Tuesday, October 20, 2009

China V


Michael Pettis lại có một bài rất hay về TQ, có thể nói đây là econblog number one về kinh tế tài chính TQ (trước đây còn có Follow the money của Brad Setser, nhưng Setser đã đóng blog vì chuyển sang làm nhân viên cho Larry Summers trong WH). Ai quan tâm đến kinh tế TQ nhất thiết phải đọc Michael Pettis.

Trong bài vừa rồi, Pettis đã giải đáp được một thắc mắc của tôi lâu nay về chính sách export-led growth của nước này. Từ trước tới giờ, rất nhiều người trong đó có tôi cho rằng TQ theo đuổi export-led growth bằng cách giữ tỷ giá của đồng RMB thấp để hàng hóa xuất khẩu của TQ có giá rẻ khi xuất ra bên ngoài. Mỹ đặc biệt khó chịu với chính sách tỷ giá này của TQ và đã nhiều lần (qua nhiều đời tổng thống) tìm cách buộc TQ phải nâng giá đồng RMB.

Tuy nhiên để giữ RMB thấp, nhất là tương đối với USD, TQ buộc phải can thiệp vào thị trường ngoại hối và mua USD cất vào foreign reserve. Điều này phù hợp với số liệu foreign reserve của TQ tăng rất nhanh trong một thập kỷ qua, đến mức TQ đã trở thành chủ nợ lớn nhất của chính phủ Mỹ. (Cần hiểu "chủ nợ" ở đây là người nắm giữ số government bonds của Mỹ lớn nhất chứ không phải là người cho vay trực tiếp). Nhưng một điều hiển nhiên là khi mua USD tích trữ, lượng cung tiền trong nền kinh tế của TQ sẽ tăng mạnh, giống hệt như những gì VN đã trải qua trong giai đoạn 2006-2007. Nhưng như vậy tại sao TQ không bị lạm phát cao như VN trong nửa đầu 2008?

Rõ ràng là ngân hàng trung ương TQ (PBoC) phải sterialize việc mua USD của mình rất hiệu quả, hoặc phải tăng lãi suất để chống lạm phát. Nhưng mặt bằng lãi suất của TQ khá thấp so với VN, trung bình lãi suất cho vay ngắn hạn (6 tháng) chưa bao giờ vượt 7% trong suốt 10 năm qua. Đành rằng PBoC sử dụng required reserve ratio, central bank notes, và trả lãi suất cho excess reserves cho các NHTM để ngăn chặn lạm phát, money supply của TQ (M2 growth) tăng trung bình khoảng 20%/năm, khá cao so với nhiều nước đang phát triển chứ đừng nói gì các nước phát triển. Vậy để export-led growth thông qua undervalued RMB có thể sustainable, TQ phải còn có một cái trick nào đó?

Lý giải của Michael Pettis là labor policy, một phần nào đó có liên quan đến labor mobility mà tôi đã đề cập trước đây. Theo Pettis, TQ đã tạo điều kiện để nông dân nghèo trong nội địa đổ ra các tỉnh duyên hải làm việc trong các xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Điều quan trọng là những người lao động này được trả lương rất thấp và hầu như không có các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội cũng như công đoàn bảo vệ. Chủ các doanh nghiệp có power rất lớn trong việc thuê mướn và đuổi việc người lao động, do đó họ có thể trả lương thấp và có thể thay đổi labor force rất nhanh nếu tình hình sản xuất có biến động. Chính mức độ labor mobility/flexiblity này giúp cho các doanh nghiệp TQ có giá thành sản phẩm thấp, do đó có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.

Chính vì giới chủ dễ dàng "bóc lột" công nhân nên số liệu thống kê cho thấy thu nhập của người lao động trong nhiều năm qua tăng thấp hơn nhiều tốc độ tăng trưởng kinh tế và tất nhiên là chậm hơn corporate profit. Theo Michael Pettis, đây là một dạng industrial policy nhằm nghiêng cán cân phân chia lợi nhuận cho giới chủ doanh nghiệp, do vậy tiếp tục kích thích đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Điều này có một hệ quả quan trọng liên quan đến vấn đề lạm phát mà tôi nói đến ở trên. Đó là do thu nhập của người dân tăng chậm nên tốc độ tăng private consumption cũng chậm hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung. Dẫn đến domestic demand tăng chậm và giảm áp lực lên lạm phát. Nhiều người cho răng saving rate của TQ cao vì bản chất dân TQ tiết kiệm, điều này có thể đúng phần nào nhưng Pettis cho rằng chính slow private income growth mới là lý do chính dẫn đến low private consumption và high saving.

Như vậy, export-led growth policy của TQ phải có hai vế: giữ đồng RMB thấp và giữ cho private income tăng chậm hơn GDP growth. Vế sau sẽ giữ cho private consumption tăng chậm và giảm sức ép lạm phát. Xét trên quan điểm national accounting, hạn chế private consumption (C) sẽ giúp gia tăng NX vì domestic saving tăng. Như vậy hai chính sách này một là nominal policy, một là real policy, phối hợp với nhau giúp TQ tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng không bị lạm phát. Nếu không phải vì tình cờ, có thể nói những người hoạch định chính sách vĩ mô của TQ rất giỏi khi đưa ra được cặp chính sách này, chưa kể họ còn có khả năng thực hiện hiệu quả cả hai chính sách.

VN có nên học tập kinh nghiệm này không? Không, vì chúng ta theo đuổi định hướng XHCN, đồng nghĩa với giảm thiểu sự bóc lột của giới chủ với người lao động.

Update (27/10): Newsweek có một bài viết khá negative về China.


9 comments:

  1. Về chênh lệch giữa tăng trưởng M2 và GDP, có thể có 3 cách giải thích ở đây: người giầu tăng saving rate, dẫn đến tăng investment, cộng với đầu cơ vào nhà đất, chứng khoán; GDP growth bị underreport; CPI growth bị underreport (có thể là weights trong CPI basket không phản ánh đúng thực tế tiêu dùng) - hoặc có thể PPI tăng nhanh hơn CPI nhiều. Cách giải thích trong bài là cách đầu tiên, song em nghĩ có cả 2 yếu tố sau. Vì nếu không, industrial production và investment tăng nhanh hơn consumption nhiều, và với con số tăng trưởng GDP & CPI như thế, Trung Quốc sẽ bị bùng nổ investment, và ICOR phải tăng rất nhanh. Mà em nghĩ là ICOR của họ cũng không cao như của Việt Nam.

    ReplyDelete
  2. Bác Giang ơi,
    Cái chính sách để dân nông thôn ào ra thành thị làm việc rất là flex đó chả có ai nghĩ ra cả mà chẳng qua đó là một hệ quả tất nhiên của giai đoạn phát triển tiền tư bản. Ông blogger của bác thì cho rằng đó là chính sách tài tình của TQ nhưng em thì cho đó là sự buông lỏng, thả sức để giới chủ bóc lột, một hình thức tập trung tư bản khá thô.
    Việt Nam mình cũng vậy thôi bác, chỉ có điều VN mình vẫn to mồm cho rằng theo định hướng XHCN nhưng lương công nhân khoảng 1 triệu/tháng thì bác tính thế nào. Em nghĩ VN khác với TQ ở điểm mình vẫn cấm không cho đầu tư ra nước ngoài. Vì thế, dòng vốn vào thì nhiều, dòng vốn đẻ ra vốn trong nước cũng không ít mà lai cấm dòng vốn đầu tư ra, tự khắc sẽ dẫn đến ICOR cao, tự khắc sẽ dẫn đến lạm phát mà thôi.

    ReplyDelete
  3. @bac Nhat nam

    Em khong dong y lam voi cach noi cua bac lam, hon nua, van de bac dua ra khong hop ly lam: bac nen so sanh tang truong cua TQ voi VN, sau do so sanh C cua VN so voi C cua TQ, nhu the van de se ro hon (nhung so lieu nay deu co bao cao chinh thuc va phi chinh thuc, cung khong van de gi neu lay cung mot nguon)

    Con ve viec cam dau tu ra nuoc ngoai, em cung khong biet nhieu lam, nhung theo trinh do so dang cua em, neu VN la moi truong dau tu tot, tai sao lai di tim moi truong dau tu nuoc ngoai, neu chi vi muc dich kinh te don thuan. Theo em biet, cac nganh tai VN deu dang dau tu chieu rong ma chua he dau tu theo chieu sau, vi vay, viec dau tu ra nuoc ngoai o VN se la dau tu theo chieu rong, ma nhu vay thi rui ro cao hon, vi nhu vay thi cot loi cua su phat trien khong do minh quyet dinh. Neu co du tien thi CP VN nen chinh thuc dau tu chieu sau.

    Co gi ngu dot, xin cac bac bo qua

    ReplyDelete
  4. Bài phân tích khá hay.Dù sao cũng thấy chinh phủ TQ có những nhà hoạch định chiến lược tài tình.Còn VN thì chỉ sao chép máy móc.Người LĐ VN cũng đang bị bần cùng hóa đó thôi.

    ReplyDelete
  5. @Đỗ Quốc Anh: TQ có foreign reserve gần bằng 50% GDP (VN chỉ khoảng 25%) nên khó có thể giải thích bằng statistical discrepancies được. Việc TQ không bị lạm phát như VN chứng tỏ TQ phải suppress domestic demand rất mạnh, nhưng để giữ GDP growth thì investment và NX phải tăng trưởng rất cao. Có lẽ ICOR của TQ không cao như VN vì investment tập trung cho export sector khá hiệu quả.

    @Nhat Nam: ICOR có thể tạm coi như một dạng invert marginal product of capital. Bởi vậy bạn có lý khi nói "vốn đẻ ra vốn,... tự khắc làm ICOR cao". Tuy nhiên nếu MPC thấp vì vốn không chảy ra nước ngoài được thì tại sao vốn nước ngoài vẫn chảy vào VN? Cách giải thích duy nhất là state sector của VN đầu tư không hiệu quả (MPC thấp) trong khi private sector, đặc biệt export sector vẫn có MPC cao nên vân thu hút được foreign capital. Nếu vậy ICOR cao không phải vì vốn không được đầu tư ra ngoài mà vì một phần lớn vốn đầu tư của xã hội bị chảy vào sector có MPC thấp.

    Tôi có để ngỏ khả năng sự thành công của TQ chỉ là tình cờ chứ không phải được design. Việc suppress private consumption có thể chỉ là hậu quả tất yếu của giai đoạn tiền tư bản như bạn nói. VN không có những làn sóng migration đến các khu công nghiệp lớn như ở TQ, có thể vì infrastucture constraints, nhưng cũng có thể một phần vì chính sách. Đúng là lương công nhân ở VN rất thấp nhưng không thể phủ nhận là tốc độ giảm nghèo của VN khá tốt. Rất có thể chính sách "mèo trắng, mèo đen" của Đặng khác về bản chất với "đinh hướng XHCN" của VN.

    @X30: Tôi vẫn luôn khâm phục lãnh đạo của TQ bác ạ, ví dụ ở đây.

    ReplyDelete
  6. @The Son,

    Việc so sánh tăng trưởng và C giữa VN và TQ thì bác Giang đã làm rồi. Minh chỉ có ý nói rằng chính sách "tài tình" của TQ thực ra chỉ là hệ quả tất nhiên và VN cũng đang chịu tác động của hệ quả này.

    Có khá nhiều nghiên cứu cho thấy khi một nước mở cửa thị trường vốn thì nước đó có nhiều khả năng phát triển mạnh hơn.

    Mình không nhiểu rõ ý bạn nói về đầu tư theo chiều rộng và sâu lắm nhưng đại ý của cả bạn và anh Giang cho rằng đầu tư trong nước đang có rất nhiều cơ hội thì việc gì phải đầu tư ra nước ngoài. Tuy vậy, việc mở cửa thị trường vốn không đơn thuần chỉ là sự so sánh như vậy.

    Khi mở cửa thị trường vốn, thị trường vốn của VN sẽ được intergrated với thị trường vốn thế giới làm cho cost of equity hạ xuống rất nhiều và chi phí huy động vốn rẻ đi. Lúc đó, lượng đầu tư nước ngoài và sẽ tăng rất mạnh bởi vì không chỉ có các Venture hay EM fund nhẩy vào mà có rất nhiều các loại fund khác cũng có điều kiện nhảy vào.

    Ngoài ra, nếu xét trên góc độ từng doanh nghiệp, hoặc từng giai đoạn (timming) thì không phải lúc nào cơ hội đầu tư ở VN cũng là tốt, ngay kể cả với người Việt. Ví dụ, trong giai đoạn khủng hoảng vừa rồi, phần vì lo sợ rủi ro nên dòng vốn không chảy vào VN, phần vì có quá nhiều cơ hội đầu tư ngon ăn khác ở khắp nơi trên thế giới, ở ngay cả các thị trường đã phát triển như Mỹ, châu Âu nên dòng vốn tự khắc chảy về các nơi đó. Nếu các nhà đầu tư VN có thể thoải mái nhảy ra đầu tư ở nước ngoài thì có lẽ đã vớ được khá nhiều good deals. Đó là vấn đề timming.

    Còn đối với từng doanh nghiệp hay cá nhân, khi core biz của họ gặp trở ngai vì thị trường trong nước đã bão hòa, thay vì phải đầu tư ra ngành khác thì họ có thể tìm đến đầu tư ra các thị trường khác bằng chính core biz của mình. Hơn nữa, trong 1 chuỗi giá trị, rõ ràng các DN VN rất ít khi làm chủ được 1 chuỗi giá trị hoàn chỉnh. Vì thế, việc mua lại các nhà cung cấp ở nước ngoài hay mua lại, đầu tư vào các distributors ở các thị trường khác là các hành động đầu tư rất đúng đắn, có khả năng sinh lời cao hơn là việc dư vốn, đem đi đánh bạc trên thị trường CK như thời gian qua.

    Nói tóm lại, VN mình phải tự nhìn nhận thấy mình là ai, VN chỉ là 1 frontier market (chưa được gọi là emerging market) rất nhỏ bé trên bản đồ tài chính thế giới. Nếu mình cứ tự huyễn hoặc mình và cho rằng đầu tư vào VN là sinh lời cao là 1 điều hết sức sai lầm.

    ReplyDelete
  7. Một bài viết phân tích rất hay về TQ, quả thực em thấy đối nghịch với những cao ốc chọc trời tại Shanghai cũng là cảnh người lao động TQ khổ sở để có income 1$/day như VN chúng ta. Bài viết của thầy làm em học thêm được sự thâm sâu của China.

    ReplyDelete
  8. Ý trên của em là nếu như có sự chênh lệch nhiều giữa growth rate của real GDP & consumption và growth rate của real investment & saving như giải thích trong bài, thì chỉ sau một thời gian sẽ tạo ra sự chênh lệch lớn giữa investment và consumption, và sẽ thể hiện ra ở nhiều sự lệch lạc trong nền kinh tế. Ví dụ có thể là đầu tư thiếu hiệu quả, như bác Giang nhắc đến ICOR và các SoE, cũng có thể là investment bubbles, vv. Liệu thời điểm này Trung Quốc đã có những biểu hiện gì về những lệch lạc này chưa ạ? Nếu bắt đầu lệch lạc như thế, thì hiện tượng chênh lệch consumption & investment khó tiếp tục lâu dài được, và sớm muộn sẽ có sự thay đổi trong môi trường chính sách.

    ReplyDelete
  9. Bài này thú vị anh Giang ạ. Có nhiều cái đáng để suy nghĩ.

    Em thấy ý của QA cũng có lý. Rõ ràng vẫn có nhiều điều chưa thể lý giải hết về TQ hay sự thành công hiện tại của TQ. Nguyên nhân đơn giản là do (1)còn sớm để nhận định và (2) số liệu của TQ cũng chưa thật chuẩn. Nhiều năm trước khi phát hiện ra imbalances của Mỹ, em nhớ là bên cạnh rất nhiều ý kiến chỉ trích thì cũng có khá nhiều người đưa ra lý giải để nói rằng Mỹ có thể duy trì các imbalances đấy mà không gặp phải khó khăn gì quá lớn. Sợ rằng điều tương tự đang xảy ra với TQ.

    Dù sao, về tài năng chính sách của TQ thì vẫn đáng khâm phục. Nói về chính sách lao động, em chỉ đồng ý một phần về ý kiến ở trên cho rằng có labor mobility của TQ chỉ là hệ quả tất yếu. Vì rõ ràng TQ rất chủ động trong chính sách labor của mình, chứ ít khi bị động. Ví dụ về chính sách đưa lao động ra nước ngoài được thực hiện rất chủ động/bài bản gần đây của TQ. Họ đưa lao đông đi bằng cách đưa doanh nghiệp đi (nếu là công nghiệp) hoặc đưa cả làng, xã đi (nếu là nông nghiệp). So sách với xuất khẩu lao động của VN thì rõ ràng là TQ chủ động hơn nhiều.

    Chỉ có điều chính sách lao động của TQ như Pettis phân tích có thực sự được TQ tính toán trong bài toàn kinh tế tài chính vĩ mô của họ không thì khó mà khẳng định được. Nên đúng là vẫn phải bỏ ngỏ khả năng này.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.