Tuesday, June 2, 2009

Money and banking I


Nhân đọc bài này của anh Hoàng Hải Vân, tôi hạ quyết tâm sẽ viết một loạt bài về hệ thống tiền tệ và ngân hàng. Đây là một vấn đề tôi rất quan tâm và muốn viết từ lâu, nhưng vì chưa biết bắt đầu từ đâu và còn vì chưa tập trung suy nghĩ cẩn thận được (cách nói khác của "lười"), nên cứ delay mãi. Lần này tôi sẽ cố gắng chia nhỏ topic này và viết từ từ, hi vọng một ngày nào đó sẽ hoàn chỉnh một bài viết về money and banking.

Vấn đề đầu tiên tôi muốn đề cập là gold standard. Anh Hoàng Hải Vân và rất nhiều người cho rằng việc từ bỏ gold standard là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến lạm phát. Nguyên nhân trực tiếp là do chính phủ in quá nhiều tiền và việc này chỉ có thể làm được khi không còn gold standard. Câu hỏi đặt ra là liệu dưới chế độ gold standard một nền kinh tế có thể có inflation hay không, ít nhất là trên lý thuyết?

Cũng hệt như các lập luận về inflation trong một hệ thống fiat money (tiền giấy), trong gold standard cũng có thể có inflation nếu gold supply tăng nhanh hơn tổng transaction của nền kinh tế. Giả sử một nền kinh tế có 100kg vàng dùng để đúc tiền vàng phục vụ cho việc giao dịch trong một năm. Nếu bất ngờ nền kinh tế đó phát hiện ra môt mỏ vàng (hay đơn giản hơn là một kho báu) làm lượng vàng available tăng thành 200kg thì về mặt lý thuyết giá hàng hóa qui ra vàng có thể tăng gấp đôi và lạm phát sẽ xảy ra.

Lý do căn bản để gold standard có thể tồn tại hàng nghìn năm trong khi những hệ thống money khác (dùng vỏ ốc hay phiến đá làm medium of exchange) không sống lâu và không phổ biến chính là vì gold supply tăng rất chậm. Khả năng tăng gấp đôi lượng vàng trong một nền kinh tế trong một thời gian ngắn hầu như không thể xảy ra trên thực tế (vậy nên vàng mới được coi là kim loại quí). Tuy nhiên với gold standard, lạm phát vẫn có thể xảy ra vì một lý do khác: fractional reserve banking. Đây là một topic lớn nên tôi sẽ thảo luận kỹ hơn trong entry tới, nhưng trước khi kết thúc entry này còn một vấn đề vô cùng quan trọng mà anh Hoàng Hải Vân đã nêu ra mà tôi nghĩ cần phải làm rõ.

Như đã nói ở trên, mặt bằng giá và lạm phát trong một nền kinh tế dùng gold standard sẽ phụ thuộc vào gold supply. Như vậy gold miners/producers sẽ tương đương như central banks trong một hệ thống fiat money. Câu hỏi đặt ra là vậy chức năng central banking của một nền kinh tế có nên giao cho các ông chủ mỏ vàng hay nhất thiết phải do nhà nước đảm nhận? Nhiều người không tin vào nhà nước, kể cả nhà nước theo thể chế dân chủ. Nhưng liệu các ông chủ mỏ vàng có hành động vì lợi ích của cộng đồng hay vì lợi nhuận của họ? Lấy một ví dụ giả tưởng là thay vì gold standard, một nền kinh tế sử dụng oil standard và có thể coi OPEC là central bank của họ. Lịch sử cho thấy OPEC đưa ra các quyết định nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho các thành viên chứ không quan tâm gì đến welfare của consumers. Vậy chắc chắn một oil standard system sẽ không thể ổn định và không có lợi cho bất kỳ ai trừ các ông chủ mỏ dầu.

Các ông chủ mỏ vàng chắc chắn cũng tham lam không kém, dù điều này không có gì xấu xa, nhưng nó sẽ dẫn đến các quyết định của họ liên quan đến gold supply không phải là inflation targeting hay Taylor's rule mà sẽ là profit maximizing. Liệu điều này có phải optimal cho xã hội nói chung và có được xã hội chấp nhận hay không? Có thể là có trong một thị trường hoàn hảo, nhưng tôi tin rằng trên thực tế nếu có central banking power, các ông chủ mỏ vàng sẽ abuse power này để kiếm lợi cho bản thân và mặc cho xã hội phải chịu thiệt thòi. Từ economic power đến political power có lẽ không xa và rất có thể những ông chủ mỏ vàng này một ngày nào đó sẽ giành đủ power để quyết định những vấn đề ngoài money supply mà người dân không muốn.

Có hai giải pháp cho vấn đề này. Thứ nhất là giao central banking power cho nhà nước, với điều kiện nhà nước do dân bầu ra và hoạt động trên nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người dân. Thứ hai là vẫn để central banking power trong tay private sector nhưng nhà nước (lại nhà nước) đưa ra một hệ thống regulation (lại regulation) để đảm bảo central banking power không bị abuse. Trên thực tế đây là đề suất của những người theo trường phái free banking/competitive money và không phải là không có lý. Cá nhân tôi không phản đối giải phát này nhưng quan điểm của tôi là nếu nó tốt và superior hơn hệ thống fiat money/central banking hiện tại thì nó sẽ tự phát triển trong nền kinh tế, không cần phải hủy bỏ hệ thống hiện tại ngay lập tức.

Quay lại câu hỏi chính của entry này: với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, công nghệ hiện tại, bạn sẽ tin tưởng giao central banking power cho private sector hay government? Câu trả lời của tôi là government. Điều mà chúng ta lo sợ rằng government sẽ phình to ra và abuse power do dân chúng giao cho hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng nó còn có thể tệ hại hơn nếu các power này được giao cho một vài ông chủ giầu có.



20 comments:

  1. Bác Giang:

    1.Một hệ thống bản vị vàng do tư nhân quản lý chưa chắc đã không đạt được inflation targeting đâu bác. OPEC có dại gì và đã bao giờ gây ra lạm phát dầu mỏ đâu? ( Bác thử phân tích phương án này bằng một mô hình cạnh tranh ngành xem? )
    2.Cái qui định lạm phát của các chế độ bản vị vật lý (vỏ hến, vàng, dầu) ổn định hơn tiền giấy là chi phí biên của khai thác rất ổn định, trong khi tiền giấy thì chi phí đó gần bằng không. Tất nhiên có rủi ro của việc tăng cung do công nghệ khai thác nhảy vọt hay tìm ra châu Mỹ, nhưng rủi ro ấy xảy ra vài thế kỉ một lần khác hẳn với rủi ro thường trực của tiền giấy.
    3.Các "ông chủ" mỏ vàng không nhất thiết là phải giàu có (oligarchs). Có thể bán cổ phiếu của các mỏ vàng cho dân chúng, hoặc là non-tradable shares cho công dân cho nó socialist cũng được phải không bác?
    4. Một câu hỏi ngược: Liệu có thể tồn tại một chế độ bản vị vàng được không, nếu như có các chủ thể kinh tế đủ lớn để tạo ra các giấy tờ có giá và đủ độ tin cậy để làm phương tiện thanh toán?

    ReplyDelete
  2. Anh Giang ơi, bài này tôi chưa viết xong. Giờ đây quay trở lại gold standard của thế kỷ 19 tất nhiên là không thể, nhưng cũng có những cách khác. Tôi nhớ Greenspan có lần phát biểu : Fed đóng vai trò như là Gold Standard. Đó cũng là một cách, nếu sự độc lập của các CB được ghi trong Hiến pháp.

    ReplyDelete
  3. Một ví dụ về siêu lạm phát vì bản vị vàng (gold standard) là nước Tây Ban Nha trong thế kỷ 16-17, khi có một lượng vàng khổng lồ đổ về nước từ Nam Mỹ, cộng với sự thịnh hành của học thuyết trọng thương (mercantilism). Kết quả là Tây Ban Nha cho dù có được sự may mắn do việc khai thác thuộc địa mang lại, song lại bị ảnh hưởng kinh tế nặng nề với siêu lạm phát và một xã hội hưởng thụ mà không có đầu tư và phát kiến công nghệ gì đáng kể.

    Tôi nghĩ hầu hết các nhà kinh tế, kể cả cánh tả lẫn cánh hữu, đều đồng ý rằng việc từ bỏ bản vị vàng là một trong những biện pháp cứu nguy hữu hiệu nhất để thoát khỏi Đại Khủng hoảng 1929.

    ReplyDelete
  4. À tôi xin thêm một ý nữa, là trong thế kỷ 19 tăng trưởng kinh tế của thế giới tư bản tương đối thấp (tôi nhớ là tốc độ tăng trung bình GDP/đầu người hàng năm khoảng 1%, và chắc chắn dưới 2%), nên lượng cung vàng hoàn toàn có thể đủ. Trong thế kỷ 20, lượng vàng không thể bắt kịp được với tốc độ tăng GDP, khi mà cả GDP/đầu người lẫn số người đều tăng rất nhanh.

    ReplyDelete
  5. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  6. Xin lưu ý :
    + Tây Ban Nha thế kỷ 16-17 là một đế quốc lớn nhất châu Âu. Mercantilism và chinh phục thuộc địa khiến nó trở thành một đế quốc. Và cũng chính mercantilism và chiến tranh liên miên làm nó suy tàn. Tây Ban Nha thời đó không có "kim bản vị", đồng tiền Tây Ban Nha lúc đó là đồng bạc, sau này chiếm nhiều mỏ vàng châu Mỹ nên đúc tiền vàng. Tiền giấy được bảo đảm bằng vàng mới gọi "kim bản vị", mà tiền giấy thì đến thế kỷ 18 mới được dùng ở châu Âu. Cho nên không thể nói Tây Ban Nha thế kỷ 16-17 siêu lạm phát do áp dụng "kim bản vị", càng không thể nói siêu lạm phát do dùng tiền vàng được. Siêu lạm phát thời đó có nguyên nhân khác.

    + Không thể nói tăng trưởng kinh tế thế kỷ 19 tương đối thấp, cũng không thể lấy công cụ tính GDP ngày nay để đo dự thịnh vượng của thế kỷ 19.

    + Việc cung ứng vàng thế kỷ nào cũng rất ít, tổng lượng vàng nhân loại khai thác được từ 5000 năm trước cho đến nay chỉ khoảng 125-140 ngàn tấn hoặc hơn chút ít (tùy tài liệu). Trở lại kim bản vị là điều bất khả, vì chỉ có hai cách : hoặc là phải có lượng vàng tương ứng với tài sản của nhân loại tính theo giá vàng bây giờ, hoặc giá vàng phải nâng lên rất cao. Vấn đề là tìm ra cách tương đương. Xu hướng giá vàng tăng mạnh hiện nay có yếu tố các nước đưa tiền vào trú ẩn trong vàng, điển hình là Trung Quốc (từ khoảng 500 tấn năm 2006 lên 1000 tấn vừa rồi).

    ReplyDelete
  7. Đinh Tuấn Minh
    - Bác Giang ví vàng với dầu hay bất kỳ một loại hàng hóa hiện nay làm phương tiện thanh toán là không hợp lý. Vàng là một định chế được lựa chọn tự nhiên qua hàng nghìn thử nghiệm của loài người để làm phương tiện thanh toán. Nó thỏa mãn rất nhiều các điều kiện như tính bền vững, gọn nhẹ, sự ưa thích của con người, nguồn cung không tập trung etc.
    - Lo ngại của bác Giang rằng các chủ mỏ vàng có thể abuse power là quá đáng vì: các mỏ vàng không tập trung; lượng vàng mà các chủ mỏ có thể đưa vào lưu thông chắc thấm tháp gì so với lượng vàng đã được khai thác và tích lũy từ hàng ngàn năm nay.
    - Bác Giang nói rằng hệ thống cạnh tranh nếu tốt hơn hệ thống fiat money thì nó sẽ tự phát triển. Điều này đúng nếu như nó được tự do phát triển. Có điều theo tôi biết thì hiện tại chưa nước nào cho phép phát hành tiền tư nhân để cạnh tranh với tiền nhà nước. Nếu vậy thì nó "tự phát triển" kiểu gì?

    ReplyDelete
  8. Đinh Tuấn Minh:
    Bác Vân cho rằng việc quay trở lại bản vị vàng là điều bất khả nghe có vẻ hơi gượng ép. Nếu giả sử cho các ngân hàng tư nhân phát hành tiền cạnh tranh với nhau thì để đảm bảo đồng tiền của mình giữ được giá các ngân hàng sẽ lại sử dụng vàng hoặc một rổ các loại nguyên vật liệu etc. làm đối trọng. Nếu sau một thời gian thử nghiệm, vàng được lựa chọn (mà khả năng cao là sẽ như vậy) thì hệ thống tiền tệ thế giới lại tự động quay trở lại bản vị vàng.

    ReplyDelete
  9. Rất tán thành quan điểm của anh Minh. Tôi nói "quay trở lại bản vị vàng là điều bất khả" với hàm ý là các nhà nước hiện đại, vốn đã phình rất to so với thế kỷ 19, khó có thể chọn con đường này. Tôi cũng nói vấn đề là tìm ra cách tương đương. Theo tôi biết thì chính F.A. Hayek cũng thấy nó bất khả, nên ông đã đề nghị tư nhân hóa tiền tệ, như là giải pháp tương đương như anh Minh đề cập.

    Trong tương lai nếu nhân loại chọn con đường tự do, chắc chắn sẽ phải trở lại một hệ thống tương đương với bản vị vàng.

    Các nhà lập quốc Mỹ đã dự liệu được sự lộng quyền của bộ máy Nhà nước nên đã cẩn thận đưa những giá trị tự do vào Hiến pháp. Nhưng có lẽ vào thế kỷ 18, những lý thuyết về tự do kinh tế chưa đủ chín để các vị tính đến việc ngăn chặn sự lộng quyền của các mụ phù thủy tiền tệ. Có lẽ vì thế mà sau này M. Friedman đã đề nghị đưa vấn đề cung tiền vào Hiến pháp.

    Cám ơn anh Đinh Tuấn Minh đã tham gia thảo luận. Tôi đang viết tiếp đề tài này trên blog của tôi. Cám ơn anh Giang đã giành chỗ để trao đổi.

    ReplyDelete
  10. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  11. Anh Giang thân mến.

    Khó có thể quay về thời "Vàng Bản Vị ". Đơn giản vì Vàng giờ quá tăng giá.

    Phúc Hậu

    ReplyDelete
  12. Bác Vân, tôi đồng ý rằng nói "bản vị vàng" ở TBN thế kỷ 16-17 là không đúng. Song thông điệp ví dụ thì không thay đổi: lạm phát ở TBN xảy ra vì tổng lượng cung tiền (tổng lượng vàng) tăng quá lớn so với lượng hàng hóa. Điều này chung cho tất cả hệ thống tiền tệ. Cũng phải thống nhất thêm ý nghĩa của từ "lạm phát": giá cả ở đây luôn có nghĩa giá tương đối giữa hàng hóa và đơn vị dùng làm tiền tệ, tức là vàng trong thời TBN TK 16-17, hay là tiền giấy sau này. Lạm phát ở đây nghĩa là giá hàng hóa so với vàng/tiền tăng nhanh. Bác có thể đề xuất rằng lạm phát thời kỳ đó xảy ra do chiến tranh (tức là chi tiêu công), song đấy là hệ quả của việc một phần không nhỏ vàng lấy từ Châu Mỹ rơi vào công khố. Việc tăng nguồn cung vàng đột ngột bản thân nó luôn dẫn đến lạm phát của giá hàng hóa đối với giá vàng, bất kể nguồn cung đi theo kênh Nhà nước hay tư nhân.

    Vấn đề của bản vị vàng (hay sử dụng vàng làm tiền tệ trực tiếp), trong khi cung vàng không đủ để bắt kịp với tăng trưởng là ở chỗ nó tạo ra giảm phát: giá của hàng hóa giảm dần so với vàng. Mà giảm phát thì có nhiều nguy hiểm hơn lạm phát, vì vấn đề dynamics: người tiêu dùng giảm tiêu dùng hiện tại để chờ giá giảm, từ đó càng dẫn đến giảm phát và ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế.

    Tất cả các lý luận ở đây dựa vào thuyết lượng tiền tệ, nôm na là MV=PQ, và coi V tương đối cố định. Đây là thuyết favorite của trường phái Chicago khi thảo luận policy; theo tôi giả thuyết V cố định là tương đối thô sơ, nhưng cũng tương đối ổn trong những thời kỳ kinh tế hoạt động bình thường. (Thời điểm hiện nay chắc chắn không thỏa mãn điều kiện "bình thường" này.)

    Cuối cùng, về việc đo đạc và xác định tăng trưởng trong lịch sử, có rất nhiều nhà nghiên cứu kinh tế và lịch sử bỏ rất nhiều công sức cho vấn đề này. Trong đó, như bác Vân nói, một vấn đề quan trọng là định giá để tạo ra sự "so sánh được". Hầu hết thống nhất rằng xã hội loài người trong hàng ngàn năm trước thể kỷ 19 (thời kỳ cách mạng khoa học/công nghệ diện rộng) có tăng trưởng xấp xỉ 0% một năm (lâu dài thì có tăng trưởng, nhưng phải đo theo thang bậc hàng trăm năm); đến thế kỷ 19 thì khá hơn một chút nhờ tăng trưởng khoảng 1% một năm; còn khái niệm tăng trưởng theo năm thực sự là khái niệm của thế kỷ 20. Nghiên cứu cột mốc trong ngành này là sách của Angus Maddison.

    Cũng phải nói thêm rằng một phần rất lớn cơ sở của kinh tế học hiện đại nằm ở việc xây dựng nền tảng triết học để đo đạc và so sánh giữa các đại lượng không giống nhau (VD: giữa các cá nhân, giữa các thời điểm, giữa các khả năng vv.) Cho dù công cụ xây dựng cơ sở kinh tế học là toán học, thì tư tưởng lấy từ triết học chính trị.

    ReplyDelete
  13. Đinh Tuấn Minh viết:

    Bài của Quốc Anh có rất nhiều ý nên tôi tách ra một số ý để tranh luận.

    - Vấn đề giảm phát:
    + Bản chất của sự phát triển là một quá trình giảm phát theo nghĩa giá trị của các hàng hóa có xu hướng giảm so với hàng hóa có chức năng tiền tệ (numeraire). Lý do là vì tiến bộ công nghệ (hay chính xác là sự tăng trưởng objective knowledge - the third world của loài người). Có thể ở một thời điểm nào đó một mặt hàng nào đó tăng giá so sự khan hiếm của nguồn cung tài nguyên nhưng con người có thể tìm được hàng hóa thay thế.

    + Nhưng nếu giảm phát là một xu thế tự nhiên như thế và nếu chọn chế độ kim bản vị trong điều kiện cung vàng không tăng thì có dẫn đến xu hướng tiết kiệm kiểu dynamic như Quốc Anh lo lắng không? Tôi không cho rằng như vậy. Giả sử nền kinh tế thế giới tăng trưởng 4% năm và cung vàng không thay đổi. Khi đó giá trị của vàng sẽ tăng tương ứng 4% một năm. Có thể nếu so với fiat money thì người tiêu dùng sẽ tiết kiệm hơn chút đỉnh vì sợ fiat money bị mất giá. Nhưng lo sợ người dân cứ tăng mãi tích vàng để hưởng tăng giá 4% một năm thì chẳng khác gì lo người ta sẽ không mua máy tính năm nay để có thể với cùng lượng tiền đó mua máy tính năm sau với chức năng cao hơn nhiều. Trade off giữa tiết kiệm và chi tiêu luôn xác định tỷ lệ chi tiêu tự nhiên của mỗi cá nhân.

    + Nếu như không bận tâm đến vấn đề thanh khoản thì lo lắng về vấn đề giảm phát khi sử dụng bản vị vàng hóa ra lại chuyển thành vấn đề tiết kiệm(nếu giả sử các nhà kinh tế hay lập chính sách cho rằng tỷ lệ tiết kiệm tự nhiên là là quá cao). Đây là một tranh cãi kinh điển từ thời Keynes khi ông đưa ra thuyết tiết kiệm quá mức . Mises, Hayek và những nhà kinh tế Áo khác hiển nhiên là không đồng tình với điều này. Đây là một tranh luận cực kỳ kinh điển, mang tính triết lý (vì nó liên quan đến các axiom về cách thức vận hành của nền kinh tế) nên tôi không muốn sa đà vào đây.
    + Còn nếu lo lắng rằng lượng vàng thế giới không đủ để giải quyết vấn đề thanh khoản thì chẳng khác gì lo lắng người ta không chơi được tá lả base@10.000 đồng vì chỉ có mỗi 100 nghìn đồng tiền lẻ trong xới bạc.

    ReplyDelete
  14. @all: Cám ơn các bác đã nhiệt tình tham gia thảo luận. Có một số điểm các bác nêu ra đi trước những gì tôi định viết về topic này nên tôi xin phép sẽ trả lời từ từ trong các entry tới.

    Trong entry này tôi chỉ đưa ra hai vấn đề chính là liệu lạm phát có thể xảy ra dưới gold standard/oil standard hay không và nếu có một institution có chức năng central bank trong nền kinh tế thì nên là của nhà nước (dân chủ) hay private.

    Tôi cho rằng về điểm thứ nhất, trên lý thuyết không ai phản đối quan điểm của tôi: dù là gold standard hay bất kỳ loại hàng hóa nào khác, lạm phát vẫn có thể xảy ra nếu tốc độ supply của loại hàng hóa này tăng nhanh hơn tốc độ tăng GDP.

    Trên thực tế, bác Đinh Tuấn Minh cho rằng điều này không xảy ra với kinh nghiệm lịch sử nhân loại hàng nghìn năm (có thể ngoại trừ một vài trường hợp ngoại lệ như Tây Ban Nha thế kỷ 16-17 mà bác Đổ Quốc Anh chỉ ra). Bác Thành Chương (NAN?) cho rằng vấn đề nằm ở marginal cost khi phát hành thêm "tiền" trong các hệ thống bản vị vật lý cao hơn nhiều so với fiat money.

    Tôi chia sẻ quan điểm của bác Đinh Tuấn Minh cho rằng supply của vàng tăng chậm và cần phải tính đến stock of gold chứ không chỉ flow. Tuy nhiên như đã viết trong bài, tôi sẽ giải thích thêm về supply of gold trong một bài viết tới về fractional reserve banking (FRB). Nói ngắn gọn là trong một hệ thống FRB tốc độ cung tiền phụ thuộc vào tốc độ cho vay nhiều hơn là tốc độ sản xuất ra tiền vật lý. Bởi vậy dù gold supply có tăng rất chậm nhưng nếu gold standard money được phát hành qua FRB thì money supply vẫn có thể tăng nhanh hơn GDP và vẫn có thể xảy ra lạm phát.

    Trong hệ thống FRB, marginal cost phát hành thêm "tiền" dù là gold standard cũng gần bằng không nên trong trường hợp này marginal cost of printing money không phải là trở ngại như bác Thành Chương lập luận.

    Vấn đề thứ hai (central bank ownership) bác Thành Chương đưa ra một phản bác rất có lý là central bank không nhất thiết phải state-owned mà có thể là widely public-owned. Tuy nhiên tôi có thắc mắc là vậy cơ chế one-dollar-one-vote có công bằng hơn one-person-one-vote hay không?

    Bác Đinh Tuấn Minh cho rằng không cần lo ngại các chủ mỏ vàng abuse power vì họ nhỏ và không tập trung (khác với OPEC). Vấn đề họ có abuse power không là môt vấn đề empirical, tôi không dám khẳng định nhưng tôi nghĩ là likely, nhất là khi họ thấy được mình có power của một global central bank. Ngay cả khi ảnh hưởng của họ rất nhỏ (nhưng đáng kể) tôi cho rằng họ sẽ hành động theo objective của họ và nhiều khả năng objective này khác với maximizing social welfare.

    Quan điểm của tôi là khi quyết định của một institution có thể có tác động lên toàn xã hội thì institution đó hoặc phải là state-owned (để có accountability với elected body), hoặc nếu là private thì phải chịu regulation ở một mức độ nào đó. Tôi favor central bank là state-owned trong điều kiện kinh tế/chính trị/xã hội/công nghệ hiện tại, nhưng không nhất thiết điều này là vĩnh viễn.

    Vấn đề chưa có nước nào cho phát hành tiền tư nhân (regulated private central banks) như bác Đinh Tuấn Minh chỉ ra, theo tôi cũng phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế, chính trị hiện tại. Tuy nhiên tôi không nghĩ private money không thể phát triển. Trên thực tế một số dạng electronic money đã được lưu hành và tôi nhớ BIS đã có một nghiên cứu về vấn đề này. Một ví dụ cụ thể tôi được biêt, dù khá nhỏ, là đồng Linden trong Second Life. Tôi nghĩ trong tương lai khi công nghệ phát triển đủ mạnh sẽ có nhiều dạng medium of exchange khác do các tổ chức private phát hành cạnh tranh trực tiếp với đồng tiền của các quốc gia. Tôi sẽ viết thêm về vấn đề medium of exchange trong một entry tới.

    ReplyDelete
  15. Đi mấy hôm về thấy các bác đã bàn luận đến 3 bài Money & Banking rồi :D, không biết comment vào đâu nữa. Thôi để từ từ đọc nốt các bài thảo luận đã. Tôi nghĩ đã bắt đầu đi đến phần giả thiết cơ bản của hai cách hiểu về lạm phát rồi:).

    ReplyDelete
  16. Các bác bàn về lạm phát giống như một nguy cơ rất nguy hiểm. Vậy cho em hỏi nó nguy hiểm chỗ nào? Tại sao nguy hiểm?

    ReplyDelete
  17. @Tran Hoang Thanh: Bạn có sống ở VN thời những năm 80 không vậy?

    ReplyDelete
  18. @giangle: Em nghĩ ở đây các bác không bàn và cho là lạm phát nguy hiểm chỉ vì những hiện tượng đã và đang xảy ra. Theo em, điều đó không giúp cho ta hiểu rõ vấn đề. Cái chúng ta (cũng theo ý em luôn) cần hiểu là lạm phát nguy hiểm ở đâu và nguy cơ nó nằm ở chỗ nào.

    Em giả sử nhé, nếu giá một ổ bánh mì tăng lên 1 tỉ, nhưng tiền lương của mỗi người tăng lên 10000 tỉ một tháng, thì lạm phát có vấn đề gì ngoài việc phải in tờ tiền to hơn? Vấn đề ở đây, em không thấy các bác đưa ra giả thiết và hoàn cảnh cụ thể.

    Lạm phát là một hiện tượng đã và đang xảy ra kể từ 1929 đến nay, nước nào cũng vậy cả. Nhưng rõ ràng em không thấy số nước "bất hạnh" nhiều hơn số quốc gia "hạnh phúc"

    ReplyDelete
  19. @Tran Hoang Thanh: Vấn đề của lạm phát phức tạp hơn nhiều so với bác nghĩ.

    Lạm phát thường xảy ra khi nhà nước "in tiền" quá nhiều để bù đắp cho ngân sách bị thâm hụt. Do đó tài sản của dân chúng chuyển vào trong tay nhà nước, một kiểu phân phối thu nhập thời hiện đại.

    Trong thực tế thì khi xảy ra tình hình lạm phát, nền kinh tế sẽ xảy ra rối loạn do chi phí giao dịch tăng cao. Bác thử nghĩ xem khi ổ bánh mì bác mua hôm qua giá 10.000 đồng hôm nay tăng gấp đôi lên 20.000, bác sẽ không dám giữ tiền mặt mà sẽ chuyển toàn bộ số tiền bác có ra hàng hóa hoặc vàng.

    Khi đó, tiền không còn giá trị là vật ngang giá để trao đổi và nền kinh tế trở về thời kỳ hàng đổi hàng, chi phí giao dịch tăng lên rất cao.

    ReplyDelete
    Replies
    1. tóm lại vẫn là transaction cost, vấn đề bản chất.

      Vỏ sò -> vàng -> đồng xu -> tiền giấy -> tiền ngân hang -> tiền điện tử.

      Delete

Note: Only a member of this blog may post a comment.