Wednesday, June 17, 2009

Deflation in Zimbabwe


Sau khi Zimbabwe phá mọi kỷ lục về tốc độ lạm phát, đất nước này buộc phải chấp nhận sử dụng đồng tiền nước ngoài (USD) làm phương tiện thanh toán (dollarization). Sáu tháng sau khi đưa ra chính sách này, Zimbabwe đã chuyển từ lạm phát ở mức 11.2 million percent thành giảm phát -1.1% trong tháng 4/2009.

Update (29/07): Bây giờ đến lượt stock market của Zimbabwe phục hồi.


3 comments:

  1. Chuyện này sẽ diễn biến như thế nào nữa anh Giang ?

    ReplyDelete
  2. Trường hợp này gần giống Argentine ngày xưa khi sử dụng currency board nhỉ. Trong tình thế Zimbabwe thì đó cũng là giải pháp hợp lý. Vấn đề là sau đó, làm thế nào để tạo ra lòng tin của người dân với đồng nội tệ.

    ReplyDelete
  3. @Hoàng Hải Vân: Như bác Linh nói ở trên, sau khi giải quyết được hyperinflation, Zimbabwe chắc sẽ phải tìm mọi cách khôi phục lại lòng tin vào đồng nội tệ (trong bài báo em trích dẫn thì họ vẫn chưa thành công). Một điều hiển nhiên là trước tiên Zimbabwe phải giảm budget deficit, nhưng tình hình kinh tế hiện đang rất khó khăn. Hiện tượng giảm phát vừa rồi cho thấy kinh tế Zimbabwe đang bị recession (không bị mới lạ) nên càng khó tăng tax revenue. VN thời cuối 80 dám dũng cảm cắt chi tiêu có lẽ vì rút được quân ra khỏi Cambodia đồng thời bắt đầu có nguồn thu từ dầu mỏ. Mugabe chắc khó có thể cắt chi tiêu mạnh như VN ngày xưa.

    @Linh: Cám ơn bác nhắc lại trường hợp currency board của Argentina. Tôi nghĩ Zimbabwe sẽ khó khắn hơn Argentina ngày xưa nhiều vì nước này đang bị phương Tây tẩy chay, mà một trong những điều kiện để thực hiện dollarization/currency board là phải được các nước lớn giúp đỡ liquidity trong ngắn hạn. Chừng nào Mugabe còn nắm quyền Zimbabwe khó có thể vay Mỹ, UK, EU, thậm chí IMF tiền mặt để làm base money.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.