Friday, October 30, 2009

Autumn effect


Rất nhiều cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra vào mùa thu, trong tháng 9 và tháng 10. Catherine Rampell đưa ra một cách giải thích là lịch sử thị trường tài chính Mỹ trong thế kỷ 19 luôn bị thiếu liquidity vào mùa thu vì đây là mùa thu hoạch nông sản, do đó liquidity bị rút ra khỏi thị trường tài chính để phục vụ cho mục đích mua bán nông sản. Tất nhiên đấy là thời Mỹ còn theo bản vị vàng, nghĩa là liquidity trên thị trường bị giới hạn bởi số lượng vàng mà nền kinh tế sở hữu. Sau này, khi chuyển sang dùng tiền giấy vấn đề liquidity này không còn tồn tại nữa miễn là ngân hàng trung ương thực hiện tốt chức năng lender of last resort.

Một commenter trên Free Exchange đưa ra giả thuyết là tháng 9,10 hàng năm thời gian trời sáng (day light) giảm rất nhanh nên ảnh hưởng vào tâm lý của traders, những người vừa đi nghỉ hè về. Một commenter khác phát triển ý này tiếp, cho rằng vì thiếu ánh nắng mặt trời nên trade bị thiếu vitamin D, là nguyên nhân làm họ depressed. Do vậy cần phải phát vitamin D cho Wall street traders vào đầu mùa thu để phòng ngừa khủng hoảng tài chính.

VN chẳng bao giờ thiếu nắng, cho nên không lo ngại gì traders VN thiếu vitamin D gây ra khủng hoảng :-)


10 comments:

  1. Lại nói về Việt nam đầy mâu thuẫn, mong anh Giang phân tích các chính sách:
    - Tiếp tục gói hỗ trợ lãi suất 2% để tránh sốc.
    - Chuẩn bị thông qua gói kích thích kinh tế thứ 2
    - NHNN sẽ không điều chỉnh lãi suất cơ bản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhưng cũng sẽ không cung ứng thêm tiền vào lưu thông.

    ReplyDelete
  2. @Anonymous: 1-2 chứng tỏ kinh tế VN vẫn rất yếu và policy makers lo sợ sẽ rơi vào recession trước ĐH Đảng. 3 + các tin tức NHNN đi vay ODA để bù dự trữ ngoại tệ cho thấy NHNN giữ chính sách tiền tệ chặt để tránh VNĐ bị depreciation chứ không phải lo ngại lạm phát. Có điều 1-2 và 3 "mâu thuẫn" như bác nói nên hiệu quả sẽ không cao, kết quả là nợ chính phủ (domestic + foreign) tăng cao chỉ để giữ tỷ giá và tốc độ tăng trưởng ổn định trong ngắn hạn.

    ReplyDelete
  3. Anh Giang,
    Việc giữ cho VND không bị depreciation không phải chỉ là biện pháp ngắn hạn. Ai cũng biết là KT VN phụ thuộc rất nhiều và dòng vốn đầu tư nước ngoài, cả FDI và FII. Vì thế, trước mắt, việc giữ tỷ giá, và ổn dịnh chính trị, ổn định kinh tế (tiêm thuốc giảm đau) là biện pháp tốt nhất trong thời gian này. Nếu đề thị trường mất ổn định hoặc thả nổi tỷ giá bây giờ thì nền kinh tế chết chắc chứ chưa nói đến hồi phục hay phát triển.
    Nhiều người tin rằng việc giữ tỷ giá và kinh tế tăng trưởng ổn định chỉ là ngắn hạn để qua ĐH Đảng nhưng em thì cho rằng việc giữ như thế để duy trì ổn định dòng vốn đầu tư nước ngoài, có lợi cho dài hạn. Vài năm nữa, khi XK đủ sức bù nhập khẩu, nền SX vững hơn nữa, nhu cầu nội địa đủ lớn thì lúc các chính sách tài chính, tiền tệ có thể linh hoạt hơn. Ngay bây giờ thì thực sự là rất khó.

    ReplyDelete
  4. ĐTM viết:

    Tình hình VN bây giờ thuộc mô tuýp: "A tiger by the tail." Thế giới cũng chắc sắp chuyển sang rồi (dấu hiệu CPI tăng ở Úc và Ấn). Không giữ thì cũng chết, mà càng cố giữ thì tương lai sẽ càng chết thảm :).

    Gõ lại một đoạn của Hayek viết năm 1969:

    "Now we have an inflation-borne prosperity that depends for its continuation on continued inflation. If price rise less than expected, then a depressing effect is exerted on the economy. I expected that ten years would suffice to produce increasing difficulties; however, it has taken 25 years to reach the stage where to slow down inflation produces a recession. We now have a tiger by the tail: How long can this inflation continue? If the tiger (of inflation) is freed, he will eat us up; yet if he runs faster and faster while we desperately hold on, we are still finished! I'm glad I won't be here to see the final outcome..."

    ReplyDelete
  5. hình như năm nay VN ko vay tiền của WB sớm, năm say ko còn được vay ưu đãi nữa, năm sau thu nhập ng dân VN vượt ngưỡng 900USD/1

    ReplyDelete
  6. @Nhat Nam: Anh nghĩ FDI không phụ thuộc nhiều vào độ ổn định của đồng tiền, FII thì có nhưng VN cần cân nhắc có nên khuyến khích loại capital này không.

    Trước năm 1997, Thailand, Indonesia cũng có quan niệm về tỷ giá giống VN bây giờ. Nghĩa là lo rằng thả nổi hoặc phá giá sẽ gây hoảng loạn và suy sụp kinh tế. Có thể hoàn cảnh của VN khác, nhưng nếu cố giữ VNĐ overvalued too long thì còn nguy hiểm hơn. Chí ít là NHNN cứ luôn phải lo đối phó với vấn đề tỷ giá, nhiều khi bằng những cách rất tốn kém như đi vay ODA để bù cho dự trữ ngoại hối, trong khi gần như bó tay với chính sách tiền tệ.

    Vấn đề ĐH Đảng và các chính sách kinh tế, ý của anh là không nên duy ý chí với những mục tiêu headline (GDP growth, inflation) mà nên nhìn vào thực chất cuộc sống của người dân. ĐH Đảng là một sự kiện chính trị quan trọng và nó sẽ tạo thành political cycle như các kỳ bầu cử TT/QH ở Mỹ. Nhưng nó là chuyện nội bộ của Đảng, không phản ánh ý nguyện của quảng đại dân chúng nên những chính sách duy ý chí rất dễ bị phóng đại.

    @ĐTM: Có lẽ Hayek viết đoạn đó lúc cuối đời phải không bác? Nhưng dường như trong đoạn văn này Hayek xác nhận short term impact của monetary policy, ngược lại với quan niệm money neutral của nhiều người theo trường phái Áo. Bác cho tôi hỏi, Hayek nói riêng và trường phái Áo nói chung thiên về gold standard hơn hay competitive money hơn? Đoạn trên của Hayek có vẻ cổ súy cho gold standard.

    @Pham Viet Hung: Tôi thì chỉ mong VN không được vay ưu đãi nữa.

    ReplyDelete
  7. DTM viết:

    Khi đó Hayek vẫn còn "trẻ" :) mới có 70 tuổi, ông còn sống thêm thêm 22 năm nữa. Đủ thời gian để viết vài tác phẩm bộ Law, Legislation and Liberty (1971-1979), một cuốn essays (1978), triển khai lý thuyết về competitive money (1977), và The fatal conceit: The error of socialism (1981-1988).

    Ở thời điểm Hayek viết đoạn trên thì Hayek có lẽ vẫn ngả theo gold standard như bác nhận xét. Từ khoảng năm 1975 trở đi thì Hayek phát triển ý tưởng về competitive money. Đây vẫn là một tranh cãi lớn trong nội bộ trường phái Áo.

    Về quan niệm money neutral: Theo hiểu biết của tôi thì các nhà kinh tế Áo KHÔNG cho rằng money là neutral mặc dù nó là medium of exchange (nếu hiểu theo nghĩa neutral là sự tăng/giảm cung tiền sẽ làm tăng/giảm các mức giá cả theo một tỷ lệ tương ứng) bởi vì nhu cầu trao đổi, khả năng tiết kiệm etc. của mỗi người là khác nhau.

    ReplyDelete
  8. @DTM: Cám ơn bác đã giải đáp thắc mắc của tôi. Khái niệm "money neutral" ý của tôi là monetary policy không có real effect, kể cả short-term. Có thể tôi hiểu nhầm nhưng tôi thấy một số người theo hoặc sympathy với Austrian school quả thật cho rằng monetary không có real effect.

    Nếu theo bác giải thích, Austrian nói chung và Hayek nói riêng công nhận real effect (trong short term) thì tại sao họ lại phản đối Keynsian về vấn đề dùng monetary policy để giảm bớt real fluctuation khi nền kinh tế bị real shocks? Tất nhiên Austrian có thể nói rằng các central banks luôn đưa ra wrong policy, nhưng như thế không có nghĩa là không nên sử dụng monetary policy.

    Nếu (correct) monetary policy là một công cụ tốt để giảm real shocks thì trừ khi central banks không bao giờ đưa ra được monetary policy tốt, có lẽ nên giữ lại monopoly trong việc phát hành tiền để CB có khả năng thực thi monetary policy. Nghĩa là không nên có competitive money mà nên giữ lại national currency, ngược lại vơi quan điểm của Hayek.

    Ngoài ra một hệ thống competitive money đòi hỏi phải có strong competition giữa các issuers. Làm sao để đảm bảo điều này? Một vấn đề nữa là ngay cả khi có strong competition, nếu managers của các issuers (banks) có lợi ích khác với owner, outcome có thể sẽ rất tệ vì managers sẽ lợi dụng money issuing power để kiếm lời ngắn hạn, do vậy sẽ destabilize hệ thống tiền tệ này. Điều này giống hệt như các investment banks vừa rồi tăng tỷ lệ leverage lên để kiếm lời trong ngắn hạn khi competition từ các đối thủ khác gia tăng. Hậu quả là sẽ cần phải có strong regulation hay rất nhiều government interventions, ngược lại với mục tiêu xóa bỏ government của Austrian school.

    ReplyDelete
  9. anh oi! a có thể làm rõ điểm giống và khác nhau giữa core inflation & headline inflation và liên hệ với Việt Nam được ko ah? em có nhiều điểm mâu thuẫn mà chưa thấy tài liệu nào làm rõ! em cảm ơn anh nhiều.

    ReplyDelete
  10. @lyly_flower_2403: điểm giống nhau là cả hai đều là chỉ số lạm phát :-)

    Một chỉ số lạm phát bao gồm một rổ hàng hóa cố định. Các chỉ số lạm phát có các rổ hàng hóa khác nhau. Core CPI là chỉ số với một rổ hàng hóa giống hệt như headline CPI nhưng bỏ bớt đi food và energy là 2 sản phẩm có volatility lớn nhất trong rổ CPI.

    Đối với người dân, headline CPI là quan trọng vì đó là rổ hàng hóa họ mua hàng ngày. Đối với policy makers họ phải quan sát nhiều index khác nhau, trong đó core CPI là một. NHNN VN cũng nên như vậy, nghĩa là khi ra các quyết định liên quan đến chính sách tiền tệ họ nên tham khảo nhiều loại chỉ số lạm phát khác nhau (headline/core CPI, PPI, GDP deflator, terms of trade...)

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.