Wednesday, January 27, 2010

ACFTA


Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú vừa trả lời phỏng vấn SGTT, trong đó nêu bật lên ý Hiệp định thương mại tự do ASEAN-TQ (ACFTA) không phải là nguyên nhân dẫn đến thâm hụt thương mại của VN với TQ. Tôi chưa thể bình luận vì cần nghiên cứu thêm số liệu, nhưng một chi tiết ông Tú đưa ra để bảo vệ quan điểm của mình theo tôi chưa thuyết phục.

Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú nói năm 2001 53% kim ngạch nhập khẩu của VN từ TQ bị ảnh hưởng bởi ACFTA, trong khi năm 2007 chỉ còn 37%. Do đó không thể nói rằng ACFTA có ảnh hưởng xấu đến cán cân ngoại thương VN-TQ. Tuy nhiên lập luận này chỉ chính xác nếu kim ngạch nhập khẩu của VN từ TQ không thay đổi trong thời gian đó, hoặc tăng không nhiều. Thực tế con số này tăng từ $1.4b năm 2001 lên $12.7b năm 2007. Do đó kim ngạch nhập khẩu trong diện ảnh hưởng của ACFTA tăng từ $851m lên $4702m (gần gấp 6 lần). Tôi không biết marginal impact của việc giảm thuế nhập khẩu theo ACFTA như thế nào, nhưng rõ ràng với số kim ngạch tăng như vậy rất có thể ACFTA làm cán cân xấu đi chứ không như khẳng định của ông Tú.

Dẫu sao tôi vẫn ủng hộ free trade, việc VN bị thâm hụt thương mại với TQ chủ yếu vì các yếu tố khác chứ không phải ACFTA (vd tỷ giá VNĐ bị overvalued trong khi RMB undervalued.)


15 comments:

  1. Em rất hay đọc blog của anh. Em đồng ý với anh Giang về việc VN bị thâm hụt là do tỷ giá của VNĐ và RMB. Theo anh việc VN và một số thành viên nghèo hơn trong khối chỉ được hưởng lợi cơ bản từ ACFTA bắt đầu từ năm 2015 có ảnh hưởng đến cán cân thương mại giữa VN và TQ (tính đến hiện tại và trong vòng 5 năm tới)không?

    Thanks.

    ReplyDelete
  2. Em cũng ủng hộ free trade.

    Nhưng em không đồng ý với lí do thâm hụt thương mại là do RMB bị định giá thấp .
    VN muốn xuất khẩu nhiều sao kô thực hiện chính sách định giá thấp VND giống RMB ? Liệu có làm được không ?

    ReplyDelete
  3. Vấn đề định giá VNĐ thấp có lẽ không ổn khi VN luôn nhập siêu nhất là đối với TQ. Điển hình là báo cáo (GSO) trong tháng 1/2010 nhập siêu tăng vọt đến 86,6% trong khi xuất khẩu chỉ đạt 28,1% so với cùng kỳ năm ngoái, thâm hụt lên tới 1,3 tỷ USD.

    ReplyDelete
  4. @ALAM: Nếu loại trừ các yếu tố phi kinh tế (chính trị, quan hệ quốc tế...) thì VN làm được và nên làm. Có 2 trở ngại về mặt macro khi phá giá là original sin và pass-through effect, cả hai theo anh không lớn và không quan trọng bằng việc giải quyết structural deficit.

    @Han Mạn Tu: Theo anh biết VN và các nước nghèo khác có lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu chậm hơn, nên thật ra có lợi trong ngắn hạn khi tham gia ACFTA nếu các chính sách vĩ mô trong nước không quá lệch lạc.

    ReplyDelete
  5. Em vẫn chưa hiểu !
    Vậy nếu VN quyết định làm giảm giá VND thì chúng ta làm như thế nào ? Sẽ được cái gì và mất cái gì ? (nếu có)

    ReplyDelete
  6. @ALAM: Được: hàng VN tăng competitiveness trên thị trường quốc tế -> tăng xuất khẩu. Ngược lại hàng nhập khẩu đắt lên -> giảm nhập khẩu. Mất: lạm phát tăng lên do giá hàng nhập khẩu tăng lên + original sin: VN phải trả nợ nhiều hơn trước dù số nợ tính bằng USD vẫn vậy.

    ReplyDelete
  7. Những điều này em có biết. Và em nghĩ chính phủ cũng biết .
    1. Ý em muốn hỏi là tại sao VN lại lựa chọn chính sách khiến cho "tỷ giá VNĐ bị overvalued" còn TQ thì "RMB undervalued" .
    Liệu sự khác nhau này chỉ là do chính sách tiền tệ hay vì bản thân nền kinh tế TQ cạnh tranh hơn VN ?

    2. Nếu quyết định thực hiện việc giảm giá VND để tăng cường xuất khẩu, VN sẽ sử dụng biện pháp gì và như thế nào ? (để thị trường ngoại tệ mua bán tự do sẽ đưa tỉ giá về cân bằng, còn muốn nó undervalued như RMB thì nên làm thế nào ? )

    ReplyDelete
  8. Chú Giang, câu hỏi trước của bạn ALAM chú mới trả lời Được & Mất. Còn cách thức thế nào để undervalued thì chú chưa nói. Cháu cũng thắc mắc về điều đó. Làm thế nào? Tăng cung tiền và để lạm phát cao? (TQ undervalue RMB mà lạm phát của TQ hình như không cao lắm? cháu không rõ vì chưa tìm thấy thống kê chuỗi CPI theo thời gian của TQ)

    Thấy mọi người cứ nói là dự trữ USD khổng lồ của TQ giúp họ duy trì tỷ giá có lợi (định giá thấp RMB), nhưng cháu ko hiểu bằng cách nào?

    ReplyDelete
  9. @ALAM:

    1. TQ cạnh tranh hơn VN là điều nhiều người nhắc đến và tin như vậy. Tuy nhiên có lẽ đó là absolute advantages chứ không phải comparative advantage mà các nhà kinh tế đề cập đến trong lý thuyết ngoại thương. Nhưng để lý thuyết comparative advantage có thể áp dụng được, một điều kiện quan trọng là relative price phải flexible. Do đó một khi TQ và cả VN ngăn chặn adjustment của tỷ giá thì cán cân thương mại có thể bị imbalance trong thời gian dài, nhất là trong hoàn cảnh VN có capital inflow từ các nguồn khác.

    Việc VN chọn chính sách tỷ giá như vậy có thể có những nguyên nhân phi kinh tế, hoặc có thể đơn giản là sai lầm về mặt chính sách. Việc TQ giữ đồng RMB undervalued (tương quan với đa số các đồng tiền khác chứ không riêng gì USD hay VNĐ) trong thời gian dài là puzzle cho giới economist. Anh chỉ thấy cách giải thích của Michael Pettis mà anh đã trích dẫn có lý, mặc dù còn nhiều điều phải làm rõ thêm.

    Một lập luận rất hay của một blogger (anh chưa tìm lại được link) là nếu RMB undervaluation không quan trọng với TQ (mà chỉ là hệ quả của competitiveness) thì tại sao TQ không nâng giá RMB lên để tránh bị backlash về chính trị/ngoại giao và possible trade war với các nước khác? Rõ ràng TQ phải thấy đây là một chính sách kinh tế rất quan trọng của mình nên mới tìm mọi cách để bảo vệ.

    2. Không chỉ TQ mà hầu hết các nước ĐNA sau 97-98 đều can thiệp vào thị trường ngoại hối để giữ đồng nội tệ của họ undervalued. Về mặt lý thuyết central banks phải mua vào ngoại tệ để depreciate đồng tiền của mình, song song họ phải sterilize bằng cách bán bond ra để contral lạm phát.

    VN chưa chắc đã làm được như vậy, hồi 2007 khi NHNN mua USD tăng dự trữ ngoại tệ đã làm inflation tăng cao. Điều này có thể do NHNN sai lầm không sterilize đủ mạnh, hoặc có thể NHNN không có khả năng sterilize. Anh nghiêng về khả năng thứ 2 vì đầu năm 2008 NHNN phải phát hành trái phiếu của mình để hút thanh khoản về. Cách thức thực hiện còn nhiều điểm phải bàn nhưng về cơ bản đây là một công cụ chính sách tiền tệ chấp nhận được. NHNN có thể xem xét việc trả lãi suất cho các khoản reserve của các NHTM như nhiều nước đã làm.

    Tuy nhiên anh không phải là người ủng hộ cho undervaluation, mặc dù đó có thể là một chính sách tốt để trợ giúp xuất khẩu và tăng trưởng. Anh cho rằng VNĐ không nên over/undervalued mà nên phản ánh đúng fundamental value của nó. Undervaluation có thể giúp cho xuất khẩu nhưng sẽ gây thiệt hại cho private consumption, nghĩa là welfare của người dân.

    @Trang La: Vấn đề lạm phát của TQ không cao là puzzle như chú đã đề cập ở trên. Theo Micheal Pettis thì TQ có nhiều chính sách depress private consumption để hạ chế lạm phát. Lấy ví dụ thế này, giả sử chi phí khám chữa bệnh bị ngăn không cho tăng (đặt ceiling price), nghĩa là đóng góp của nó vào CPI sẽ thấp. Lúc đó có thể người dân sẽ phải chấp nhận một lượng healthcare thấp hơn optimum (chất lượng healthcare kém, xếp hàng lâu...), hoặc họ sẽ phải ra các phòng mạch bên ngoài để khám chữa bệnh mà chi phí ở các phòng mạch này không được thống kê trong CPI.

    Dự trữ ngoại tệ của TQ là hệ quả chứ không phải nguyên nhân dẫn đến tỷ giá thấp.

    ReplyDelete
  10. hehe, cảm ơn anh. Em hơi hiểu hiểu thêm đc 1 chút rồi !

    ReplyDelete
  11. Cháu cám ơn chú đã giải thích cặn kẽ :)

    ReplyDelete
  12. Nhưng dù sao ,em vẫn cho rằng vấn đề thặng dư thương mại của TQ kô phải do tỉ giá. Mà là một cái quái quỉ gì khác ...

    ReplyDelete
  13. Anh ơi trong trường hợp VND không thay đổi liệu đồng RMB có tăng với VND và khi VND được undervalued thì RMB/VND có tăng. Em thấy như đồng JPY trong năm 2010 đã tăng 10% với VND dù VND không đổi và JPY còn được hỗ trợ của Chính phủ để làm giảm giá so với USD để fụ XK.

    ReplyDelete
  14. @hai22hai: Tất nhiên nếu VNDUSD không đổi trong khi RMBUSD (đúng ra phải là CNYUSD) tăng thì VNDRMB sẽ giảm, dẫn đến hàng VN sẽ có thêm một ít lợi thế cạnh tranh với hàng TQ. Tuy nhiên điều này phải giả định VNDRMB giảm nhanh hơn chênh lệch lạm phát giữa VN và TQ vì tính cạnh tranh phụ thuộc vào tỷ giá thực.

    ReplyDelete
  15. Bác Giang có thể cho cháu tham khảo ý kiến của bác ở khía cạnh này đc không ạ? Đó là vấn đề quốc tế hóa NDT của TQ : khi đó NDT sẽ phải thả nổi linh hoạt hơn, và cháu nghĩ nó sẽ lên giá. Vậy NDT khả năng trở thành đồng tiền quốc tế thì sẽ ảnh hưởng thế nào đến cán cân TM của VN ạ? Chúng ta phải điều hành chính sách tỷ giá thế nào để tận dụng được những tác động của nó để cải thiện CCTM ạ? Cháu cảm ơn bác ạ!

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.