Wednesday, August 19, 2009

Social norm


Hôm qua Free Exchange có link đến một bài nghiên cứu rất thú vị của Ray Fisman và Edward Miguel về sự liên hệ giữa social norm (không biết dịch ra tiếng Việt là gì?) và corruption. Hai nhà nghiên cứu này tìm ra một natural experiment rất hay về vấn đề này. Số là ở trụ sở của Liên Hiệp quốc ở NYC có 146 đoàn ngoại giao của các nước thành viên của tổ chức này. Theo nguyên tắc diplomatic immunity thì những quan chức ngoại giao này không phải nộp phạt nếu bị parking ticket vì đậu xe không đúng chỗ qui định trong thành phố NY. Do đó hai tác giả này thu thập số liệu các parking ticket phạt nhân viên các đoàn ngoại giao trong giai đoạn 1997-2005 và tính số ticket không nộp phạt chia cho số nhân viên của các đoàn ngoại giao. Con số này cho thấy trong cùng một điều kiện sống và cùng một điều kiện enforcement, social norm của các dân tộc khác nhau sẽ phản ánh thế nào đến mức độ tự giác tuân thủ pháp luật của các nhân viên ngoại giao.

Tiếp theo đó, nếu so sánh chỉ số này (số parking ticket phạt bị lờ đi trên đầu người của mỗi đoàn ngoại giao) với chỉ số corruption do Daniel Kaufmann et al. xây dựng từ các kết quả survey phổ biến như Freedom House, Gallup, EIU... (VN xếp hạng 13 năm 2004 về chỉ tiêu control of corruption, tất nhiên từ dưới lên). Kết quả là số ticket không nộp phạt có correlation rất cao với chỉ số corruption nói trên. Bên cạnh đó, hai tác giả này cũng khám phá ra rằng ngoài chỉ số corruption ở các nước, chỉ số unpaid ticket này cũng có high correlation với thái độ ghét/chống Mỹ của các nước (theo Pew Global Attitudes Project). Tuy nhiên nó không bị (insignificant) tác động bởi mức độ giầu nghèo (income per capita).


VN xếp hạng 63 trong số 146 nước, tính từ dưới lên. Như vậy cũng không quá tệ nếu tính đến hạng 13 về corruption theo Kaufmann, nhưng cũng có thể thái độ ghét/chống Mỹ ở VN không cao như nhiều nước khác (không có số liệu survey cho VN).


6 comments:

  1. VN thuộc loại QG thân thiện với Mỹ dù thể chế khác biệt và có 1 quá khứ chiến tranh đẫm máu!

    ReplyDelete
  2. Social norms thường được dịch là "chuẩn mực xã hội".

    ReplyDelete
  3. @NVP: Cám ơn anh Phú đã trả lời. Tuy nhiên tôi cảm thấy cách dịch này chưa chuẩn lắm. Social norms có thể bao gồm cả những tính xấu, trong khi đó "chuẩn mực xã hội" có lẽ chỉ bao gồm những điều tốt. Chắc không ai coi việc hối lộ cho cảnh sát giao thông là chuẩn mực xã hội của VN, nhưng có thể coi đó là một (bad) social norm.

    ReplyDelete
  4. Tôi không vào được link của bài báo nên không thể đọc, nhưng thấy có 1 điểm muốn hỏi là tại sao tác giả không dùng số ticket bị phạt/ đầu người mà lại dùng số ticket bị phạt không trả tiền/ đầu người? Bởi nhân viên ngoại giao không phải nộp phạt nên số unpaid ticket/ đầu người không thể hiện việc nhân viên ngoại giao có tuân thủ pháp luật hay không. Số ticket parking sai quy định theo tôi sẽ là chỉ số phản ánh thái độ không tuân thủ pháp luật chuẩn hơn (hoặc là tác giả có rational khác drive cái theory này?). Một điều nữa, cũng phải xét đến số lượng nhân viên của mỗi quốc gia để xem có đủ thực hiện nghiên cứu loại này hay không. Nếu số lượng nhân viên của mỗi quốc gia quá khác nhau và có nước có quá ít nhân viên thì cái chỉ số kia sẽ rất bias.

    Tôi không phải dân kinh tế nhưng thấy các nhà kinh tế có vẻ khoái dùng correlation nhỉ? Nó quá rough để giải thích cho các mối quan hệ. Ở biểu đồ trên, có quá nhiều outlier nên việc có high correlation mà không significant thì cũng là điều dễ hiểu.

    Theo rôi social norm nên được dịch là các quy tắc xã hội (những quy tắc – chuẩn hoặc chưa chuẩn- được xã hội ngầm định và mong muốn các cá nhân tuân thủ).

    ReplyDelete
  5. Bác Giang: social norm dịch là thông tục/lề thói xã hội có được không bác?

    Bạn aristotle: bạn chắc chưa lấy khóa học về Kinh tế lượng (Econometrics) bên khoa Kinh tế rồi. Các nhà Kinh tế không hề khoái dùng correlation. Tác giả chỉ dùng ở đây như một motivation cho presentation cho broad audience chứ nếu ở một seminar của dân kinh tế thì sẽ có chi tiêt. Điểm khác biệt nhất của Kinh tế lượng với một số ngành khác kể cả Thống kê học là từ các quan sát (observations) dựa trên các correlation, bên Kinh tế gắng đưa ra các lí thuyết cũng như các technique để tìm và giả thích mối quan hệ nhân quả (causal-effect).

    Lí do tác giả không dùng số ticket bị phạt theo tôi là vì nó chứa nhiều thông tin không chính xác. Thứ nhất, các nhà ngoại giao được miễn trừ dưới góc độ phát luật nhưng vẫn có nhiều người TỰ GIÁC nộp phạt khi biết mình vi phạm phát luật sở tại. Thứ hai, số lần vi phạm có thể gồm những trường hợp do không biết mà vi phạm, khả năng này rất dễ xảy ra đối với nhân viên ngoại giao chưa quen thuộc các qui định phát luật cũng như đường phố của NewYork.

    Dùng số unpaid ticket/người sẽ loại trừ được hai khả năng trên đồng thời nó sẽ phản ánh thói quen/lề thói (social norm) hay lạm dụng (abuse) đặc quyền, ở đây là quyền miễn trừ ngoại giao vì khi anh nhận được ticket thì anh biết rõ là anh đã vi phạm phát luật sở tại. Điều này liên quan đến yếu tố tham nhũng nhiều hơn.

    Cuối cùng, bạn đề cập đến số lượng nhân viên ngoại giao từng nước. Đây cũng là một ý hay nhưng dù sao tác giả cũng đã control bằng các chia cho đầu người. Hơn nữa, đây là nghiên cứu cho cross-country chứ không phải within-country nên theo tôi ảnh hưởng không nhiều lắm.

    ReplyDelete
  6. @aristotle: Cám ơn bác đã gợi ý chữ qui tắc xã hội. So với chữ thông tục/lề thói xã hội của Quốc Hùng gợi ý, chữ qui tắc có lẽ phản ánh đúng hơn nhưng lại cứng nhắc hơn thông tục/lề thói. Tôi chỉ curious thôi chứ dịch thế nào cho đúng thì để các nhà xã hội học quyết định.

    Bài nghiên cứu này có link tại: http://www.usc.edu/schools/business/FBE/seminars/papers/AE_4-28-06_FISMAN-parking.pdf, tôi vẫn vào xem được, nếu bác vẫn gặp trục trặc email cho tôi, tôi sẽ gửi bác một bản.

    Trong bài nghiên cứu, các tác giả có giải thích tại sao họ dùng unpaid tickets. Họ cho rằng hành vi lợi dụng diplomatic immunity để không trả parking ticket giống với corruption, i.e. lợi dụng đặc quyền để thu lợi (material benefit) cho bản thân. Lập luận của Quốc Hùng ở trên cũng tương tự như vậy.

    Tôi đồng ý với bác là nếu số nhân viên của một nước quá ít thì sai số sẽ lớn. Có lẽ vì vậy các tác giả phải dùng data trong một khoảng thời gian dài (5 năm) rồi tính trung bình để giảm bớt problem này.

    Tôi dùng chữ correlation vì lười không chịu giải thích kỹ, xin lỗi bác. Thực ra các tác giả dùng OLS và Tobit để kiểm chứng mối quan hệ giữa unpaid ticket với corruption index sau khi đã control một số yếu tố khác (eg GDP per capita). Mối quan hệ này significant ở 99% confidence trong nhiều regression.

    Không biết bác làm việc trong lĩnh vực nào, với ngành kinh tế và có lẽ các ngành khoa học xã hội khác, có một đồ thị với strong correlation như bên trên dù có vài outliers thì dân kinh tế cũng mừng lắm rồi.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.