Wednesday, October 22, 2008

Floating exchange rate


Nếu giả sử cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay không xảy ra, liệu Mỹ và thế giới có rơi vào một cuộc suy thoái kinh tế không? Hay giả sử năm 1997 Thailand không bị currency crisis thì liệu các nền kinh tế ĐNA có bị khủng hoảng hay không?

Trường phái ủng hộ gold standard, hay ở mức nhẹ nhàng hơn là full reserve banking system, phản đối hệ thống fiat money và fractional reserve banking system hiện tại vì cho rằng nominal side của nền kinh tế không ổ định và có xu hướng khủng hoảng (crisis-prone). Những cuộc khủng hoảng này sẽ ảnh hưởng sang real economy và xã hội phải trả giá cho sự bất ổ mà nguyên nhân không bắt nguồn từ real shocks (là cái không thể tránh được).

Đằng sau lập luận này là một giả định vô cùng quan trọng trong kinh tế học: nominal dichotomy, hay sự tách biệt giữa real và nominal sides. Có thể nói sự phân biệt giữa 2 trường phái neo-classical và Keynesian có thể truy đến tận cùng là giả định này. Neo-classical school chấp nhận nominal dichotomy và sẽ trả lời rằng kinh tế Mỹ sẽ suy thoái bất luận cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại có xảy ra hay không. Ngược lại Keynesian sẽ khẳng định cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân của suy thoái, hay ít ra là cả khủng hoảng và suy thoái đều có cùng một nguyên nhân từ sự bùng nổ vượt khỏi tầm kiểm soát các công cụ tài chính như CDO, CDS.

Vì đối với neo-classical economists nominal side không có ảnh hưởng gì đến real side nên với họ các chính sách tiền tệ không có tác dụng với real economy. Chính sách tỷ giá cũng vậy, đồng tiền quốc gia được cố định hay thả nổi hòan toàn không có ý nghĩa gì. Ngược lại Keynesian cho rằng chính sách tỷ giá có ý nghĩa rất quan trọng đối với một nền kinh tế có nominal rigidity cao. Robert Mundell với lý thuyết optimum currency area (nền tảng lý thuyết của đồng Euro) đã chỉ ra những lợi ích của floating regime cho các nền kinh tế có độ mở lớn. Tuy nhiên chính sách tỷ giá này cũng có nhiều vấn đề, một trong những điểm yếu quan trọng mà nhiều người nêu ra là lập luận của gold standard school nói ở trên.

Vấn đề là làm thế nào để quantify chính xác được costs và benefits của flexible exchange rate regime hay của các regime khác. Giả sử có thể làm được điều này và giả sử flexible regime có costs cao hơn benefits, liệu gold standard có tốt hơn không? Liệu currency union có tốt hơn không?


6 comments:

  1. bác Giang và các bác cho cháu hỏi: Một nhà nhập khẩu tìm đến Ngân hàng A để mở L/C. Tuy nhiên phía xuất khẩu không tin tưởng vào năng lực tài chính/thanh toán của A nên yêu cầu phải được ngân hàng B xác nhận (confirm). Vậy tại sao nhà nhập khẩu không tìm đến ngân hàng B ngay từ đầu, đỡ phải đi qua A làm gì cho rắc rối ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Xin giải đáp thắc mắc trên của bạn. Về logic đúng như bạn băn khoăn nhưng trên thực tế tài khoản giao dịch và quan hệ tín dụng của nhà nhập khẩu với ngân hàng mở L/C sẽ mang tính ràng buộc hơn. Nhà nhập khẩu không thể mở nhiều tài khoản ở nhiều ngân hàng khác nhau chỉ để tránh cho L/C khỏi confirmed.

      Delete
    2. Believe it or not, ngày xưa tôi đã từng mở LC nhập hàng về VN :-)

      Một lý do mà các seller nước ngoài đòi phải có confirmation từ một ngân hàng thứ ba là họ chỉ tin ngân hàng thứ ba đó trong khi buyer (người mở LC) không thể/dễ có quan hệ với ngân hàng thứ ba. Ví dụ tôi mở LC ở VCB nhưng seller ở Mỹ lại muốn LC được Citibank confirm trong khi Citibank lúc đó chưa có chi nhánh ở VN. Trong trường hợp này VCB sẽ phải dùng quan hệ của mình với Citibank để nhờ Citibank confirm cho bộ LC do buyer mở (tất nhiên phải trả một khoản phí).

      Một lý do khác nữa là phí mở LC. Khi Citibank đã vào VN nhưng nếu tôi tới mở LC ở đó họ sẽ đòi phí rất cao và/hoặc phải có collateral vì họ không biết credit history của buyer. Trong khi đó buyer đã có quan hệ rất lâu với VCB nên phí mở LC thấp hơn nhiều và không cần collateral, còn confirmation fee thường cũng thấp vì đó là quan hệ giữa 2 ngân hàng với nhau.

      Delete
  2. Cảm ơn bạn đã giải đáp.
    Theo như vậy ý của bạn là: nguyên nhân là do việc mở tài khoản giao dịch và quan hệ tín dụng. Vậy khi confirm L/C thì nhà nhập khẩu phải trả phí hay NH nhỏ A phải trả phí cho NH lớn B? Nếu vì phải confirm L/C mà NH nhỏ A lấy phí nhà nhập khẩu ở mức cao hơn bình thường thì cũng đáng để mở trực tiếp ở NH lớn B lắm chứ ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bác Giang nói thêm đúng như ý tôi định nói. Bạn có thể chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế hoặc còn ít tuổi. Để tôi giải thích rõ hơn: Ngoài chuyện mở thêm tài khoản mới ở ngân hàng không cần confirm thường phí giao dịch L/C cao hơn hẳn còn có lý do khác khi bạn phải mở liên tục các tài khoản ở các ngân hàng khác nhau. Không lẽ người xuất khẩu cứ yêu cầu ta confirm ở đâu cho mỗi chuyến hàng ta lại mở tài khoản để thanh toán cho mỗi L/C tại mỗi ngân hàng được yêu cầu? Giả sử 10 lần nhập khẩu bị yêu cầu L/C confirmed tại 10 ngân hàng khác nhau.

      Ngoài ra lý do quan trọng nhất mà tôi đã nói nhưng nghĩ bạn biết rồi nên không làm rõ hơn. Đó là khách hàng mở L/C thường VAY tiền ngân hàng mở L/C để thanh toán tiền hàng trên cơ sở thế chấp dựa vào quan hệ tín dụng giữa khách hàng với ngân hàng ruột của mình. Việc thay đổi sang ngân hàng khác với quan hệ và tiêu chuẩn hạn chế sẽ gây rất nhiều khó khăn. Trong nhiều trường hợp là không thể thực hiện.

      Delete
  3. Cảm ơn bác Giang và bác Anonymous 25/10 đã nhiệt tình giải thích cặn kẽ :-)
    cháu vừa hỏi thầy giáo cũ của cháu (trước đây là giám đốc Standard Chartered khu vực Đông Dương) thì đúng là trong nhiều trường hợp quả thực không thể nào mở đưuợc L/C ở ngân hàng lớn. Techcombank (ngày xưa) mà muốn nhờ Standard Chartered confirm L/C cho mình thì cũng phải deposit tới 120% giá trị L/C. Thử hỏi doanh nghiệp nhập khẩu bình thường làm sao có cơ hội !!

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.