"Obama said in a press conference he was against the controversial "Buy American" provision in his administration's $787 billion economic stimulus package, but did not oppose the measure and signed the recovery bill in February because stimulus was urgently needed to help the U.S. economy." (Nguồn: AHN).
Phong trào "buy American", nghĩa là vận động người dân Mỹ mua hàng hóa của nước mình để thể hiện lòng yêu nước, đã có từ thời Great Depression 1929-1933 và sau đó đa lan ra nhiều nước trên thế giới. Cho đến thời điểm này, đa số các nhà kinh tế đều chống lại các hình thức trade protection nói chung và những phong trào kêu gọi mua hàng hóa trong nước nói riêng như vậy. Trích dẫn bên trên cho thấy ngay cả TT Obama cũng không ủng hộ chính sách này, dù rằng không ai dám nói ông không yêu nước Mỹ.
Một trong những bài học lịch sử quan trọng nhất cho các chính sách phát triển kinh tế là tự do hóa thương mại luôn đem lại thịnh vượng cho các nền kinh tế theo đuổi chính sách này. Bài học phát triển của Japan, rồi sau đó là các con hổ châu Á, và gần đây nhất là TQ càng khẳng định qui luật này. Đó là lý do tại sao có rất nhiều nước xếp hàng gia nhập WTO chứ chưa thấy có thành viên nào xin ra khỏi tổ chức này. VN đã tốn rất nhiều công sức để được là thành viên của WTO, cho nên tôi tin rằng các nhà hoạch định chính sách VN cũng rất coi trọng tự do hóa thương mại. Vậy tại sao Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất trên thực tế của VN, lại vừa có văn bản về việc vận động người VN mua hàng VN, một chính sách có vẻ như đi ngược lại tinh thần tự do hóa thương mại?
Trước khi đi tìm lời giải thích cho câu hỏi trên, tôi xin nhắc lại rằng chính sách kêu gọi người dân mua hàng sản xuất trong nước là một biện pháp trade protection và cũng giống như những biện pháp trade protection khác nó luôn là beggar-thy-neighbour policy. Nghĩa là nếu anh làm như vậy để ngăn hàng hóa của tôi vào thị trường của anh thì tôi cũng có thể làm thế để ngăn hàng hóa của anh vào thị trường của tôi, kết quả là một lose-lose solution. Cũng như các biện pháp trade protection khác, biện pháp này sẽ làm giảm sự cạnh tranh trong thị trường nội địa, do đó giảm incentive để các doanh nghiệp trong nước cải tiến và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Một khi các doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh ngay trong thị trường nội địa và phải nhờ đến trade protection, làm thế nào mà họ có thể vươn ra thị trường quốc tế?
Tuy nhiên, không như nhiều biện pháp trade protection khác, kêu gọi người dân mua hàng nội là một biện pháp rất kém hiệu quả. Dù yêu nước đến mấy nhưng nếu sản phẩm trong nước vừa kém chất lượng vừa đắt, người tiêu dùng và doanh nghiệp vẫn mua hàng ngoại nhập, hoặc chỉ mua lấy lệ hàng nội để hưởng ứng phong trào. Bởi vậy, trên thực tế những phong trào "buy American", "buy Australian"... trong quá khứ đều chết yểu và WTO cũng không cần phải cấm biện pháp trade protection này. Bản thân TT Obama cũng thừa nhận điều khoản "buy American" trong gói kích cầu vừa rồi chẳng qua là để làm vừa lòng một vài nhà lập pháp Mỹ (senators), những người có nhu cầu phải rao giảng về lòng yêu nước, tự hào dân tộc... để kiếm phiếu cử tri, chứ ảnh hưởng thực tế vào thương mại của Mỹ không đáng kể.
Quay lại việc Bộ Chính trị kêu gọi "người VN mua hàng VN" hay "buy Vietnamese", tôi cho rằng lý do chính không phải sự từ bỏ chính sách tự do hóa thương mại mà đơn giản là một chính sách chống lại sự bành trướng bất thường của hàng hóa TQ trên thị trường VN. Kêu gọi "người VN tẩy chay hàng TQ" sẽ rất bất lợi về chính trị và ngoại giao. Trong khi đó sử dụng các biện pháp trade protection khác đối với hàng TQ vừa bị đụng với các qui định WTO, vừa nằm ngoài khả năng thực thi của các cơ quan hành chính VN. Tuy nhiên, cũng như "buy American", tôi tin rằng phong trào "buy Vietnamese" sẽ không hiệu quả. Người tiêu dùng VN, đứng trước hai lựa chọn hàng VN và hàng TQ, nếu thông tin họ có được là chất lượng hai mặt hàng như nhau trong khi hàng TQ giá rẻ hơn đáng kể thì lòng yêu nước sẽ không giúp hàng VN chiến thắng.
Tuy nhiên, như hàng loạt các bài điều tra trên báo SGTT và Tuổi trẻ cho thấy, hàng TQ tuy rẻ nhung thực ra có chất lượng kém hơn rất nhiều và đặc biệt là có nhiều đặc tính độc hại, thậm chí gây nguy hiểm cho người tiêu dùng. Nếu những thông tin này được đặt lên bàn cân cho người tiêu dùng quyết định, chắc chắn hàng VN sẽ thắng mà không cần phải viện dẫn đến lòng yêu nước. Vậy vấn đề căn bản trong cuộc chiến giữa hàng VN và hàng TQ là sự bất đối xứng thông tin chứ không phải vì người VN chưa được vận động phải yêu nước khi đi mua hàng. Như đã đề cập đến trong entry trước, vấn đề bất đối xứng thông tin này phải được xử lý qua hai cách: tăng cường quản lý về công khai hóa thông tin và nhà nước tham gia thu thập và phổ biến thông tin.
Trong khi năng lực quản lý các cơ quan hành chính VN (hải quan, kiểm dịch, quản lý thị trường...) còn yếu kém, nhà nước nên khuyến khích báo chí và các tổ chức phi chính phủ tham gia giảm thiểu bất đối xứng thông tin. Thay vì vận động mua hàng VN để chứng tỏ lòng yêu nước, Bộ Chính trị nên phát động phong trào các báo, các hiệp hội người tiêu dùng điều tra và công bố các sản phẩm độc hại hay quá date đang được các doanh nghiệp dù biết nhưng thiếu lương tâm vẫn đưa ra bán trên thị trường. Những hoạt động đánh giá và lập danh sách các thương hiệu/mặt hàng VN chất lượng cao như SGTT đã làm giúp người tiêu dùng có thêm thông tin khi ra quyết định mua sắm cần phải khuyến khích và nhân rộng. Đây mới là những chính sách thiết thực và hiệu quả.
Bác Giang thân mến. Em có vài ý kiến thế này.
ReplyDeleteCó thể chính sách "buy American" không có nhiều tác dụng với nước Mỹ, cũng như trade protection nói chung sẽ có hại nhiều hơn cho các nước hiện đã phát triển, là beggar-thy-neighbour, là lose-lose game. Nhưng lập luận này không hẳn đúng cho các nước đang phát triển, đương nhiên bao gồm cả Việt Nam. Em không chia sẻ quan điểm "Một trong những bài học lịch sử quan trọng nhất cho các chính sách phát triển kinh tế là tự do hóa thương mại luôn đem lại thịnh vượng cho các nền kinh tế theo đuổi chính sách này" với bác. Điều ngược lại có lẽ đúng hơn với những gì đã diễn ra trong lịch sử hiện đại. Hầu như không có nước nào mà ngày nay phát triển được lại thực sự là một nước theo đuổi tự do thương mại, bất kể Anh, Mỹ, Đức, Nhật, Hàn Quốc. Tất nhiên là không ai lại coi những city states như Singapore, Hong Kong, Monaco, Liechtenstein,... có tính đại diện cả. Khái niệm "infant industry" chính là sản phẩm của Hamilton khi ông bảo vệ chính sách thương mại bảo hộ của nước Mỹ, dựng lên hàng rào thuế quan rất cao nhằm chống lại sự tấn công của hàng hóa Anh. Trước đó, nước Anh cũng có một chính sách bảo hộ ghê răng dành cho ngành dệt vải. Đức, Nhật đều như vậy khi muốn catch - up. Nếu không có chính sách công nghiệp hạn chế tự do thương mại thì sẽ không bao giờ có nền công nghiệp đóng tàu, điện tử, ô tô Hàn Quốc. Sẽ không bao giờ có Toyota.
Ngược lại những nước nào cho phép tự do hóa thương mại thì chỉ dừng lại ở vị trí một nước làng nhàng, cho dù xuất phát điểm cực tốt, như Argentina, Mexico, Ghana,...
Điều quan trọng là bảo hộ ngành nào, liều lượng ra sao và thời gian thực hiện trong bao lâu. Đặc biệt, đây là thời điểm tốt đẹp nhất để có thể linh hoạt áp dụng, hoặc nói thẳng ra là phớt lờ, các quy định của WTO để xây dựng một nền công nghiệp nội địa vững mạnh.
Em chưa đọc kỹ kêu gọi của Bộ Chính trị, nhưng theo em, đó là một động thái hợp thời điểm và nên được ủng hộ rộng rãi.
Two thumb up cho bài của bác Giang, thumb down cho comment của Hidetoshi. Đó là quan điểm của tớ.
ReplyDeleteBảo hộ không phải là cách để phát triển 1 ngành công nghiệp, dù có là infant hay gì đi nữa. Hoạt động kinh tế là 1 big dynamic game, nó giống như xã hội loài người là 1 dymamic game khổng lồ với hàng tỉ tỉ mối quan hệ phức tạp khác nhau mà không ai có thể lường hết được.
Sự bảo hộ các ngành công nghiệp chẳng chẳng khác gì bố mẹ bao bọc con trẻ trong 1 cuộc sống khép kín, tránh những va chạm ngoài xã hội. Đứa trẻ có thể lớn nhanh, đô con về mặt hình thể nhưng hiểu biết xã hội, sự nhanh nhạy trong giao tiếp đối xử, sự nhanh nhạy trong sử lý các tình huống là 1 số không tròn trĩnh.
Nếu cứ bảo hộ để hy vọng các ngành công nghiệp VN lớn mạnh về số lượng thì đến khi hết bảo hộ, nó vẫn chỉ là 1 đứa trẻ ngây ngô trên thị trường thế giới mà thôi.
Đấy là chưa kể đến những thiệt thòi vô cùng lớn của người tiêu dùng phải chi ra cho những mức giá cực kỳ vô lý mà đáng ra họ được mua rẻ hơn rất nhiều nếu có tự do thương mại.
Việt Nam phải tự xác định mình không phải là cường quốc, kể cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Đừng ảo tưởng là Việt Nam có thể trở thành 1 cường quốc trong tương lai vội khi mức sống, giáo dục, y tế còn ở mức thấp tệ hại như ngày nay và càng thấp hơn rất nhiều với các kiểu bảo hộ thương mại nữa.
Anh, Đức, Nhật, Hàn giầu mạnh không phải là do họ có 1 số ngành công nghiệp mạnh mà là sức mạnh, sức sáng tạo, sức cạnh tranh của toàn xã hội mà cụ thể là người dân có trình độ cao, dân trí cao, năng suất lao động cao.
Nếu Việt Nam không mở cửa để cạnh tranh với thế giới mà cứ giữ mãi cơ chế bảo hộ, người dân Việt Nam không bao giờ biết đến các hàng hóa văn minh của thế giới, làm sao họ có thể hưởng được những giá trị đó rồi học từ đó, phát triển từ đó... chưa nói đến các kỹ thuật, phát minh cũng như cách tổ chức sản xuất hiện đại.
@hidetoshi: Mình không đồng ý việc dùng chính sách infant industry để criticize free trade ở các nước phát triển, rồi từ đó ủng hộ chính sách buy vietnamese. Trước hết, thời đại của infant industry cũng đã qua với globalization, sự ra đời của WTO và nhiều tổ chức tự do thương mại khu vực khác. Thứ hai, theo quan điểm của mình infant industry và buy american/vietnamese/etc là 2 chính sách khác nhau. Nếu chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, đầu tư công nghệ, nhân lực để giúp doanh nghiêp nâng cao vị thế mình nghĩ quan điểm liều lượng ra sao của bạn là đúng. Nhưng nếu động viên người tiêu dùng VN dùng hàng VN thì ko có tác dụng gì mấy, hơn thế còn có nhiều hậu quả. Mình đồng ý với ý kiến anh Giang nên cải thiện tình trạng bất đối xứng thông tin. Chưa kể thời điểm hiện nay hàng hóa Trung Quốc đang bị criticize nhiều vì kém chất lượng, đúng ra phải nói đây là thời điểm thuận lợi để hàng VN đi lên mà ko cần những biện pháp (ko cần thiết) như buy Vietnamese chứ.
ReplyDelete"Một trong những bài học lịch sử quan trọng nhất cho các chính sách phát triển kinh tế là tự do hóa thương mại luôn đem lại thịnh vượng cho các nền kinh tế theo đuổi chính sách này", câu này của anh Giang tuyệt đối chính xác. Việc bảo hộ giờ đây không chỉ lỗi thời mà còn không được phép, theo nguyên tắc của WTO.
ReplyDeleteNhưng "Buy American" hay "Buy Vietnammese" không phải là bảo hộ. Ở Mỹ, như anh Giang nói, nó chỉ là kiểu "tuyên bố chính trị" không kèm theo chính sách nên không có giá trị. Ở Việt Nam cũng vậy, nó là "cuộc vận động" không kèm theo việc tăng thuế nhập khẩu hay áp dụng hạn ngạch, nên WTO không có lý do gì để phản đối.
Kiểu này giống như cuộc vận động "Bầu cho Hạ Long là yêu nước" thôi.
Còn "cuộc vận động này" có liên quan gì đến việc đối phó với hàng Trung Quốc hay không, theo tôi là không. Nếu thực sự muốn đối phó với hàng Trung Quốc kém chất lượng thì người ta sẽ có giải pháp khác mà không cần phải "vận động" tốn kém. Hàng Trung Quốc tràn ngập Mỹ và châu Âu nhưng không có vấn đề về chất lượng, bởi vì những nước đó người ta áp dụng nghiêm chỉnh các quy định về chất lượng, hàng chất lượng kém làm sao mà vào được. Hàng Trung Quốc mà bán tại Mỹ thì đương nhiên là đúng chất lượng Mỹ, không thể khác và không cần bàn cãi.
Vấn đề này cũng không liên quan nhiều đến vấn đề "đối xứng thông tin", vì dù có "đối xứng thông tin" đi chăng nữa mà không có hàng rào chất lượng thì hàng xấu vẫn cứ tràn vào.
@all
ReplyDeleteTôi đã lường trước được việc sẽ có hầu hết các ý kiến phản đối khi đưa ra quan điểm của mình về việc bảo hộ. Ok, tự do hóa thương mại, xét trên lý thuyết là quá tốt, quá hoàn hảo, nhưng trong lịch sử loài người chưa bao giờ có một trạng thái kinh tế nào gần gần giống với cái gọi là free-trade. Free-trade, tự bản thân nó đã mang tính extreme, tương tự như communism.
Bạn Nhật Nam nêu ví dụ về sự bao bọc của một đứa trẻ, tôi cũng xin trả lời thế này: Bạn có muốn con bạn, một đứa trẻ 5,6 tuổi (giả sử thế), tự đi ra ngoài đường làm việc kiếm sống (đánh giày chẳng hạn), hoặc đánh nhau với những thằng khác to con hơn để dành cái kẹo,... Như thế có phải là nó có ích hơn là bạn phải nuôi nó ăn học đến năm nó 20,21 tuổi đủ khả năng đi làm kỹ sư, bác sỹ và kiếm tiền nhiều hơn, đàng hoàng hơn. Bạn sẽ nói rằng ai chả thế nhưng nuông chiều thì con cái sẽ hỏng. Đúng thế, đó là quan điểm của tôi: bảo hộ ở mức nào là phù hợp. Bảo hộ để nền sản xuất trong nước đủ sức cạnh tranh trên thị trường, tức là bảo hộ để hội nhập và cạnh tranh chứ không phải là bảo hộ để đóng cửa, như Bắc Triều hay Cuba. Về argument này, các bạn có thể tham khảo thêm bài phỏng vấn Ha Joon Chang trên new york review (vietstudies có link đấy).
Những cuộc đàm phán về tự do thương mại của các nước đang phát triển (đứng đầu là Ấn Độ, Brazil, thêm cả Trung quốc nữa) với các nước phát triển nó cay đắng lắm chứ không vui vẻ và là win-win game như những gì những người sùng bái tự do thương mại nghĩ đâu.
Mong cùng trao đổi thêm với các bác về chủ đề này.
@Hidetoshi: Tôi đồng ý với bạn là ngoại trừ một số ngoại lệ rất cá biệt, trong lịch sử nhân loại chưa từng có một nước nào thực sự có free trade. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa trade protection là nguồn gốc của thịnh vượng và thành công kinh tế.
ReplyDeleteNhững "frictions" đối với free trade trong lịch sử của các nước tư bản đa phần do các lý do chính trị, xã hội, tôn giáo chứ không phải do các lý do kinh tế. Những nước thực sự dùng trade barrier để promote domestic industries, trong đó có cả Argentina và Mexico, đều tụt hậu.
Tôi đồng ý rằng sau WWII, một số nước, đặc biệt là South Korea, đã thành công với industrial policies, nhưng điều đó khác với trade protection. Để có thể thành công, Japan rồi sau đó là 4 nước Asian tigers đã theo đuổi export-led growth mà điều kiện tiên quyết để thực thi chính sách này là free trade. Đừng mong nước khác mở cửa thị trường nội địa cho mình xuất khẩu mà mình lại đóng của thị trường của mình với hàng hóa của họ, cho dù mình có là đồng minh thân thiết nhất đi nữa. Đây là những gì tôi đã rút ra từ cuộc đàm phán FTA giữa Mỹ và Úc, cho dù Úc đã mất hàng ngàn mạng lính ở Korea, VN, rồi Afghanistan, Iraq chỉ để Mỹ vừa lòng.
Từ năm 1979, TQ một lần nữa lại khẳng định export-led growth là con đường ngắn nhất để catching up. TQ cũng có industrial policies nhưng subtle hơn Korea trước đây nhiều, đơn giản vì bây giờ TQ đã có cái cùm WTO trên lưng rồi. Hiện nay chẳng còn ai nghi ngờ gì chính sách này, có điều export-led growth cũng có điểm yếu của nó mà bây giờ các nhà kinh tế mới realize ra. Tôi sẽ bàn về vấn đề này vào một dịp khác, nhưng vẫn khẳng định free trade là điều kiện cần cho phát triển.
Bạn đã đọc Ha Joon Chang thì cũng nên đọc Rodrik, Bhagwati, Sachs, Krugman, Sen để xem quan điểm của những người ủng hộ free trade như thế nào. Tôi vẫn đợi những người ủng hộ anti-globalization và trade protection trả lời thắc mắc của tôi: nếu free trade không có lợi tại sao các nước vẫn xếp hàng xin gia nhập WTO? Thậm chí phải cay đắng chấp nhận những điều khoản thiệt thòi để được gia nhập? Nếu không phải win-win solution thì điều gì buộc họ gia nhập?
Tôi cũng sẵn sàng đợi thêm 10 năm nữa để xem có nước nào "tỉnh ngộ" và xin ra khỏi WTO.
@Hoàng Hải Vân: Tiếc là chỉ có anh thảo luận đúng vào ý chính của entry này: phong trào người VN mua hàng VN có phải là trade protection hay không và có phải là để chống lại hàng TQ hay không.
ReplyDeleteCó vẻ như anh Vân hiểu trade protection là các biện pháp hành chính, do vậy chỉ có những gì WTO cấm thì mới là trade protection. Thực ra "buy American" từ lâu đã đi vào sách giáo khoa như là một ví dụ của non-tariff protection. Như em đã viết ở trên, dù không bị WTO cấm nhưng đây vẫn là một dạng beggar-thy-neighbor policy. Rất nhiều nhà kinh tế (Krugman, Mankiw, DeLong, Johnson) đã phải đối "buy American" khi gói kích cầu được đưa ra QH Mỹ vì lo rằng các nước khác sẽ trả đũa hoặc làm tương tự. Obama phát biểu ở trên cũng là để trấn an dư luận Canada và Mexico đừng quá lo về điều khoản "buy American" trong gói kích cầu của Mỹ.
Về việc chống hàng TQ, em đã nêu hai lý do tại sao em nghĩ "buy Vietnamese" là một chính sách chống lại hàng TQ. Thứ nhất là vấn đề chính trị và ngoại giao không cho phép VN thực thi một chính sách đối đầu trực diện với hàng TQ. Thứ hai là năng lực hành chính của nhiều cơ quan chức năng của VN chưa đủ để làm được những gì Mỹ và châu Âu đã làm như anh đề cập. Ví dụ đơn giản nhất là hải quan không chống được nhập lậu qua biên giới, kiểm định không (hoặc cố tình không) chặn được các mặt hàng kém chất lượng hoặc đã/sắp quá date.
Anh Vân chắc không thích các từ "hàn lâm" kiểu như "bất đối xứng thông tin" :-). Nhưng thực sự vấn đề hàng TQ tràn ngập là vấn đề thông tin. Ngay cả ví dụ anh đưa ra về quản lý chất lượng hàng TQ ở Mỹ và châu Âu cũng chính là vấn đề giảm thiểu bất đối xứng thông tin. Những nước này làm được vì các cơ quan hành chính của họ đủ năng lực. Đó là trách nhiệm của nhà nước phải làm để người dân không mua nhầm hàng kém chất lượng vì không đủ thông tin.
Nếu VN không làm được vì năng lực hành chính kém thì nên để cho các tổ chức ngoài nhà nước tham gia, ví dụ cứ để báo chí viết về hàng TQ kém chất lượng.
@ Bác Giang
ReplyDeleteEm đồng ý với bác là export-led growth là chiến lược quan trọng giúp các nước Asian tigers và TQ phát triển. Và losers là những nước theo chiến lược import-substitution (Ấn Độ trước đây là điển hình). Nhưng điều đó chưa hẳn đồng nghĩa với việc các nước Đông Á không có những biện pháp trade protection đối với các ngành công nghiệp chiến lược (điển hình là Nhật Bản đối với ô tô, đồ điện tử, sau đó là Hàn Quốc với đóng tàu, sắt thép...) trong khi sẵn sàng mở cửa nhiều thị trường khác. Argentina lại khác, sau WW II, dựa trên thế mạnh xuất khẩu nhiều hàng hóa (khoáng sản, nông sản,...)và vị thế một nước có thu nhập tương đối cao lúc bấy giờ đã mở cửa ồ ạt, kết quả là đã stuck vào một số hàng hóa có giá trị gia tăng thấp, không bật lên nổi trên thị trường thế giới và nước này phải nhập khẩu hàng hóa công nghiệp. Đó chỉ là một ví dụ.
Em không ủng hộ free trade theo nghĩa là mở cửa 100% tất cả các ngành, cũng có nghĩa là không tán thành trade protection ồ ạt. Có lẽ theo em một gói chính sách tốt là kết hợp được industrial policy, trade policy và competition policy ở một khoảng đâu đó giữa spectrum này, theo đó một mức bảo hộ nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, đối với một số ngành nhất định có triển vọng value-added cao nên được thực hiện nếu không muốn mãi mãi chỉ tự hào là nhà xuất khẩu gao, cà phê, cá basa, khoáng sản hàng đầu thế giới để chịu terms of trade thiệt thòi. Và không lúc nào thuận lợi hơn thời điểm hiện tại để tạm gác một số quy định của WTO sang một bên (kể cả nếu có nước khác phản đối thì ta cũng sẽ có 2,3 năm để cù nhầy - lợi nhiều hơn hại). Không kể những chính sách rõ ràng vi phạm quy định WTO của US, Anh, Đức,... thực tế nhiều nước đang phát triển nhanh chân đã áp dụng rồi (đặc biệt Brazil và Ân Độ).
Trong spectrum giữa free-trade và trade-protection, theo em, nhìn chung có thể xếp theo thứ tự: Sachs --> Bhagwati --> Sen --> Krugman --> Rodrik --> Stiglitz --> Chang.
Việc các nước xin gia nhập WTO không có nghĩa là họ bắt buộc phải thực hiện free-trade, ít nhất là trong thời điểm hiện tại và tương lai gần. Free-trade là một mục tiêu mà WTO hướng tới. Nhưng những gì đã diễn ra tại các vòng Doha, Cancun cho thấy một khoảng cách quá lớn giữa các nước G20 (đứng đầu là Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc) trong vấn đề Singapore để kêu gọi các nước phương Tây bãi bỏ trợ cấp nông sản. Em còn nhớ một report cho biết khi Pascal Lamy nói đầy hình tượng:" Chúng ta đã vượt qua được rặng Alpes" (ở thời điểm các bên đàm phán đạt được thỏa thuận cắt giảm một vài % gì đó đối với trợ cấp nông sản của phương Tây) thì một đại diện của Brazil đứng dậy phản kích: "Nhưng chúng ta vẫn còn cả dãy Himalaya trước mặt".
em là sơn già (sonthaiold)
ReplyDeleteem xin có ý kiến thế này.thật ra mỗi người 1 quan điểm,không có cái nào là tuyệt đối(hay chỉ có 1 điều tuyệt đối duy nhất là :mọi thứ đều tương đối)
.điều quan trọng,mình nghĩ rằng tự do hóa thương mại là cần thiết tuy nhiên khuyến khích người vn sài hàng vn thì không ảnh hưởng gì tới tự do hóa thương mại nếu việc đó chỉ là tuyên truyền,vận động,và hoàn toàn không liên quan đến thuế.
LIỆU NƯỚC VN CÓ GIÀU CÓ NHƯ MỸ,PHÁT TRIỂN NHANH NHƯ TRUNG QUỐC KHI MÀ HẦU HẾT CÁC SẢN MÀ NGƯỜI VN SỬ DỤNG LÀ HÀNG HÓA NƯỚC NGOÀI.(điều này cũng có nghĩa là hầu hết các công ty vn phá sản,hay NGƯỜI VN CHỈ LÀM THUÊ CHO CÁC CÔNG TY NƯỚC NGOÀI VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA HỌ)????
Việc vận động này có thể có tác dụng khi :đứng trước 2 sản phẩm tương đương về chất lượng và giá cả thì người vn yêu nước(hay được tuyên truyền sử dụng hàng vn) chắc chắn sẽ mua hàng vn.
do đó vận động người vn mua hàng vn không phải là không có ý nghĩa
nhắc đến vn thì còn nhiều vấn đề phải bàn,xem thêm những vấn đề nổi bậc tại http://vn.myblog.yahoo.com/anhtuan_273
ReplyDeleteAnh Giang nói đúng rồi, không thể có free trade tuyệt đối. Ngay trong thế kỷ 19 là thời kỳ hoàng kim của nó cũng vẫn có nhiều giới hạn, vì free trade không thể tiến hành đơn phương. WTO hiện nay là kết quả của hơn 50 năm đàm phán, nhưng free trade theo luật lệ của nó chỉ giới hạn ở những gì đã đàm phán được, dù đã có một bước tiến dài. Gia nhập WTO có cái lợi (cho người tiêu dùng) là sẽ phải ít trade protection đi, chứ không được phép ngược lại.
ReplyDeleteVấn đề tôi muốn nói là việc thiết lập hệ thống tiêu chuẩn chất lượng để bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người dân là trách nhiệm chân chính của Nhà nước. Nó cực kỳ quan trọng khi thực hiện free trade. Ở Việt Nam không phải là vấn đề bộ máy yếu kém, mà là thả lỏng hoặc làm lấy lệ. Ví dụ dễ thấy nhất trước đây là để xe máy Trung Quốc kém chất lượng tràn ngập đất nước này, báo chí đã liên tục lớn tiếng chỉ trích, nhưng vì Nhà nước không có tiêu chuẩn nên chỉ trích thì mặc chỉ trích, nó tràn vào thì cứ tràn vào, cho đến gần đây mới có tiêu chuẩn Euro2.
Tôi đồng ý với anh Giang, rằng các tổ chức ngòai nhà nước có thể tham gia việc kiểm tra chất lượng, nhưng với điều kiện là Nhà nước hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng phải đặt hàng. Đó là chưa kể, lấy tiêu chuẩn nào để kiểm tra ?
Việc thiết lập các bộ tiêu chuẩn ở Việt Nam không phải vấn đề trình độ, nó là vấn đề lợi ích.
Về thông tin, báo chí làm công việc đưa tin, chứ báo chí rất ít có khả năng tạo ra thông tin. Báo chí, dù là báo chí tự do, cũng làm được rất ít những cuộc điều tra về vấn đề này, một là không đủ khả năng, hai là không đủ sức và không đủ dũng khí vượt qua những cản trở (nhiều khi chỉ là sự cản trở từ một doanh nghiệp được bảo kê). Khi còn làm tòa soạn báo Thanh Niên, tôi đã thử làm và có thời gian làm kiên trì và hết cỡ, nhưng kết quả không được nhiều, những cuộc làm được cũng bị dìm trong quên lãng. Điển hình là những loạt bài về chất lượng xăng dầu, chất lượng xe cộ, chất lượng thực phẩm... nhưng tất cả đều bị chìm xuồng, mặc dù những thông tin đưa ra là không thể phản bác. Tôi không có kỳ vọng nhiều với báo chí, nhất là báo chí Việt Nam hiện nay đang mắc căn bệnh "bầy đàn" không có thuốc chữa.
@Hoàng Hải Vân: Bác mà cũng mất lòng tin vào báo chí như vậy sao? Em vẫn tin rằng dù phải đi theo lề bên phải nhiều nhà báo vẫn là những người có lương tâm và trách nhiệm với xã hội.
ReplyDelete@Hidetoshi: Tôi nghĩ rằng khi không nhìn rõ thì tốt nhất không nên đi trên dây dù bạn tin rằng đấy là con đường tốt nhất. Hãy lựa chọn một bên, có thể không phải là first best theo quan điểm của bạn nhưng chắc chắn không là first worst.
Nhật bản xuất khẩu xe hơi chỉ 15 năm sau khi ký hiệp ước đầu hàng Đồng minh. VN đã bảo hộ infant car industry bao lâu rồi và có hi vọng gì 15 năm nữa sẽ xuất khẩu được xe hơi made in VN ra nước ngoài không?
Tôi cho rằng industrial policies chỉ có thể thành công ở một nước có strong central power (Japan, Korea, Singapore), và đó mới chỉ là điều kiện cần. Nhưng ngay cả điều kiện cần này VN cũng không có. VN đã bao giờ có một strong man in power chưa? Tôi không dám chắc.
@sơn già: Đúng là cuộc vận động này sẽ không ảnh hưởng đến tự do thương mại, WTO sẽ không dòm ngó tới nó mặc dù một vài bạn hàng của VN có thể sẽ khó chịu. Nhưng chính vì thế tôi nghi ngờ tính hiệu quả của phong trào này. Tôi vẫn mong VN có những phong trào kêu gọi lòng yêu nước của mỗi người dân, nhưng cho những mực tiêu khác cao cả hơn là việc mua sắm trong siêu thị. Dù lòng yêu nước của người VN là vô bờ bến, vẫn nên tiết kiệm nó bạn ạ.
"Dù lòng yêu nước của người VN là vô bờ bến, vẫn nên tiết kiệm nó bạn ạ", tôi thích câu này quá.
ReplyDelete@Dear bác Giang
ReplyDeleteEm không hiểu rõ lắm ý bác về việc không nên đi trên dây và lựa chọn một bên thế nào. Em nghĩ rằng một chính sách kinh tế linh hoạt, mang tính trung hòa, không theo hẳn một thái cực nào (ở đây là giữa free trade và protection)- dù bác gọi là đi dây - rất cần được nghiên cứu nghiêm túc và chưa hẳn là worse choice so với free trade, đặc biệt là trong thời gian này, khi mà các thể chế ủng hộ cho free trade như WTO, IMF đang ngày càng chứng tỏ sự bất lực trước chính các động thái của các nước có tiếng nói quan trọng nhất. Washington-consensus đã thoái trào. Lúc này, những nước nhỏ như Việt Nam không thể làm chiến sỹ trên tuyến đầu bảo vệ tự do được. Phải nhìn xem các nước lớn đang làm gì và có hành động phù hợp thôi.
Về ví dụ đối với ngành ô tô, đây là điển hình cho thành công của chính sách công nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc và cũng là thất bại của chính sách công nghiệp Việt Nam. Ý này em cũng đã viết trong blog
http://anotsobigpicture.blogspot.com/2009/05/vama.html
Theo em, sai lầm mang tính strategic ngay từ đầu của chính sách bảo hộ ngành ô tô VN là đối tượng được bảo hộ: các đại gia ô tô thế giới, hoặc liên doanh của họ với một số doanh nghiệp VN nhưng do nước ngoài kiểm soát, với hứa hẹn trong thời gian ngắn có được một ngành CN cạnh tranh được trên thế giới, thay vì dành cho các doanh nghiệp thuần túy nội địa.
@Hidetoshi: ý tôi là bạn phải tìm được balance giữa free trade và trade protection thì may ra mới là phương án hiệu quả cho VN. Nhưng với weak leadership, weak capacity, thậm chí weak willingness thì tôi cho là ngả hẳn về safe side tốt hơn là đi trên dây. Bất kỳ chính sach bảo hộ nào rồi cũng bị lạm dụng và lợi dụng. Infant industries ở VN sẽ không bao giờ lớn được, không chỉ công nghiệp ô tô mà tôi chưa thấy một ngành nào được protection mà có phát triển tốt và có khả năng cạnh tranh quốc tế. Những thứ VN xuất khẩu được đến giờ này vẫn chỉ là tài nguyên và labor intensive products.
ReplyDeleteTôi không khuyến cáo VN trở thành chiến sĩ tiên phong cho tự do thương mại, hay cho bất kỳ trường phái tư tưởng nào khác. VN cần và chỉ nên làm những gì có lợi cho dân tộc của mình, hiện tại và tương lai. Dỡ bỏ các protection hiện có theo tôi sẽ có lợi cho VN vì sẽ tác động rất mạnh đến cơ cấu kinh tế, theo hướng giảm bớt quyền lực của các SOEs và những infant industries không bao giờ chịu lớn.
To Bác Giang,
ReplyDeleteÝ của các Bác rất hay, em chỉ có 2 ý như thế này: một, đổi tên chiến dịch "Người Việt dùng hàng Việt" thành "Người Việt chinh phục người Việt dùng hàng Việt", tuy có dài một chút nhưng theo em nó có ý nghĩa hơn, ý thứ hai là chúng ta cũng nên có định nghĩa rõ ràng thế nào là hàng Việt, một Công ty liên doanh hay 100% vốn nước ngoài sử dụng nguyên vật liệu tại Việt Nam, nhân công Việt Nam sản xuất sản phẩm tại Việt Nam thì có gọi là hàng Việt?
Phong trao có vẻ chìm hẳn rồi nhỉ? hàng ngoại vẫn chiếm lĩnh hàng nội :(
ReplyDeleteCó 1 bài viết định nghĩa thế nào là Hàng Việt nam. các bạn tham khảo http://www.dunghangviet.vn/hv/mo-goc-nhin/the-nao-la-hang-viet/2011/05/the-nao-la-hang-viet-nam.html
ReplyDelete