Việc các credit rating agencies (CRA) đánh giá sai rủi ro từng bị cho là hậu quả của cấu trúc oligopoly trong thị trường này. Tuy nhiên Stephen Nelson cho rằng các CRA thực ra chỉ bị sai lầm khi đánh giá các loại structured debts (MBS, CDO) chứ ít khi họ sai lầm khi đánh giá corporate debts, và có lẽ cả sovereign debts. Lý do là corporate debts thường dễ dàng đánh giá được bằng các chỉ số phản ánh hoạt động thực của công ty, ví dụ earning hay profit. Tương tự như vậy sovereign debts cũng dễ dàng xác định được rating dựa vào các macro indicators như GDP growth, inflation, public debt...
Trong khi đó pooled products phụ thuộc rất nhiều vào mô hình dự đoán risk của các sản phẩm đó. Chưa kể bản thân các issuers cũng tìm cách negotiate với các CRA để cấu trúc sản phẩm của mình theo cách mà các CRA sẽ cho A rating. Nghĩa là trong khi corporate hay sovereign debts sẽ được đánh giá dựa vào "sức khỏe" của issuers thì structured products lại có thể được engineered/optimized tùy theo mô hình của CRA. Điều thú vị là Nelson cho biết rủi ro này đã tồn tại từ thời Great Depression và QH Mỹ thời đó đã nhận ra điều này. Có lẽ đó là một trong những lý do của luật Glass-Stealgall ra đời.
Nếu vậy, các cải cách cho hệ thống CRA cần tập trung vào lĩnh vực đánh giá rủi ro cho structured products chứ không phải các loại plain vanila debts như corporate hay government bonds.
Đúng là các hãng đánh giá tín nhiệm không đánh giá đủ mọi rủi ro của mortgage-backed securities, asset-backed securities; dĩ nhiên CDO càng khó hơn.
ReplyDelete