Hôm trước mới đọc một bài của Michael Pettis về các AMC (Asset management companies) của TQ, hôm nay đọc bài này của Hải Lý thấy SCIC cũng giống hệ như vậy. Các AMC của TQ là nơi các ngân hàng quốc doanh của TQ dồn bad assets (nợ xâu) vào đó, rồi dùng thủ thuật accounting để che dấu số bad assets này. Hiện tại accounting practice mà SCIC dùng như thế nào chẳng ai biết (nói hơi quá, chắc chắn BTC phải biết), cũng không thấy SCIC công bố independent auditor. Cho nên SCIC sẽ dễ dàng là chỗ để những doanh nghiệp nhà nước như Vinashin che dấu các khoản đầu tư thua lỗ của mình. Tuy nhiên theo kinh nghiêm các AMC của TQ như Pettis đã chỉ ra, một thời gian nữa khi cashflow của SCIC cạn, chính các SOE như Vinashin sẽ phải quay lại tài trợ cho SCIC. Nhưng ngay cả phải đổi cổ phiếu của Bảo Việt lấy trái phiếu SCIC thì balance sheets của Vinashin vẫn "sạch" hơn.
Friday, October 9, 2009
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Anh ơi thực ra không hẳn như anh nghĩ đâu. Câu chuyện SCIC phải tiếp nhận khoản đầu tư của Vinashin vào Bảo Việt-như là một biện pháp tái cơ cấu nợ, nó có nhiều câu chuyện không như bài báo của Hải Lý.
ReplyDelete@Anonymous: Tôi chỉ lập luận dựa vào những thông tin public. Nếu bạn có insider information thì cứ chia sẻ ra đây nếu không quá "tế nhị" để phản biện những lập luận của tôi ở trên. Tôi cũng rất mong SCIC không lặp lại những sai lầm của các AMC của TQ. Tái cơ cấu nợ là cần thiết, nhưng nếu nợ thực sự xấu thì nên write off hẳn chứ che dấu bằng balance sheets của AMC thì càng làm tăng rủi ro cho nền kinh tế. Chưa kể như thế sẽ giúp che dấu yếu kém của bộ máy điều hành các SOEs, trong trường hợp này là Vinashin.
ReplyDelete