Đang bận quá nên tạm ghi lại mấy tin quan trọng này ở đây đã:
Brazil vừa áp dụng 2% Tobin tax cho foreign portfolio investment (hot money) với mục đích ngăn không cho đồng BRL tiếp tục lên giá so với USD. Cách này có lẽ tốt hơn tiếp tục tích trữ USD trong foreign reserve giống TQ vì còn giúp chống asset bubble.
Trong khi đó VN đang đàm phán vay của WB $1b, mặc dù mục đích là cho "public investment reform" nhưng sẽ được structured để bổ sung ngoại tệ cho VN, nghĩa là disbursement sẽ phải rất nhanh và unconditional. Cũng theo tin này, VN còn $14.85b trong dự trữ ngoại tệ và dự báo BoP sẽ thâm hụt $1b trong năm nay. Dự trữ vẫn còn thừa sức bù cho số thâm hụt đó, tại sao phải vay? Tại sao không vay liquidity từ IMF?
Update (30/10): Ấn độ đang cân nhắc Tobin tax giống Brazil sau khi $13.8b đổ vào thị trường chứng khoán nước này từ đầu năm tới giờ so với $8.6b chảy ra trong năm 2008.
Update (05/11): Có vẻ Tobin tax của Brazil bị nhiều người phản đối, lại nhớ hồi Malaysia freeze capital account năm 97.
Update (12/11): Đến lượt Đài loan cấm foreign capital chảy vào term deposit trong nước, một biện pháp chặn carry trade để ngăn không cho đô la Đài loan lên giá.
Vay ngoại tệ để giữ giá VNĐ?Mà vay thì phải trả nợ chứ.Lấy nguồn từ đâu ra trong khi vẫn là nước nhập siêu?
ReplyDeletetheo em biết thì vay liquidity từ IMF sẽ phải kèm theo một vài điều kiện nhất định trong đó có việc phải công khai datas về dự trữ ngoạihối, vay từ các tổ chức tài chính, vay ODA có vẻ thuận tiện hơn.
ReplyDeleteCòn 1 tin nữa về vay 3 tỉ USD từ Nhật http://www.forbes.com/feeds/afx/2009/10/22/afx7029889.html
ReplyDelete@X30: Bác cần phân biệt current account và balance of payments. Dù nhập siêu (current account deficit) nhưng balance of payments vẫn có thể thặng dư (do FDI và FPI chảy vào nhiều).
ReplyDelete@Anonymous: IMF đầu năm 2009 đã setup một facility cho các nước developing vay mà không có điều kiện kèm theo.
NHNN VN đã phải cung cấp số liệu foreign reserve cho IMF mấy năm nay rồi, nhưng luôn trì hoãn nên IFS database không có số liệu mới nhất.
Vay ODA thường có điều kiện giải ngân khá chặt chẽ nên dù vay đươc nhưng không triển khai dự án đúng điều kiện khoản vay thì cũng không rút tiền ra được.
@tieuly: Cám ơn bạn đã gửi link. Có lẽ NHNN đang rất lo ngại về tình hình cung ngoại tệ trong thời gian tới. Giải ngân FDI thường chậm hơn cam kết nên sự sụt giảm FDI năm 2008-2009 sẽ tác động vào fx supply trong những năm sau này. Kiều hối cũng sẽ slow trong vài năm tới vì các nước phát triển đều bị suy thoái.
Số liệu từ hội đồng vàng không cho thấy ngân hàng trung ương VN có dự trữ vàng, trong khi Lào có. Anh nghĩ sao về chuyện này, không cung cấp số liệu hay không có dự trữ vàng?
ReplyDelete@tieuly: Theo IFS, đến tháng 7/2009 VN có $302.8m in gold.
ReplyDelete