Tôi đã có lần "phản biện" ông Lê Xuân Nghĩa, nhưng tôi vẫn luôn cho rằng ông Nghĩa là một người có nhiều kiến thức nhất về tài chính tiền tệ trong số các quan chức của NHNN. Ông Nghĩa là một trong số rất ít chuyên gia VN khi trả lời báo chí không ngần ngại nói thẳng vào các vấn đề chuyên môn và giải thích rất rõ ràng quan điểm cũng như chính sách của các cơ quan chức năng. Mỗi khi thấy trên báo có bài nào có tên Lê Xuân Nghĩa là tôi đều đọc không sót một chữ, và bài phỏng vấn mới nhất của VnEconomy về bảo hiểm tiền gửi cũng vậy. Nhưng cũng như lần trước, tôi thấy có vài ý cần "phản biện" lại quan điểm của ông Lê Xuân Nghĩa.
Ông Nghĩa cho rằng một cơ quan bảo hiểm tiền gửi có 3 chức năng chính: (i) bảo hiểm tiền gửi cho người dân, (ii) giám sát rủi ro của các ngân hàng, (iii) bảo đảm hệ thống ngân hàng hoạt động yên ổn. Có lẽ mục (ii) và (iii) là một hoặc khá gần với nhau nên có thể gộp chung thành một chức năng. Ngoài ra ông Nghĩa có đề cập đến chức năng đứng ra giàn xếp các vụ đổ vở của các tổ chức nhận tiền gửi mà theo tôi đây là chức năng quan trọng nhất chứ không phải 3 chức năng nói trên. Theo tôi một cơ quan bảo hiểm tiền gửi có hai chức năng chính: (a) giúp người dân an tâm hơn vào hệ thống ngân hàng kể cả khi có bank run, hay nói cách khác nó là một liều thuốc an thần cho người gửi tiền, (b) đứng ra giàn xếp các vụ đổ vỡ ngân hàng.
FDIC, cơ quan bảo hiểm tiền gửi của Mỹ và cũng là bảo hiểm tiền gửi đầu tiên trên thế giới, được thành lập năm 1933 nhằm trấn an người dân Mỹ khi hàng loạt ngân hàng đổ vỡ. Về mặt hình thức cơ quan này là một công ty bảo hiểm hoạt động trên nguyên tắc người dân, thông qua ngân hàng, đóng phí báo hiểm cho số tiền mình gửi và sẽ được cover rủi ro ngân hàng đó đổ vỡ. Tuy nhiên trên thực tế FDIC không phải là một công ty bảo hiểm và chắc chắn không một doanh nghiệp tư nhân nào có thể đứng ra thực hiện chức năng bảo hiểm này. Đằng sau FDIC chính là Bộ Tài chính Mỹ với toàn bộ ngân sách quốc gia backup cho số equity của tổ chức này. Nghĩa là trong trường hợp các ngân hàng đổ vỡ quá nhiều và FDIC không đủ tiền để đền bù thì Treasury sẽ lấy tiền từ ngân sách ra chi trả (phải được QH Mỹ thông qua).
Đúng như ông Lê Xuân Nghĩa chỉ ra, tổng tài sản của một hệ thống ngân hàng rất lớn nên không một công ty bảo hiểm nào có thể cover được. Đó là lý do tại sao tất cả các cơ quan bảo hiểm tiền gửi đều được bộ tài chính đứng đăng sau. Có như vậy người dân mới an tâm rằng số tiền của mình được bảo hiểm. Đúng ra phải hiểu là được "bảo đảm" chứ không phải "bảo hiểm". Phí bảo hiểm mà các ngân hàng phải đóng thực ra là một loại thuế hay membership fee để họ được tham gia vào cơ chế bảo đảm này. Nó hoàn toàn khác với phí bảo hiểm của các loại hình bảo hiểm khác được tính toán trên cơ sở actuarial risks. Bởi vậy tôi không cho rằng các cơ quan bảo hiểm tiền gửi có chức năng "bảo hiểm", sự hiện diện của các cơ quan này chủ yếu để trấn an người dân rằng tiền của họ sẽ không mất dù ngân hàng mà họ gửi tiền phá sản. Xét trên một khía cạnh nào đó, bảo hiểm tiền gửi có thể coi là một hình thức "industrial policy" của chính phủ để giúp cho hệ thống tài chính phát triển (ở nhiều nước các ngân hàng nước ngoài không được tham gia bảo hiểm tiền gửi).
Vấn đề quản lý rủi ro và ổn định hệ thống đúng là một chức năng cực kỳ quan trọng và nó có liên quan mật thiết đến mức độ "lời/lỗ" của cơ quan bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên đây không nhất thiết là chức năng của cơ quan bảo hiểm tiền gửi, hay ít ra bảo hiểm tiền gửi không nhất thiết phải là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm này. Trên thực tế nhiều central banks đảm trách chức năng prudential supervision và systemic stability cho hệ thống ngân hàng thương mại. Thậm chí có nước (Úc) giao chức năng này cho một tổ chức thứ ba đảm nhiệm (APRA) và để central bank chuyên trách monetary policy và liquidity management. Ở Mỹ, FDIC và Fed chia nhau chức năng prudential supervision nhưng systemic stability vẫn do Fed quản lý. Đó là lý do Fed là cơ quan đầu mối cho các vụ bailout các tổ chức tài chính trong cuộc khủng hoảng vừa qua. Gần đây các đề suất cải tổ hệ thống financial regulators của Mỹ muốn tập trung quyền lực vào Fed và giảm bớt vai trò của FDIC, đó là lý do Sheila Bair, chủ tịch của FDIC, đã không ủng hộ kế hoạch cải tổ này.
Tuy nhiên, FDIC nói riêng và các tổ chức bảo hiểm tiền gửi nói chung có một vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm systemic stability. Đó là cơ quan đứng ra giàn xếp các vụ phá sản của các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng được bảo hiểm. Chức năng này vô cùng quan trọng trong một hệ thống tài chính có nhiều mối quan hệ chằng chịt lẫn nhau. Nếu giàn xếp không khéo một ngân hàng đổ vỡ sẽ tạo ra một dây chuyền sụp đổ và tạo ra panic trong hệ thống. Đến thời điểm này đã có ý kiến cho rằng việc Fed và Treasury để Lehman Brothers sụp đổ không phải là sai nhưng cách thức để ngân hàng này đổ vỡ hết sức tệ hại. Đáng ra FDIC và Fed phải giàn xếp một cuộc phá sản trật tự hơn thì cuộc khủng hoảng đã không quá sâu và rộng như vậy. Điều này cho thấy chức năng giàn xếp các vụ đổ vỡ ngân hàng của các tổ chức bảo hiểm tiền gửi rất quan trọng và có ý nghĩa lớn tới ổn định hệ thống.
Tóm lại sự tồn tại của một cơ quan bảo hiểm tiền gửi sẽ làm tăng thêm tính ổn định của một hệ thống tài chính ex-ante (trấn an người gửi tiền) và ex-post (dàn xếp êm thấm các vụ đổ vỡ). Tiếc là bảo hiểm tiền gửi VN chưa thực hiện tốt cả hai chức năng này, cho nên theo lời ông Lê Xuân Nghĩa: "... chúng ta cần kiên nhẫn chờ đợi."
[Ngoài lề: Ông Lê Xuân Nghĩa nói cây này rất sai: "...chứ không phải Ngân hàng Trung ương - cơ quan quản lý tiền tệ của Chính phủ - ", có lẽ ông nói nhầm chức không thực sự nghĩ như vậy.]
Update (21/08): FDIC hiện đang có một credit line giá trị $500b với US Treasury, nghĩa là FDIC có thể sử dụng tối đa $500b trước khi cần thêm approval của US Congress.
Nghe nói ngân hàng VN được CP bảo kê nên khó có thể nào phá sản!?CP giám sát các ngân hàng rất kỹ(có lẽ trên hình thức).Bảo hiểm VN chỉ chi trả đến 50 triệu đồng thôi chứ ko toàn bộ số tiền gởi.Hình như trách nhiệm của Bảo hiểm chỉ đến đó!
ReplyDelete@X30: Theo em biết đa số explicit deposit insurance của các nước đều có limit. Ví dụ ở US:
ReplyDeleteThe standard insurance amount of $250,000 per depositor is in effect through December 31, 2013. On January 1, 2014, the standard insurance amount will return to $100,000 per depositor for all account categories except IRAs and other certain retirement accounts, which will remain at $250,000 per depositor.
Nhưng đúng là ở VN còn có thể có government-implied deposit insurance (như ông Nghĩa có nói là người dân "ngầm hiểu"). Nhưng gần đây mỗi năm cũng có nhiều quỹ tín dụng của VN phá sản. Chỉ là NHTM thì chưa thôi. Đã là "implied" thì không thể biết chắc.
Còn cái quan điểm của ông Nghĩa mà anh Giang bình luận ở đoạn cuối ở trên hình như là em có đọc thấy trên một bài viết nào đó của phần bản tin DIV năm ngoái (em không nhớ rõ nhưng năm ngoái em đi tìm số liệu về ngân hàng có vô tình đọc thấy). Hình như đâu đó ở đây:
http://www.div.gov.vn/bantin2008.asp