[Tôi vừa viết comment này trên G+ nhưng thấy vấn đề này khá quan trọng có thể có nhiều người quan tâm nên repost lên đây.]
Hôm qua thấy bác +Phu Nguyen Van than phiền về phát biểu của ông Lê Xuân Nghĩa bây giờ mới đọc được bài phỏng vấn ông này, quả thực rất đáng thất vọng. Tôi sẽ không bàn thêm về bài phỏng vấn, ở đây tôi chỉ muốn nêu ra một điểm chưa thấy ai nói đến.
Khi VAMC mua nợ xấu với giá bằng book value (trừ đi phần đã trích lập dự phòng của khoản nợ xấu đó, hôm trước tôi ước lượng vào khoảng 24%), balance sheet của VAMC sẽ ghi vào cột asset giá trị book value của số nợ xấu này. Hiển nhiên khi VAMC bán lại số nợ xấu đã mua cho một bên thứ ba (nhà đầu tư nước ngoài hay trong nước) họ phải có discount thì mới bán được.
Như vậy mỗi khi bán nợ xấu khỏi balance sheet, VAMC sẽ phải ghi nhận một khoản lỗ vào mục owner's equity. Khoản lỗ này phụ thuộc vào tỷ lệ discount mà VAMC sẽ đàm phán với bên thứ ba mua lại nợ xấu, có thể sẽ lên đến 50-70% giá trị khoản nợ (nếu lấy discount cho nợ xấu của Vinashin làm chuẩn). Bản thân ông Nghĩa cũng nói các nhà đầu tư nước ngoài muốn mua nhanh để có lãi nên chắc chắn họ sẽ đòi discount rất cao.
Cứ giả sử tỷ lệ discount trung bình chỉ là 30%, với số nợ xấu 3800 tỷ VAMC đã mua, nếu bán hết thì VAMC sẽ bị lỗ khoảng 1100 tỷ lớn hơn số vốn điều lệ 500 tỷ hiện tại. Nghĩa là VAMC sẽ phá sản nếu họ bán nợ xấu với tỷ lệ discount như vậy, trừ khi chính phủ tiếp tục recapitalize cho VAMC (tăng thêm vốn điều lệ cho VAMC). Trong khi tình hình ngân sách năm nay đang rất căng thẳng, khó có khả năng chính phủ sẽ chi viện tiếp cho VAMC từ ngân sách. Chỉ còn một khả năng là NHNN sẽ "tái cấp vốn" cho VAMC.
Cần nói rõ việc recapitalize cho VAMC sẽ là non-cash vì quá trình mua bán nợ xấu giữa VAMC và các ngân hàng là non-cash, VAMC cũng không có short-term liability nào cả. Trên thực tế VAMC sẽ có positive cashflow nếu bán được nợ xấu cho một bên thứ ba (dù phải hạch toán lỗ). Như vậy nếu các cơ quan quản lý "nhắm mắt làm ngơ" tình trạng phá sản trên sổ sách của VAMC thì cơ quan này vẫn sẽ sống khỏe. Thậm chí họ sẽ có incentive bán càng nhiều nợ xấu càng tốt (vì có cashflow) bất chấp phải discount cao bao nhiêu đi nữa.
Nhưng vấn đề không dừng ở đây. Giả sử nợ xấu được VAMC bán hết cho các nhà đầu tư nước ngoài vơi discount cao rồi họ nhanh chóng thanh lý để kiếm lời như ông Nghĩa nói. Điều này sẽ gây ra biến động dòng vốn FPI vào ra tài khoản vốn của VN, tạo ra sức ép và thanh khoản ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng VN. Nếu mục đích kiếm lời nhanh, cách thanh lý chủ yếu sẽ là bán tháo tài sản thế chấp chứ không phải giúp doanh nghiệp nợ tái cấu trúc lại cashflow và sản xuất để biến số nợ xấu đó dần thành nợ không xấu. Trong trường hợp này tác động vào nền kinh tế sẽ rất tiêu cực.
Nếu là tôi, trước thông tin có những vulture funds nước ngoài rục rịch vào mua nợ xấu của VAMC, tôi sẽ rất thận trọng và khuyến cáo VAMC cũng như những policy maker của VN không nên vội vàng bán cho họ dù có thể có positive cashflow trước mắt.
Khi VAMC mua nợ xấu với giá bằng book value (trừ đi phần đã trích lập dự phòng của khoản nợ xấu đó, hôm trước tôi ước lượng vào khoảng 24%), balance sheet của VAMC sẽ ghi vào cột asset giá trị book value của số nợ xấu này. Hiển nhiên khi VAMC bán lại số nợ xấu đã mua cho một bên thứ ba (nhà đầu tư nước ngoài hay trong nước) họ phải có discount thì mới bán được.
Như vậy mỗi khi bán nợ xấu khỏi balance sheet, VAMC sẽ phải ghi nhận một khoản lỗ vào mục owner's equity. Khoản lỗ này phụ thuộc vào tỷ lệ discount mà VAMC sẽ đàm phán với bên thứ ba mua lại nợ xấu, có thể sẽ lên đến 50-70% giá trị khoản nợ (nếu lấy discount cho nợ xấu của Vinashin làm chuẩn). Bản thân ông Nghĩa cũng nói các nhà đầu tư nước ngoài muốn mua nhanh để có lãi nên chắc chắn họ sẽ đòi discount rất cao.
Cứ giả sử tỷ lệ discount trung bình chỉ là 30%, với số nợ xấu 3800 tỷ VAMC đã mua, nếu bán hết thì VAMC sẽ bị lỗ khoảng 1100 tỷ lớn hơn số vốn điều lệ 500 tỷ hiện tại. Nghĩa là VAMC sẽ phá sản nếu họ bán nợ xấu với tỷ lệ discount như vậy, trừ khi chính phủ tiếp tục recapitalize cho VAMC (tăng thêm vốn điều lệ cho VAMC). Trong khi tình hình ngân sách năm nay đang rất căng thẳng, khó có khả năng chính phủ sẽ chi viện tiếp cho VAMC từ ngân sách. Chỉ còn một khả năng là NHNN sẽ "tái cấp vốn" cho VAMC.
Cần nói rõ việc recapitalize cho VAMC sẽ là non-cash vì quá trình mua bán nợ xấu giữa VAMC và các ngân hàng là non-cash, VAMC cũng không có short-term liability nào cả. Trên thực tế VAMC sẽ có positive cashflow nếu bán được nợ xấu cho một bên thứ ba (dù phải hạch toán lỗ). Như vậy nếu các cơ quan quản lý "nhắm mắt làm ngơ" tình trạng phá sản trên sổ sách của VAMC thì cơ quan này vẫn sẽ sống khỏe. Thậm chí họ sẽ có incentive bán càng nhiều nợ xấu càng tốt (vì có cashflow) bất chấp phải discount cao bao nhiêu đi nữa.
Nhưng vấn đề không dừng ở đây. Giả sử nợ xấu được VAMC bán hết cho các nhà đầu tư nước ngoài vơi discount cao rồi họ nhanh chóng thanh lý để kiếm lời như ông Nghĩa nói. Điều này sẽ gây ra biến động dòng vốn FPI vào ra tài khoản vốn của VN, tạo ra sức ép và thanh khoản ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng VN. Nếu mục đích kiếm lời nhanh, cách thanh lý chủ yếu sẽ là bán tháo tài sản thế chấp chứ không phải giúp doanh nghiệp nợ tái cấu trúc lại cashflow và sản xuất để biến số nợ xấu đó dần thành nợ không xấu. Trong trường hợp này tác động vào nền kinh tế sẽ rất tiêu cực.
Nếu là tôi, trước thông tin có những vulture funds nước ngoài rục rịch vào mua nợ xấu của VAMC, tôi sẽ rất thận trọng và khuyến cáo VAMC cũng như những policy maker của VN không nên vội vàng bán cho họ dù có thể có positive cashflow trước mắt.
Update: Bạn Ngo Minh Tuan comment trên G+ của tôi đã làm rõ về vấn đề VAMC có thể bị phá sản hay không như tôi phân tích bên trên. Theo Thông tư 19 của NHNN về việc mua bán, xử lý nợ xấu của VAMC, ngay khi VAMC bán được một khoản nợ xấu nào đó số trái phiếu đặc biệt tương đương sẽ đáo hạn ngay lập tức và số tiền bán nợ xấu sẽ được chuyển cho tổ chức tín dụng đã bán số nợ xấu đó cho VAMC trước đó (trừ đi một khoản fee nhỏ cho VAMC). Như vậy VAMC sẽ không phải ghi lỗ vào balance sheet của mình vì khoản discount cho bên thứ ba sẽ được trừ ngay vào liability. Nói cách khác khoản lỗ này ngay lập tức được chuyển cho tổ chức tín dụng đã bán nợ xấu trước đó chứ VAMC không ghi nhận trên balance sheet của mình. Như vậy tôi đã sai khi cho rằng VAMC có thể phá sản.
Thực ra vấn đề VAMC phá sản hay không không quan trọng, bản thân tổ chức này không phải là một doanh nghiệp bình thường và chắc chắn không chịu sự giám sát, điều tiết theo luật doanh nghiệp hay luật các tổ chức tín dụng bình thường. Như tôi đã viết bên trên, NHNN có thể dễ dàng recapitalize VAMC chỉ bằng một cái séc với một con số bất kỳ nên VAMC sẽ không bao giờ phá sản ngay cả nếu không có điều khoản chỉnh lại liability như trong TT 19. Tất cả hoạt động của VAMC đều là non-cash nên tổ chức này không bao giờ có vấn đề solvency. Việc thành lập VAMC chỉ là cách đưa nợ xấu của các tổ chức tín dụng ra khỏi balance sheet của họ (trong thời gian 5 năm) và force các tổ chức tín dụng phải write off số nợ xấu đó (chấp nhận lỗ) khi VAMC bán cho một bên thứ ba. Về bản chất đây là một dạng "accounting manipulation" và "kicking the can down the road".
Liên quan đến việc xử lý nợ xấu tôi luôn cho rằng điều quan trọng nhất là làm sao để các con nợ có thể tái cấu trúc lại cashflow để phục hồi sản xuất, từ đó có cơ sở để trả nợ và phát triển trở lại chứ không phải cứu các ngân hàng. Dùng thủ thuật để loại bỏ nợ xấu ra khỏi balance sheet của các tổ chức tín dụng chỉ là một bước trung gian chứ không phải gốc rễ vấn đề. Những doanh nghiệp đã "lỡ" leverage quá nhiều (vd Mai linh, Trường thành) cần phải có giải pháp tháo gỡ trực tiếp với giới ngân hàng chứ không phải khoản nợ của họ được VAMC mua rồi bán lòng vòng cho những bên thứ ba, thứ tư.
Điều tôi nghi ngại bên trên sau khi đọc bài phỏng vấn ông Lê Xuân Nghĩa là những "nhà đầu tư nước ngoài" mà ông Nghĩa đề cập có động cơ kiếm lời thật nhanh rồi rút. Bởi vậy họ sẽ chẳng quan tâm đến việc các con nợ có còn khả năng phục hồi hay không mà sẽ chăm chăm tìm cách thanh lý tài sản thế chấp để rút vốn nhanh. Chưa kể những hệ luỵ macro của dòng vốn ngắn hạn có tính chất speculative này, việc bán tài sản ồ ạt cùng với một làn sóng các con nợ bị kiện tụng và phá sản sẽ không hề có lợi cho nền kinh tế VN. Ngoài ra VAMC có incentive bán nợ thật nhanh, vì sẽ có cashflow và khoản lỗ do discount được chuyển cho các tổ chức tín dụng, hệ thống ngân hàng sẽ phải hứng chịu một đợt write-off cấp tập. Như vậy mục đích ban đầu "giúp" các ngân hàng sẽ không hiệu quả và giới ngân hàng kiểu gì cũng phải recapitalize mà lại bị động vì không biết lúc nào VAMC sẽ bán nợ của họ. Đó là lý do tại sao tôi khuyến cáo nên thận trong với các vulture fund nếu đó là các "nhà đầu tư nước ngoài" đang xếp hàng đợi mua nợ xấu mà ông Nghĩa nói.
Hôm 16/10/2013 tôi có nói với ông Lê Xuân Nghĩa là hiện tại VAMC các ông ấy đang mua NỢ TỐT chứ đâu phải Nợ Xấu. Mua rồi ông bán cho ai ?? Vả lại lúc này sẽ định nghĩa Nợ xấu là gì ? Nợ xấu là nợ tốt lâu ngày không trả được ! Cái vòng luẩn quẩn lừa dư luận. Sớm muôn VAMC se phá sản
ReplyDeleteAnh không phải lo chuyên vulture fund vào mua rồi chạy đâu anh vì em đảm bảo với anh là không có thằng nào dám mua đống nợ này, kể cả discount tới 80%.
ReplyDeleteCái nợ mà các ngân hàng bán cho VAMC em nghĩ không phải là nợ xấu mà là nợ không tồn tại. Khả năng thu hồi của các khoản này là 0%. Thậm chí -10% vì phải chi phí nhiều cho việc thu hồi mà không thu được đồng nào.
Chính vì vậy, hiện nay mọi người đứng ngoài nghe nói mua nợ xấu có thể kiếm lời (giống như các thị trường khác) chứ thực tế mò vào các khoản này thì sẽ biết ngay thôi.
Anh cũng không lo lắm chuyện tụi VF nhảy vào VN, anh chỉ phản ứng lại việc ông Lê Xuân Nghĩa rất hồ hởi vì có "nhiều nhà đầu tư nước ngoài xếp hàng mua nợ xấu của VAMC".
DeleteVấn đề quan trọng nhất liên quan đến giải quyết nợ xấu như anh viết bên trên là phải giải tỏa cashflow cho các doanh nghiệp đang mắc nợ chứ không phải chuyển nợ xấu ra khỏi balance sheet của ngân hàng.
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDelete