Tôi thường không tán thành các quan điểm của libetarianism, nhưng rất thích đọc những lập luận của trường phái này vì nó rất thought-provoking, ví dụ lập luận nên legalize prostitution hay competitive money. Hôm nay đọc được ý tưởng Blackmail Inc xung quanh vụ David Letterman bị tống tiền thấy cũng thú vị.
Thử tưởng tượng nếu hành vi tống tiền được hợp pháp hóa, liệu có xuất hiện các công ty (Blackmail Inc) chuyên phục vụ cho hoạt động này hay không? Nếu ai đó muốn tống tiền hoặc bị tống tiền có thể thuê công ty này đứng ra làm trung gian thỏa thuận, vừa hiệu quả vừa đảm bảo các cam kết tống tiền sẽ được bảo đảm. Nhiều người coi thông tin là một loại hàng hóa có thể mua bán được, vậy có thể chấp nhận tống tiền cũng là một hoạt động mua bán thông tin hay không? Ngoài ra, nếu tống tiền được hợp pháp hóa, nguy cơ bị tống tiền sẽ là một hình thức discipline buộc mọi người phải sống "lương thiện" hơn?
Tất nhiên tống tiền có thể coi coi là một dạng "giao dịch bị ghê tởm" như bạn Quốc Anh đã từng đề cập trước đây. Đa số mọi người phản đối vì lý do đạo đức, nhưng về khía cạnh kinh tế cấm đoán việc tống tiền có lợi gì cho xã hội? Free Exchange cho rằng nếu tống tiền được hợp pháp sẽ có nhiều người bỏ thời gian công sức đi rình mò người khác để tống tiền, việc này sẽ lãng phí resource của xã hội. Lập luận này có lý, nhưng chưa đủ mạnh, thiếu gì những hoạt động vô bổ cho xã hội không bị pháp luật cấm đoán. Tóm lại nếu không viện dẫn đạo đức ra, tôi chưa có lập luận "kinh tế" nào đủ để phản bác lại quan điểm cho phép hợp pháp hóa hoạt động tống tiền của những người libetarian. Any idea?
Update (26/10): Một ý tưởng liberarian tương tự: legalize insider trading. Tác giả là Donald Boudreaux, giáo sư George Mason Uni, một stronghold của libetarianism.
DTM viết:
ReplyDeleteBác Giang làm tôi nhớ lại một bài tôi có xem qua trước đây. Nay tìm lại phục vụ các bác:
Walter Block – Toward a Libertarian Theory of Blackmail
http://mises.org/journals/jls/15_2/15_2_2.pdf
Trước hết cần tách blackmail khỏi extortion. Black mail được cấu thành bởi hai hành động hợp pháp (non-violence): đòi tiền và giữ yên lặng (chẳng hạn tống tiền A về việc A có bồ nhí cho vợ A). Còn extortion được cấu thành từ một hành động bất hợp pháp: đòi tiền và đe dọa hủy hoại (chẳng hạn tống tiền A về việc nếu không đưa tiền sẽ giết con A). Blackmail có thể hợp pháp hóa được còn extortion thì không.
Vấn đề kinh tế mà những người phản đối việc hợp pháp hóa blackmail đưa ra là: kẻ tống tiền (B) ở vị trí dominance còn người bị tống tiền (A) ở vị trí subordination. Giả sử A trả tiền cho B để yêu cầu B không tiết lộ thông tin mật thì B hoàn toàn có thể sẽ lại tiếp tục đe dọa một lần nữa sau khi nhận được tiền. Việc cấm B không được đe dọa A đơn giản là để bảo vệ kẻ yếu thế. :)
Liberterian thì cho rằng có thể hợp pháp hóa được bằng cách A và B ký hợp đồng theo đó sau khi B nhận được tiền thì sẽ không tiết lộ thông tin về A nữa. Nếu tiết lộ thì sẽ bị pháp luật trừng phạt. Vấn đề được giải quyết.
@DTM: Cám ơn bác đã giới thiệu bài của Block. Tôi chưa đọc kỹ và cũng không đi sâu được vào lĩnh vực luật. Tuy nhiên ngay từ phần mở đầu (câu trích dẫn Rothbatd) cho thấy quan điểm rất khác của libetarian school về luật pháp. Theo trường phái này mỗi cá nhân trong xã hội được phép làm bất kể điều gì miễn hành động đó không ảnh hưởng đến quyền và property tương đương của các cá nhân khác.
ReplyDeleteTôi thấy cách hiểu hệ thống luật pháp như thế quá "libetarian" (theo nghĩa không practical/pracmatic). Giả sử nếu bác thấy một người có ý định tự tử, liệu bác có dửng dưng không can thiệp vì cho rằng hành động đó là quyền của người ta và nó chẳng ảnh hưởng gì đến property and other legal rights của bác? Tôi nghĩ phạm trù legal rights phải bao gồm các yếu tố đạo đức, văn hóa, truyền thống nữa chứ không chỉ đơn giản là material property. Tuy nhiên luật pháp không thể nào định nghĩa và đưa được những yếu tố này vào, thế nên mới có những paradox dạng như cấm blackmail dù từng hành vi riêng rẽ (request money, keep silence) hoàn toàn hợp pháp.
Blackmail bị illegalized vì lý do đạo đức, nghĩa là khi một người thực hiện hành vi blackmail, nó không xâm phạm đến material property của các thành viên khác trong xã hội, nhưng nó ảnh hưởng đến ethical property, ie những thành viên khác sẽ cảm thấy bị hurt (ethically) khi chứng kiến hành động blackmail. Điều này tương tự như khi tôi phải chứng kiến một người sắp tự tử. Sẽ rất khó luật hóa thế nào là xâm phạm vào phạm trù đạo đức của người khác, thế nên luật cần phải cấm những hành vi "nổi cộm" kiểu như blackmail để tránh những cuộc tranh luận không thể ngã ngũ trước tòa.
Một khía cạnh khác mà Free Exchange đã nêu ra là một hành động cá nhân có thể bị cấm vì nó làm ảnh hưởng đến toàn xã hội nói chung (materially) chứ không chỉ vì nó vi phạm vào property của một cá nhân. Mặc dù lập luận của FE về khía cạnh này không đủ mạnh như tôi đã viết ở trên, tôi ngả về cách hiểu luật pháp như thế hơn là quan điểm libertarian của Rothbard và Block chỉ chú trọng đến từng cá nhân trong xã hội.
Hôm trước đem câu hỏi của bác Giang ra hỏi vợ em, thì có thêm ý kiến thế này. Thứ nhất, việc legalize blackmailing có thể dẫn đến chuyện những người bình thường (pre-legalization) không blackmail, nay (post-legalization) sẽ blackmail rất nhiều, vì hiện giờ giảm cost cho việc blackmail đi nhiều (không có expected judicial punishment nữa). Như vậy là những người mới bị blackmail bị thiệt sau khi có legalization. Vì thế blackmail legalization không còn là Pareto improvement nữa. (Và về mặt political economics thì dĩ nhiên những người này sẽ lobby chống lại blackmail legalization.) Thứ hai, liên quan một phần đến giá trị đạo đức của blackmailing, là khi còn illegal thì người ta không blackmail một phần vì không muốn behave illegally (bên cạnh việc có thể gặp phải judicial punishment). Nếu legalize blackmailing, thì yếu tố này sẽ tạo thêm nhiều blackmailing nữa (blackmail nay chỉ là một thứ business), nên những người bị blackmail lại càng chịu thiệt. Nhìn chung cả 2 lập luận này đều phụ thuộc vào yếu tố "fixed cost" vốn rất quan trọng trong quyết định đi blackmail (ở đây là về mặt legal). Trong kinh tế học libertarian, phần nhiều phải loại trừ fixed cost thì các claim mới đúng.
ReplyDeleteEm có thêm một ý kiến không dựa vào fixed cost, mà dựa vào asymmetric information, cũng là một khắc tinh của kinh tế học libertarian. Nếu blackmail được dễ dàng, thì sẽ có những người có interest trong việc nguỵ tạo bằng chứng giả để blackmail, và vẫn có được một phần nào credibility nhờ vào việc xã hội không observe/verify toàn diện những bằng chứng đó được. Trên thực tế, scandal chiếm trang nhất, còn đính chính thì hay nằm ở bìa cuối. Chính vì thế, khi có nhiều vụ việc ảnh hưởng đến danh dự như vậy, song chi phí toà án kiểm tra, phán xét lại quá cao, thì dễ dẫn đến blackmail thừa mứa, ảnh hưởng đến phúc lợi của nhiều người bị blackmail không đúng.
Đây chỉ bàn qua ở mức tương đối nông cạn. Em nghĩ nếu muốn nhìn sâu vào vấn đề, thì phải xem xem trong sự việc blackmail, xã hội có muốn thông tin được rò rỉ ra (VD: vợ cần biết thông tin chồng bồ bịch), hay muốn thông tin được giữ kín lại (thông tin đau lòng của một gia đình không có ích gì cho xã hội). So sánh giữa lợi ích cá nhân và xã hội thì rất khó khăn. Còn nếu không so sánh, thì chỉ có tiêu chuẩn Pareto improvement, mà việc legalize blackmailing thì không phải Pareto improvement rồi.
@Đỗ Quốc Anh: QA đã hỏi ý kiến vợ thì không thể sai được rồi :-)
ReplyDeleteVấn đề Pareto improvement, có lẽ cũng giống với lập luận của Free exchange, chỉ đúng nếu hệ thống pháp luật phải tính đến social benefit chứ không phải chỉ quan tâm đến individual liberty như quan niệm của liberarian (xem phần mình trả lời DTM).
Liberarian có thể lập luận là legalize blackmail có thể làm giảm số lượng blackmail vì mọi người sẽ sống "lương thiện" hơn, hoặc cẩn thận hơn. Cho nên có thể dù fixed cost giảm nhưng supply giảm nhanh hơn nên equilibrium hóa ra lại là Pareto improvement.
Lập luận asymmetric information cũng không strong vì thường thì người bị blackmail không bao giờ chịu trả tiền nếu thông tin blackmail là ngụy tạo. Nếu blackmail được ligalize và có những Blackmail Inc làm dịch vụ thì càng khó làm giả bằng chứng để blackmail. Lập luận của Walter Block mà bác DTM trích dẫn cho việc legalize blackmail chính là để bảo vệ cho người bị blackmail.
Đánh giá phúc lợi ở đây sẽ phụ thuộc rất nhiều vào context bác Giang ạ. Legalize blackmail có thể làm tăng việc "sống lương thiện", song như thế lại có thể giảm phúc lợi nữa. VD, một diễn viên nổi tiếng đóng phim porn để kiếm tiền và thăng tiến trước khi thành danh (và đến khi cô thành danh, cô đem lại nguồn vui lớn cho rất nhiều khán giả). Hay diễn viên porn đóng phim để có tiền chữa bệnh cho con bị ung thư máu. Việc tăng sự sống lương thiện ở đây cũng làm giảm phúc lợi của cá nhân và xã hội.
ReplyDeleteVề lập luận asym info của em, vấn đề là ở chi phí kiểm định blackmail. Em nghĩ là chi phí này cao trong rất nhiều trường hợp. Hơn nữa, để blackmail thì người ta có thể tự lập/collude với một Blackmail Inc được. Muốn giải quyết, thì lại phải có regulation hay "credit rating" cho các Blackmail Inc. Với chi phí kiểm định cao, việc này cũng tạo ra nhiều sự thiếu hiệu quả.
Em nghĩ luật pháp, kể cả hiểu theo cách libertarian, cũng cần quan tâm đến negative externalities. Ví dụ như libertarians thường bảo vệ intellectual property rights rất mạnh, mặc dù về tự do cá nhân thì việc sao chép nhạc, phát minh vv. không có gì sai. Hay có thể đấy là quan điểm về luật pháp của em.