Tôi không có ý định dự đoán ai sẽ được trao giải Nobel kinh tế trong vài giờ nữa (thực ra tôi cũng không có khả năng dự đoán), nhưng không thể không viết vài dòng về tính relevance của giải Nobel Kinh tế nói chung như nhiều econblogs khác. Hôm qua Christopher Swann (Reuters) viết một bài đả kích mạnh mẽ giải thưởng này và đề nghị bãi bỏ. Trong bài viết này, Swann trích dẫn lại lời của Friedrich Hayek khi ông được trao giải năm 1974 rằng chính bản thân Hayek cũng không tán thành việc trao giải Nobel Kinh tế. Hôm nay đến lượt Alan Beattie (Financial Times), mặc dù nói ủng hộ giải thưởng này nhưng trích dẫn Keynes cho rằng các nhà kinh tế nên "khiêm tốn" hơn trong công việc và ngành học của mình, gián tiếp cho rằng kinh tế không nên "sánh vai" với các ngành khoa học khác trong hệ thống giải thưởng Nobel.
Keynes và Hayek có quan điểm khác nhau về vai trò của nhà nước, nhưng cả hai bộ óc vĩ đại này đều lo ngại sự ảnh hưởng của một vài cá nhân, dù rất giỏi, đến chính sách kinh tế của một quốc gia. Giải Nobel Kinh tế, sau khi giúp cho người đoạt giải trở nên nổi tiếng, rất có thể là một công cụ giúp leverage việc implementation các quan điểm, lý thuyết, mô hình kinh tế của một cá nhân hay trường phái kinh tế vào cuộc sống. Điều này đi ngược lại một điều kiện bất biến trong kinh tế học: fair and open competition luôn luôn có lợi.
Nếu được bỏ phiếu, tôi sẽ nghiêng về phía đề nghị hủy bỏ giải Nobel này. Không phải các nhà kinh tế học xuất sắc không đáng được vinh danh, mà vì không nên để giải Nobel trao một social status rất quan trọng cho một vài cá nhân có thể gây ảnh hưởng đến chính sách và public opinion (vd Krugman hiện tại). Nếu cần vinh danh các nhà kinh tế học, hãy sử dụng những giải thưởng có tính chuyên môn và nội bộ như John Bates Clark Medal.
Update (13/10): Elinor Ostrom và Oliver Williamson được trao giải Nobel Kinh tế năm nay. Cũng như đa số các nhà kinh tế (theo Steve Levitt là 80%) tôi đã nghe đến tên tuổi lẫy lừng của Williamson, người đáng ra phải được giải cùng thời với Douglass North, nhưng hầu như không biết gì về Ostrom. Tuy nhiên đọc những reviews ở đây và nhận xét của Paul Romer, một ứng cử viên nặng ký khác, có thể thấy giải cho Elinor Ostrom rất xứng đáng. Đợi bạn Quốc Anh viết bài review về các công trình của Ostrom sau.
Một nhận xét thú vị của Barry Ritholtz là giải Nobel Kinh tế năm nay đã khẳng định một lần nữa EMH của Eugene Fama không đúng. Trước khi giải được công bố, Fama là người có tỷ lệ cá cược thấp nhất (2/1), nghĩa là có xác suất thắng giải lớn nhất theo quan điểm của "market" (trong khi Williamson chỉ là 50/1). Như vậy nếu EMH đúng thì Fama phải được trao giải năm nay nhưng thực tế đã không xảy ra như vậy. Thực ra ngay từ lúc Obama được trao giải Nobel Hòa bình, đã có nhiều người nghi ngờ khả năng "efficient prediction" của thị trường cá cược.
Tuy vậy quan điểm của tôi vẫn là nên bỏ giải thưởng này, hoặc theo như Steve Levitt dự đoán, giải Nobel Kinh tế có thể một ngày nào đó trở thành Nobel in Social Science, xa rời dần những lý thuyết quá abstract và thiếu tính thực tế. Giải Nobel, có thể khởi thủy có mục đích khác, hiện tại đã trở thành một giải thưởng quốc tế cho các đóng góp của các nhà khoa học cho nhân loại nói chung. Nó đã vượt ra khỏi khuôn khổ vinh danh đóng góp của một cá nhân trong một ngành khoa học nào đó vì mức độ popularity của nó.
Bởi vậy, như tôi đã lập luận ở trên, cái social status mà nó đem lại cho người đoạt giải lớn hơn rất nhiều những giải thưởng chuyên ngành khác như Fields của toán học hay Clark của kinh tế học. Rất có thể một cá nhân đoạt giải sẽ sử dụng cái social status này của mình để áp đảo những trường phái/lý thuyết khác. Đặc biệt trong kinh tế, nơi mà sự đúng sai không rõ ràng và vĩnh cửu, giải Nobel có thể đem lại những ảnh hưởng không mong muốn cho xã hội khi một lý thuyết/tư tưởng kinh tế được áp đặt vào các chính sách quốc gia.
Giải pháp trao giải đồng thời cho hai trường phái trái ngược nhau mà bạn Quốc Anh đề suất xuất có thể giúp ích phần nào nhưng không triệt để. Thử tưởng tượng năm ngoái giải được trao đồng thời cho cả Krugman và Cochrane, liệu Cochrane có gây ảnh hưởng vào public opinion như Krugman hay không? Vấn đề là không phải ai cũng là/muốn là public intellectual và kinh tế học có lẽ là ngành khoa học hiện có ảnh hưởng nhất vào các chính sách quốc gia, phần nào đó được định hình từ public opinion đã được định hướng bởi các public intellectual. Một giải pháp nữa theo tôi Nobel Prize Committee đã và đang áp dụng là chỉ trao giải Nobel Kinh tế cho những người đã ở cuối sự nghiệp, tuy nhiên vẫn có ngoại lệ.
Nếu không có giải Nobel Kinh tế, biết đâu các nhà kinh tế sẽ khiêm tốn giống các dentist hơn là cố gắng trở thành các worldly-philosopher.
Note: Mặc dù tôi cùng quan điểm với Christopher Swann, tôi chỉ reference đến bài của Swann vì câu trích dẫn Hayek. Nhiều lập luận trong bài viết đó không đúng, vd đoạn nói về ảnh hưởng của Black-Scholes-Merton option pricing vào cuộc khủng hoảng 1987 hay buộc tội Markorwitz với Value-at-Risk vào cuộc khủng hoảng hiện tại.
Đồng ý với quan điểm của anh Giang. Dù sao thì kinh tế cũng chỉ là art. Mọi lý thuyết đều có thể bị lật đổ theo tiến trìng đi lên của xã hội lòai người.
ReplyDeleteLuận điểm cuối của anh Giang không rõ ràng lắm, ví dụ như tại sao Clark Medal lại có tính chuyên môn và nội bộ hơn. Thử so sánh với toán học, ngành không có giải Nobel, thì Fields Medal cũng danh giá như giải Nobel. Bỏ giải Nobel kinh tế, thì Clark Medal cũng sẽ trở nên danh giá bậc nhất, và những gì anh Giang lo ngại vẫn sẽ lặp lại. Hơn nữa, nếu bảo đảm free entry, thì bỏ giải Nobel luôn tạo chỗ trống cho một giải thưởng khác ngang tầm.
ReplyDeleteTôi nghĩ rằng "nhu cầu" cho một giải thưởng tầm cỡ Nobel luôn luôn có. Nếu những ngành Sociology, Anthropology vv.có vị thế và ảnh hưởng trong xã hội như ngành kinh tế học, thì cũng sẽ có những giải thưởng tầm cao cho các ngành này.
Đối với vấn đề monopoly of truth mà bác Giang quan ngại, cách giải quyết đơn giản là trao giải cho những luồng tư tưởng đối lập, như lần trao giải thưởng cho cả Hayek lẫn Myrdal cùng một năm. Năm nay, có những người đề xuất trao giải cho cả Fama lẫn Thaler.
Fields thi noi chung khong nhieu nguoi biet, co' the vi toan hoc khong co' anh huong trong XH nhu anh QA noi, nhung cung co' the nhu em hau nhu khong biet gi ve Clark medal.
ReplyDeleteNobel thi co' l/s tu lau roi, uy ti'n tao duoc rat lon. Hay la` cu 20 nam thi lap ra mot giai thuong moi :D ?
Anh Giang / anh QA binh luan ve nobel moi di, thay bac THDung co' ve khong impressed ve ba` Ostrom (1st woman to win Nobel).
Quang
http://www.nytimes.com/2009/10/13/business/economy/13nobel.html?_r=1&hp
ReplyDeleteLại 2 GS Mỹ!
Vừa nói ở trên, thì họ trao giải ngay cho một bà political scientist :). Phải nói là tôi chẳng biết gì về Ostrom cả, bây giờ mới lúi húi tìm hiểu. Cũng không phải lần đầu giải được trao cho non-economist, dù là lần đầu giải được trao cho một người không có publication trên leading economic journals. Giải lần này cũng là chiến thắng của phương pháp luận diễn giải phi toán học (kể cả Williamson cũng rất ít dùng mô hình toán học).
ReplyDeleteĐến chuyên gia về political economics là bạn QA còn không biết gì về Ostrom cả thì việc 80% các nhà kinh tế không biết bà ấy là ai thì cũng là dễ hiểu.
ReplyDeleteNhưng xem ra các công trình của bà này có xu hướng nghiêng về kinh tế tài nguyên.
Đoạn này em viết không liên quan đến giải Nobel. Em nghĩ thái độ hiện tại của nhiều người đối với EMH thực chất là phản ứng đối với cách người ta áp đặt EMH lên mọi hiện tượng. Bỏ qua chuyện đó, EMH vẫn là khung rất tốt để đánh giá xu hướng chung, mặc dù nó không có khả năng đánh giá phân tích dự đoán nhiều hiện tượng vẫn thách thức khoa học, như khủng hoảng, bong bóng vv. Quan trọng hơn là hiện giờ vẫn không có một bộ khung khác có thể thay thế được nó. Những quan điểm behavioral rất hấp dẫn song luôn được đặt ra trong bộ khung mô phạm sẵn có trước đó. Loại bỏ bộ khung đi, thì những đột phá từ phong trào behavioral sẽ ít có ích hơn nhiều.
ReplyDeleteNếu đem chuyện quỹ đạo của sao Thuỷ lệch so với dự báo của cơ học Newton ra để loại bỏ hoàn toàn công trình của Newton, hay đem chuyện con người không dự báo được chính xác đường đi của bão, nơi xuất hiện của động đất, để gạt bỏ ngành địa chất/khí tượng, thì cũng là một cách làm phản khoa học. Hay một ví dụ khác là Thuyết tiến hoá của Darwin; thuyết mà Darwin đưa ra dự đoán nhầm lẫn trong nhiều trường hợp, và có nhiều điều không giải thích được. Tuy vậy, nó tạo ra một khung mô phạm hoàn toàn mới và làm nền tảng vững chắc cho nghiên cứu sau này. Quan trọng hơn là khó có thể thay thế nó bằng một bộ khung khác mà vẫn bảo đảm tính khoa học.
Quay lại ví dụ của Ritholtz mà anh Giang đề cập, dù tỷ lệ cược có thấp xuống đến 2/1 thì cũng còn xa mới có nghĩa rằng hiện tượng chắc chắn xảy ra (xác suất vẫn thấp hơn khả năng em chạy vội ra đường và đâm vào một người phụ nữ chứ không phải một người đàn ông). Vì thế, em nghĩ nhận xét của Ritholtz không thú vị. Một cách hiểu về xác suất chủ quan là nó chỉ thể hiện preference của decision maker mà thôi (ở đây là người đặt cược).
Dear Quốc Anh
ReplyDeleteCác mô hình EMH dựa trên một tiên đề quan trọng là thị trường luôn rational. Nếu bỏ tiên đề đó đi thì có lẽ các mô hình EMH không thể hoạt động tốt, mặc dù nó rất đẹp về mặc hình thức.
Các mô hình của kinh tế học đều phát triển dựa trên nền tảng của vật lý học Newton. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học phớt lờ một điều đó là các vật thể trong vũ trụ chuyển động mà không quan tâm đến sự chuyển động của các vật thể khác. Trong khi đó, các chủ thể trong nền kinh tế trước khi đưa ra quyết định đều quan tâm đến các chủ thể khác đang làm gì.
Trong thị trường cổ phiếu có thể quan sát thấy hiện tượng khi giá tăng, mọi người sẽ đổ xô đi mua cổ phiếu vì kỳ vọng giá sẽ tiếp tục tăng. Ngân hàng càng mở rộng các khoản cho vay đầu tư cổ phiếu. Giá cổ phiếu tăng tạo động lực cho các lãnh đạo công ty mong muốn muốn vay tiền ngân hàng để đầu tư vào các dự án mới. Công ty dưới mắt các nhà đầu tư trở nên tốt hơn khiến giá cổ phiếu tiếp tục tăng. Vòng phản hồi qua lại giữa giá cổ phiếu và giá trị công ty liên tục tiếp diễn cho đến khi thị trường đạt tới trạng thái bong bóng và sụp đổ.
Tôi không nghĩ các mô hình EMH lý giải được vì sao thị trường đôi khi lạc quan và đôi khi lại bi quan.