng của người dân (C) là 65%, nếu trong 6 tháng đầu năm C giảm 10% thì đóng góp của thành phần này vào GDP là âm 6.5%. Theo Thông cáo báo chí của TCTK, GDP trong 6 tháng đầu năm tăng 3.9%, nghĩa là chênh lệch giữa tăng trưởng GDP và tăng trưởng tiêu dùng cuối cùng của người dân là 3.9 – (-6.5) = 10.4%. Trong giai đoạn từ 1996 đến 2007, chênh lệch tăng trưởng này thường giao động trong khoảng +/-1%. Con số cao nhất trong lịch sử là 3.7% vào năm 2000, năm mà kinh tế Việt nam phải chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và chính phủ cũng phải có một số biện pháp kích cầu để giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế. Như vậy mức chênh lệch hiện tại lên đến 10.4%, gần gấp 3 lần so với kỷ lục cũ, cho thấy tác hại nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng toàn cầu vào nền kinh tế Việt nam.
Trong các thành phần còn lại của GDP, cũng theo Thông cáo báo chí của TCTK, cán cân thương mại (NX) đã sụt giảm rất mạnh trong 6 tháng đầu năm. Thâm hụt thương mại đã giảm 83% so với 6 tháng đầu năm 2009 do tốc độ tăng trưởng nhập khẩu giảm nhanh gấp 3 lần tốc độ xuất khẩu (-34.1% so với -10.1%). Tạm bỏ qua ảnh hưởng do thay đổi giá cả xuất nhập khẩu tính theo USD, phần đóng góp của NX vào tăng trưởng GDP là 10.7% (-83% x -13%). Như vậy chỉ riêng phần sụt giảm thâm hụt thương mại đã bù hoàn toàn vào phần sụt giảm do tiêu dùng cuối cùng (-6.5%). Tổng hợp hai yếu tố này góp phần làm GDP tăng (-6.5) + 10.7 = 4.2% trong 6 tháng đầu năm 2009. Do đó hai yếu tố còn lại (G+I) phải có đóng góp âm bằng 3.9 - 4.2 = -0.3%.
Trong hai yếu tố này, G có trọng số rất nhỏ (6%) và chủ yếu bao gồm chi tiêu thường xuyên của chính phủ nên khả năng thay đổi và đóng góp vào tăng trưởng GDP sẽ không đáng kể. Như vậy có thể nói phần đóng góp âm -0.3% nói trên chủ yếu do đầu tư (I) giảm sút. Vì I có trọng số 42% nên để thành phần này làm giảm -0.3% GDP thì tổng đầu tư phải giảm 7.1% trong giai đoạn này. Như vậy chính sách “kích cầu” thông qua bù lãi suất, hay chính xác hơn là “kích đầu tư”, mặc dù làm tổng đầu tư khu vực trong nước tăng 35% (theo giá thực tế) nhưng đã không đủ để bù cho phần giảm sút rất mạnh của đầu tư nước ngoài (-18.4%).
Tóm lại, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã và đang có ảnh hưởng rất xấu đến kinh tế Việt nam. GDP của Việt nam tăng 3.9% trong 6 tháng đầu năm, nếu chính xác, hoàn toàn do thâm hụt thương mại thu hẹp chứ tất cả các hoạt động kinh tế nội địa đều sụt giảm. Chính sách kích cầu của chính phủ, mặc dù giúp các ngân hàng trong nước tiếp tục có lãi lớn trong 6 tháng đầu năm, nhưng không vực dậy được tổng đầu tư xã hội. Hơn thế nữa có thể nói các chính sách “kích cầu” đã không đạt được mục đích giúp tổng cầu tăng, thể hiện rõ qua việc tiêu dùng cuối cùng của người dân đã sụt giảm mạnh. Tình hình kinh tế thế giới trong nửa sau năm 2009 chưa có gì sáng sủa nên khả năng cán cân thương mại của Việt nam nếu có tiếp tục cải thiện cũng sẽ chủ yếu do nhập khẩu thu hẹp. Đầu tư nước ngoài cũng chưa thể có đột biến, trong khi chính sách “kích đầu tư” của chính phủ sẽ không thể kéo dài quá lâu. Vậy tiêu dùng cuối cùng của người dân, một thước đo quan trọng cho mức sống của đại đa số dân chúng, nhiều khả năng sẽ tiếp tục sụt giảm.
Update: Trong một báo cáo của IMF tháng 4/2009, tổ chức này cũng dự báo trong năm 2009 NX sẽ có đóng góp vào tăng trưởng GDP của VN khoảng +10%, I khoảng -8%, còn C+G khoảng +3%. Như vậy trong 6 tháng đầu năm dự báo này đã khá chính xác với NX và I, nhưng có sai số lớn với tiêu dùng cuối cùng (C+G). Trong đồ thị bên dưới, có thể thấy đóng góp của NX và I đã đổi chiều cho nhau so với 5 năm trước đây.
Update (16/04): Trong phần viết trên, tôi sử dụng số liệu GDP năm 2007 (nguồn từ Key Indicators của ADB) để tính tỷ trọng của các thành phần C, G, I, NX trong GDP. Đây là số liệu official cuối cùng mà tôi có thể tìm được, tuy nhiên tôi nghĩ các con số về tỷ trọng này trong 6 tháng đầu năm 2008 không có nhiều thay đổi lắm so với cuối năm 2007. Vấn đề là khi tính tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ, phải dùng tỷ của năm gốc hay tỷ trọng hiện tại? Bình thường đây không phải là vấn đề quan trọng vì các con số tỷ trọng thay đổi rất chậm, nhưng trong trường hợp VN vừa qua khi C giảm 10% còn NX giảm 83% thì tỷ trọng sẽ có thay đổi đáng kể. Để giải tỏa thắc mắc này tôi derive lại công thức tính tốc độ tăng trưởng GDP giữa hai kỳ như sau:
Như vậy có thể thấy rằng khi tính tốc độ tăng trưởng cùng kỳ, tỷ trọng của các thành phần phải là tỷ trọng của năm gốc. Cho nên các con số tỷ trọng tôi dùng trong tính toán ở trên có thể chấp nhận được nếu 6 tháng đầu năm 2008 không quá khác cuối năm 2007. Nhưng sang năm nếu tính tốc độ tăng trưởng sẽ phải dùng tỷ trọng của năm 2009 vì những con số này đã thay đổi đáng kể.
Update (17/07): Bizarre or creative: Một PhD candidate ở Chicago uni, Alexi Savov, đưa ra ý tưởng dùng sản lượng rác làm thước đo cho private non-durable consumption. Theo Savov, chỉ số này đo fluatuation của consumption tốt hơn các thống kê chính thống về consumption của government. Điều này giúp giải thích được equity risk premium puzzle, điều mà cho đến giờ giới financial academic vẫn đang nhức đầu. Savov cho biết số lượng rác thải có correlation rất cao với stock index, đặc biệt là ở Nhật (90%).
Anh Giang thân,
ReplyDeleteTôi chợt nghĩ lập luận của bài là dựa trên con số GDP sáu tháng đầu năm tăng 3,9%. Giả thử GDP sáu tháng đầu năm không tăng 3,9% mà chỉ tăng 1%, chẳng hạn thì mức tăng/giảm các thành phần cấu thành GDP sẽ thay đổi. Điều mỉa mai là nếu GDP tăng thấp hơn 3,9% thì tình hình sút giảm đầu tư và tiêu dùng không tệ như trong bài anh phân tích. Hay nói cách khác, nếu con số GDP bị cooked up thì phải thừa nhận kích cầu không có hiệu quả!!!
@NVP: Tôi đã phải nhấn mạnh vài lần là tôi giả định con số 3.9% chính xác. Nếu GDP không tăng 3.9% mà nhỏ hơn, đúng như anh nói là tác động lên I sẽ đỡ tệ hơn, tuy nhiên lại phải giả định tiếp là các con số C và NX chính xác. Cho nên thôi cứ chấp nhận số của TCTK và phân tích những con số đó, biết đâu tìm ra được một điều gì đó.
ReplyDeleteNgoài lề: chắc anh cũng biết có 3 phương pháp tính GDP: theo income, theo value added, và theo consumption. Tôi đoán TCTK dùng phương pháp income hoặc value added vì có thể lấy số liệu từ TC Thuế. Nếu vậy số liệu về consumption chỉ là ước tính nên sẽ không chính xác, cho nên sai số khi làm growth accounting sẽ rất lớn.