Thursday, October 13, 2011

Football


Cách đây gần 2 năm tôi có viết một entry về vụ Jetstar Pacific, trong đó tôi cho rằng nhiều khả năng các executives của JP đã cố tình speculate xăng dầu nhưng không may thất bại (lỗ $31m). Có thể nói đó là trường hợp "rogue trading" đầu tiên của VN nếu nghi ngờ của tôi chính xác. Lúc đó tôi không biết nhiều về airlines industry và tôi cho rằng trường hợp JP là hãn hữu vì các hãng hàng không lớn chỉ tập trung vào core business vận chuyển hành khách. Nhưng hóa ra tôi nhầm. Trong một podcast mới đây của NPR, Satyajit Das, một chuyên gia tài chính từng làm việc cho một hãng hàng không lớn của Mỹ, cho biết việc speculation xăng dầu như vậy không phải hiếm. Đã có thời điểm lợi nhuận từ speculation thay vì hedging xăng dầu chiếm phần lớn lợi nhuận của toàn bộ hãng hàng không này.

Nhưng đó chỉ là một khía cạnh rất nhỏ của một trào lưu kinh doanh tràn vào nền kinh tế Mỹ từ những thập kỷ 70-80 của thế kỷ trước: financialization. Satyajit Das cho rằng từ vị trí là một ngành dịch vụ trợ giúp cho các ngành công nghiệp khác phát triển, banking hay rộng hơn là financial industry đã dần dần trở thành tâm điểm của nền kinh tế. Cũng cách đây 2 năm, Krugman có một loạt bài đả kích quá trình financialization này, cho rằng ngành tài chính nên quay về là một "boring industry" như thời trước những năm 70. Ở thời điểm đó tôi không tán thành quan điểm của Krugman, nhất là lập luận rằng trong 30-40 năm qua tất cả các financial innovation đều useless, nến không muốn nói là harmful. Tuy nhiên sau khi nghe podcast nói trên của NPR và suy nghĩ về vấn đề "price vs value", tôi chợt liên hệ finance với ... bóng đá :-)

Từ thập kỷ 60-70 đến nay diện mạo của "ngành công nghiệp bóng đá" đã thay đổi rất nhiều, cho dù luật chơi của môn thể thao này chỉ có vài thay đổi nhỏ. Ngày nay những cầu thủ giỏi được trả lương cao gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần so với mức lương trung bình trong xã hội. Các giải vô địch, các câu lạc bộ tiếng tăm đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia trở thành những cái tên quốc tế. Từ chỗ là một môn thể thao giải trí đơn thuần nó đã trở thành một cỗ máy in tiền cho những nhà đầu tư thứ thiệt với những hợp đồng bản quyền, tài trợ khổng lồ. Nếu sửa chữ bóng đá thành finance và một vài từ khác trong đoạn viết trên thì nội dung vẫn rất chính xác, hai lĩnh vực này dù bản chất rất khác nhau nhưng có nhiều biến chuyển rất giống hệt nhau trong nửa thế kỷ vừa qua.

Trong entry phản biện lại phê phán của Krugman tôi đã so sánh finance với bóng đá nhưng có một điểm tôi chưa nghĩ tới. Đó là "value" của financial industry và "value" của bóng đá có lẽ không thay đổi nhiều trong mấy chục năm qua nhưng cả hai ngành này đều có "price" tăng lên nhiều lần. Điều này tốt hay xấu phụ thuộc vào quan điểm và vị trí của từng người. Với người hâm mộ chắc hẳn không ai thích thú gì khi một cầu thủ ngôi sao từ chối đá cho đội tuyển quốc gia để khỏi bị chấn thương, điều không bao giờ xảy ra ở thời Pele, Beckenbauer. Ngược lại liệu thế hệ Ba Đẻn, Tam Lang có không khỏi ngậm ngùi khi thấy lớp đàn em dù kém tài nhưng sẽ được thưởng hơn triệu đô nếu vô địch một giải bóng đá vô danh tiểu tốt. Tôi không phán xét tốt xấu ở đây.

Vấn đề quan trọng hơn là liệu financialization trong kinh tế và commercialization trong bóng đá có phải là xu hướng tất yếu hay không trong cơ chế tổ chức kinh tế xã hội hiện tại (capitalism)? Tôi không có câu trả lời cho câu hỏi này, nhưng tôi tin rằng Francis Fukuyama đã sai khi cho rằng hình thái xã hội cuối thế kỷ 20 là cuối cùng của nhân loại. Bài toán tối ưu về justice/fairness vẫn chưa có lời giải, chưa kể resource constraints bất cứ lúc nào cũng có thể đẩy thế giới vào một cuộc khủng hoảng mới, nhẹ thì làm vài ngân hàng/công ty phá sản, kinh tế suy thoái còn nặng hơn có thể dẫn đến war/conflict. Ở điểm này tôi đồng ý với Krugman là nền văn minh hiện tại dựa trên liberal democracy thực ra rất mong manh, một cú shock ngẫu nhiên hay một chính sách sai lầm, vd chiến tranh thương mại, có thể xóa sạch thành quả kinh tế xã hội tích cóp hàng chục năm. Thế mới thấy cần thông cảm cho người Nga khi họ tiếp tục lựa chọn sống với sa hoàng Putin, nhiều khi người ta thấy an toàn hơn khi bị gò bó trong một căn phòng chật trội hơn là tự do giữa biển cả mênh mông.


4 comments:

  1. Anh Giang làm em nhớ đến một câu chuyện có liên quan một chút ít. Đầu năm 2008, thị trường chứng khoán rộ lên câu chuyện một công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam SSI thưởng tết cho lãnh đạo cho nhân viên 200 tỷ đồng. Ông Nguyễn Duy Hưng, chủ tịch SSI khẳng định tỷ lệ trích quỹ khen thưởng - phúc lợi 20% lợi nhuận sau thuế (có thể lên đến 200 tỷ đồng) là hoàn toàn phù hợp.

    Việc một doanh nghiệp làm ăn hiện quả, có lợi nhuận cao, được thưởng lớn là chuyện công bằng. Tuy nhiên trong ngành financial industry, lợi nhuận mà các doanh nghiệp tạo ra phụ thuộc phần lớn vào price to market, chứ không phụ thuộc vào tài năng của những người hoạt động trong ngành đó.

    Trong một thị trường bong bóng, price của các loại tài sản tài chính tăng ảo nhưng lợi nhuận của giới financial là thật.

    Trong đại hội cổ đông của công ty quỹ đầu tư Quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam (VFM), một cổ đông nói với công ty quản lý quỹ: "Nếu công ty hoạt động lỗ thì có phạt ban quản lý quỹ không?". Câu trả lời của tổng giám đốc dĩ nhiên là không với lý do là lỗ là do giá cổ phiếu trên thị trường quyết định.

    Nếu thua lỗ mà ban quản lý quỹ đổ lỗi cho market thì value-added tạo ra ở đâu để được thưởng?

    Em cho rằng dựa trên giá của các loại tài sản có độ biến động cao như cổ phiếu, commodity... để đánh giá lương bổng của ban quản lý là một hệ thống đánh giá không tốt.

    ReplyDelete
  2. Do lương thưởng của ngành tài chính quá cao so với các ngành khác nên ngành này thu hút rất nhiều tài năng của xã hội. Đành rằng value-added của ngành tài chính là lớn, nhưng nếu tính tỉ lệ value-added/human resources thì có lẽ sẽ thấp do có quá nhiều nhân tài làm việc ở đây. Nếu đúng thế thì chính phủ cần có chính sách để phân bổ nguồn nhân lực hợp lý giữa các ngành nghê.

    ReplyDelete
  3. Đối với nền kinh tế tiêu dùng thì financialization là tất yếu không thể thay đổi được. Lý do là người dân thay vì bỏ tiền vào ngân hàng tiết kiệm đã dùng nó vào các mục đích khác như mortgage mua nhà, bỏ vào các quỹ hưu trí, dùng thẻ tín dụng mua sắm. kết quả là deposit trong ngân hàng xuống thấp. không còn cách nào khác là financialization. CDO là một ví dụ khi ngân hàng gom nợ sinh viên, nợ nhà đất và đủ các loại nợ khác sau đó bán cho các nhà đàu tư trên thế giới để lấy cash cho vay tiếp.
    @duy linh: hiện tại các nhà đầu tư Vietnam chưa có yếu cầu về "high water mark" hay "loss carryforward provision" bác phải kiếm tiền đủ lỗ của năm trước sau đó mới được nhận khen thưởng.

    ReplyDelete
  4. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.