Wednesday, August 12, 2009

Maturity mismatch


NHNN vừa yêu cầu các NHTM giảm tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng nguồn vốn ngắn hạn từ 40% xuống 30%. Việc giám sát và quản lý maturity mismatch (MM) này khá hiếm trên thế giới, đơn giản vì hấp thu rủi ro MM chính là chức năng của hệ thống ngân hàng thương mại. Giới hạn tỷ lệ MM tối đa như vậy sẽ làm giảm lợi nhuận của hệ thống ngân hàng và làm méo mó thị trường tín dụng. Lợi nhuận giảm là điều tất yếu vì các NHTM sẽ phải gia tăng huy động tiền gửi có maturity dài hơn, tất nhiên phải trả lãi suất cao hơn. Nếu vẫn không thể huy động đủ số tiền gửi trung/dài hạn, NHTM sẽ buộc phải cho vay ngắn hạn và rollover các khoản vay này cho doanh nghiệp khi nó đáo hạn. Tất nhiên lãi suất cho vay ngắn hạn sẽ thấp hơn cho vay dài hạn. Kiểu gì profit margin của các NHTM cũng giảm.

Với thị trường tín dụng, khi tỷ lệ MM bị buộc phải giảm các khoản cho vay ngắn hạn sẽ tăng lên. Điều này có hai hậu quả: (i) khuyến khích các khoản vay ngắn hạn liên quan đến các hoạt động đầu cơ ngắn hạn (chứng khoán, địa ốc), và (ii) khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án ngắn hạn để tránh phải đi vay dài hạn. Những méo mó này chắc chắn không phải kết quả tối ưu cho nền kinh tế và sẽ không có lợi cho bất kỳ ai. Vậy tại sao NHNN lại muốn giảm tỷ lệ MM tối đa và nguyên nhân của chính sách này là gì?

Tôi đã một vài lần đề cập trên blog này rằng NHNN dường như không hoàn thành trách nhiệm LOLR (lender of last resort) của mình. Hơn thế nữa, NHNN có vẻ quá lạm dụng chức năng liquidity management để chống lạm phát. Maturity mismatch xét cho cùng là một rủi ro về liquidity. Nếu balance sheet của một NHTM lành mạnh thì ngân hàng trung ương luôn có thể thực hiện chức năng LOLR để giải quyết tất cả các vấn đề liquidity cho NHTM đó, bao gồm maturity mismatch. Trên thực tế, NHNN giống như nhiều central bank khác dùng required reserve ratio làm công cụ quản lý liquidity. Như vậy áp đặt thêm tỷ lệ MM tối đa là một secondary regulation, chưa chắc đã hiệu quả hơn required reserve nhưng chắc chắn tạo thêm gánh nặng cho các NHTM như đã nói ở trên.

Đã có thông tin cho rằng NHNN bắt đầu thắt chặt tăng trưởng tín dụng, nghĩa là thắt chặt chính sách tiền tệ. Gia tăng tỷ lệ MM tối đa có thể là một biện pháp theo hướng thắt chặt tiền tệ này (thay vì tăng required reserve ratio). Nếu kinh tế VN đang phục hồi tốt và kinh tế thế giới đã thực sự qua đáy, thắt chặt tiền tệ có thể là một biện pháp cần thiết để đề phòng lạm phát. Tuy nhiên nếu NHNN tin như vậy thì nên thuyết phục chính phủ chấm dứt các chính sách kích cầu trước đã, vì thực ra chính sách kích cầu của VN là monetary easing về bản chất. Thực thi hai chính sách chỏi nhau cùng lúc là không hợp lý, nhất là một bên sẽ gây khó khăn cho các NHTM, một bên tốn tiền ngân sách.

Cuối cùng, nếu NHNN thắt chặt tỷ lệ MM tối đa vì cho rằng balance sheet của các NHTM không lành mạnh thì đây cũng không phải biện pháp tối ưu. Nếu các NHTM có nguy cơ đổ vỡ vì thua lỗ (bad debt), NHNN nên siết chặt quản lý captial/asset ratio. Có thể rà soát lại balance sheet của từng NHTM và yêu cầu ngân hàng nào có tỷ lệ bad debt cao phải tăng capital. Nói chung capital buffer vẫn là biện pháp chống bank run và khủng hoảng tốt hơn các biện pháp quản lý liquidity. Tóm lại, thumb down cho Thông tư 15 vừa rồi của NHNN.

Update (24/08): TBKTSG có một bài của tác giả Tâm Dân "bênh" Thông tư 15 của NHNN. Tôi đồng ý với tác giả Tâm Dân rằng hệ thống tài chính VN cần phát triển thị trường vốn mạnh ra ngoài các NHTM. Nói chung các hoạt động investment banking là cần thiết và tất yếu. Tuy nhiên không nên cho rằng investment banking sẽ làm giảm rủi ro của hệ thống tài chính, nhất là khi VN chưa có đủ infrastructure (personel, rules, regulators) cho lĩnh vực này.

Update (25/08): Còn một điểm nữa tôi chưa đề cập đến khi cho rằng NHNN đưa ra qui định này để chống lạm phát. Thông thường độ dốc của đường yield curve sẽ cho biết expectation của market vào lạm phát và phản ứng của central banks như thế nào. Ở VN thị trường bond chưa phát triển và cũng không có instruments đủ dài để có thể construc yield curve. Tuy nhiên việc hạn chế MM sẽ buộc banks phải tăng lãi suất huy động trung và dài hạn, tương đương với đường yield curve dốc lên. Đây là một cách để chống lạm phát trong trung/dài hạn.


7 comments:

  1. Phân tích thú vị.Tại sao NHNN phải làm như thế?Do hiểu biết kém?

    ReplyDelete
  2. Thực tế theo em biết thì lãi suất cho vay ngắn hạn tại một số ngân hàng hiện tại đã tăng và không thấp hơn cho vay dài hạn nếu tính theo compounding rate. Mặt khác,lãi suất huy động ngắn hạn của ngân hàng cũng tăng ở nhóm kỳ hạn ngắn. Em không lý giải hai vấn đề này chắc chắn có liên quan với nhau, nhưng đây có thể là một yếu tố để thấy NHTM cũng có cách đối phó của họ. Có thể như anh dự đoán, kỳ hạn cho vay sẽ chuyển về các kỳ hạn ngắn hơn. Nhưng cũng khó nói chắc là NHTM sẽ không lời nhiều, mặc dù một số NHTM đã lên báo than như vậy từ khi NHNN nhắm tới thắt chặt tín dụng. Có lẽ một số NHTM vẫn sẽ lời nhiều bằng cách này hay cách khác.

    Em cũng đồng ý là liquidity management không phải là việc của NHNN. Nhưng lịch sử 2-3 năm gần đây cho thấy liquidity problem ở một số ngân hàng khiến NHNN rất vất vả với báo chí vì lãi suất tăng nhanh, tin đồn về ngân hàng lan rộng, .v.v Cho nên đứng ở góc độ người tác nghiệp hàng ngày của NHNN, đây có thể là một rational behaviour của họ, để tránh rắc rối cho họ. Utility function của NHNN có lẽ phụ thuộc nhiều vào số bài báo đăng chỉ trích hơn là việc nền kinh tế có bị tác động xấu gì, hay là NHTM có lời hay không.

    Hiện tại, đối với NHNN, có thể kiểm soát maturity gap dễ hơn là đi rà soát lại balance sheet của các NH và yêu cầu NH tăng vốn (NH không tăng vốn được thì đóng cửa hay downgrade xuống NH nông thôn chăng? NHNN liệu có thể làm được điều này dễ dàng? Lộ trình tăng vốn lần trước mất thời gian dài để đòi các NHTM đáp ứng, bây giờ trong bối cảnh này e rằng không dễ).

    Một chút ý kiến nhỏ của em, mong anh góp ý.

    ReplyDelete
  3. Theo em thì khi áp dụng TT15 thì sẽ thấy bức tranh về nguồn vốn Trung dài hạn(TDH) của các NHTM sẽ rõ hơn và co hẹp hơn hiện nay như vậy các ngân hàng sẽ cùng lúc chịu hai khó khăn về nguồn vốn THD (tỷ lệ vốn ngắn hạn giảm và nguồn THD thực sự bị thu hẹp). Việc nguồn vốn THD giảm sẽ tác động đến chính sách cho vay của NH là chắc chắn và đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên là các dự án TDH. Tuy nhiên, nếu nói lợi nhuận của các NHTM suy giảm thì cũng chưa đủ cơ sở vì ngoài chênh lệch lãi suất thì còn phụ thuộc vào khả năng sử dụng vốn (đó là chưa kể non-interest income).
    Em không ủng hộ quan điểm can thiệp quá sâu của NHTW nhưng lại cho rằng việc giảm tỷ lệ này và thay đổi cách tính nguồn vốn TDH là hợp lý, nó đòi hỏi các NHTM phải thay đổi management methodology cho phù hợp và suy cho cùng mặc dù NHTW có vai trò LOLR thì cách làm tốt nhất là để chính các NHTM có khả năng tự đề kháng.
    Trên thế giới tài chính phát triển khi trình độ nhận thức và ý thức tuân thủ đã đạt mức độ cao thì việc đặt ra transparent rules là điều cần thiết, nhưng trong điều kiện VN thì lại rất cần những quy định có tính bắt buộc trước khi có thể nghĩ đến việc tác động vào ý thức của các DN nói chung.

    ReplyDelete
  4. Anh Giang cho em hỏi vài việc:
    1. Nếu NHNN sợ làm chức năng LOLR thì tại sao lại hạn tỷ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB). Nếu hạ DTBB thì có phải niềm NHNN đang muốn tăng cường họat động cho vay hay không? Như vậy thì mâu thuẫn với ý kiến của anh là NHNN đang thắt chặt tiền tệ.
    2. Việc giảm tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng nguồn vốn ngắn hạn từ 40% xuống 30%, ý nghĩa là NHNN đang sợ về liquidation của các NHTM chăng? NHNN có phải hơi cẩn trọng khi nền kinh tế đang có vẻ phục hồi mà lại đi làm việc này không anh?

    ReplyDelete
  5. @X30: Tôi không biết lý do tại sao, nhưng hai bạn Big Happy Mantoanthang đã đưa ra 2 lý do tôi thấy khá hợp lý. Bác xem thêm phần trả lời bên dưới của tôi.

    @Big Happy Man: Anh nghĩ việc lãi suất huy động của VN rất volatile cho thấy hệ thống ngân hàng của VN có 2 vấn đề: (i) thiếu vắng thị trường wholesale, (ii) NHNN không làm tốt chức năng LOLR.

    Ở nước nào cũng vậy, nhu cầu liquidity của doanh nghiệp và người dân rất volatile vì phụ thuộc vào seasonal pattern và external shocks. Hệ thống ngân hàng có vai trò là một liquidity buffer cho private liquidity needs, nghĩa là các NH phải dự trữ một lượng liquidity điều hòa nhu cầu liquidity cho nền kinh tế.

    Tuy nhiên nếu giữ liquidity buffer quá cao thì NH sẽ không có lãi, bởi vậy các NH luôn có xu hướng giữ ở mức tối thiểu. Do đó central banks phải có qui định về reserve ratio để tránh trường hợp các NHTM take risk quá nhiều. Nhưng ngay cả qui định này cũng không đủ và nhiều trường hợp không efficient, cho nên mới cần chức năng LOLR. Nói cách khác LOLR là một liquidity buffer cho các NHTM.

    Khi liquidity buffer của các NHTM không đủ để đáp ứng nhu cầu liquidity của nền kinh tế (private sector) thì họ sẽ phải quay sang wholesale market để tìm nguồn bù đắp. Nếu vẫn không đủ thì gõ cửa discount window của central banks. Vì vậy lãi suất trên thị trường liên ngân hàng sẽ rất gần với discount rate mà central bank muốn target, fluctuation sẽ rất nhỏ và chủ yếu vì credit risk.

    Ở VN mỗi khi NHTM thiếu liquidity, họ không tìm được nguồn bổ xung từ wholesale market và xin vay từ discount window của NHNN cũng rất khó nên họ buộc phải chạy đua lãi suất để huy động thêm liquidity từ người dân. Anh không rõ tại sao NHNN lại không willing thực thi LOLR như vậy.

    Ý của em rất hay, NHNN có thể không care gì đến hiệu quả kinh tế, họ chỉ lo đến utility của họ, nghĩa là đưa ra những chính sách quản lý mà họ sẽ ít bị chỉ trích nhất. Anh nghĩ đây là một câu trả lời hợp lý cho câu hỏi của bác X30 ở trên.

    Vấn đề rà soát balance sheet của các NHTM ở một mức độ nào đó là việc một central bank phải làm vì lý do prudential supervision. Central bank phải nắm được tình hình bad debt của các NHTM như thế nào, tình trạng liquidity như thế nào (đằng nào NHNN cũng phải rà soát balance sheet để quản lý maturity mismatch theo Thông tư 15). Còn yêu cầu tăng vốn để đảm bảo an toàn, NHNN có thể đặt deadline cho các NHTM, nếu họ không làm được thì không cho họ tăng assets lên nữa và/hoặc không cho pay dividend trong một thời gian nhất định, không nhất thiết phải downgrade.

    ReplyDelete
  6. @toanthang: Đúng là anh hơi quá "chắc chắn" khi nói rằng "chắc chắn lợi nhuận của các NHTM sẽ giảm" :-). Nhưng nếu hiểu lợi nhuận theo nghĩa economic efficiency thì câu đó cũng không sai. Một khi nhu cầu thực tế cho các khoản vay trung dài hạn cao hơn 30% mà các NHTM chỉ được phép cho vay 30% thì sẽ tạo ra inefficiency, sẽ tác động đến nền kinh tế nới chung và bank profit nói riêng.

    Anh cũng thấy ý của em về việc NHNN set fixed rule để "giáo dục" các NHTM là một câu trả lời hợp lý cho bác X30 ở trên. Anh chỉ hơi băn khoăn là liệu có phải các NHTM không hiểu biết nên cần được NHNN "giáo dục" hay ngược lại họ hiểu rất rõ rủi ro của việc mình làm nhưng vẫn làm. Anh nghĩ nhiều khả năng giới NHTM có kiến thức và chuyên môn tài chính tốt hơn các quan chức NHNN. Một khi họ không đếm xỉa gì đến rủi ro hệ thống thì cần có các biện pháp "trừng phạt" chứ không phải "giáo dục". Dù sao cũng cám ơn em đã đưa ra ý này.

    @Nga Tran: Anh không nhớ lần cuối cùng NHNN hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc là khi nào, có lẽ cuối năm ngoái khi tình hình khủng hoảng còn rất căng thẳng.

    Ở một số nước central banks đã bỏ yêu cầu dự trữ bắt buộc mà thay bằng liquidity management trực tiếp trên thị trường liên ngân hàng. Nghĩa là central bank cho vay với lãi suất bằng với target rate (chứ không phải discount rate cao hơn target rate như trước đây). Nói cách khác là central bank đã gánh hết liquidity buffer cho toàn bộ hệ thống chứ không bắt các NHTM phải gánh một phần như trước (em xem phần anh trả lời BHM ở trên). VN chắc chưa đủ khả năng để đi theo hướng này, nhưng nên tập quen dần với liquidity management thông qua thị trường liên ngân hàng, thay vì dùng reserve requirement hay maturity mismatch regulation.

    Như đã viết trong entry, anh cho rằng có thể NHNN giảm tỷ lệ MM xuống 30% không phải vì vấn đề quản lý rủi ro mà vì muốn thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát. Khi kinh tế phục hồi thì phòng chống lạm phát là điều cần thiết, nhưng anh không đồng tinh với việc dùng liquidity management để chống lạm phát.

    ReplyDelete
  7. Tôi nghĩ NHNN giảm tỷ lệ MM như vậy là có tầm nhìn lâu dài, nếu không giảm để như vừa rồi, nhìn vào nền kinh tế nói chung và nhìn vào các cuộc khủng hoảng kinh tế ở các nước khác đã từng xẩy ra thì , nếu NHNN không can thiệp vào thì Việt Nam sẽ nhanh chóng đón nhận một cuộc sụp đổ lớn của thị trường và dẫn đễn cơ hội cho các tay đầu cơ quốc tế tạo khủng hoảng.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.