Friday, January 1, 2010

2009


Năm 2002, Paul Krugman cho rằng sự sụp đổ của Enron chứ không phải vụ tấn công 9/11 mới là bước ngoặt thay đổi nước Mỹ, hay chính xác hơn thay đổi American capitalism. Chỉ vài năm trước đó Francis Fukuyama khẳng định tiến hóa xã hội của nhân loại sẽ dừng lại ở hình thái capitalism này, bởi vậy không ai chú ý gì đến nhận định của Krugman và American capitalism vẫn được coi là hình mẫu cho toàn thế giới. Thế rồi cuộc khủng hoảng địa ốc dưới chuẩn nổ ra năm 2007 và hệ lụy của nó đánh gục hệ thống tài chính Mỹ trong năm 2008 với những "tượng đài" Bear Stearns, Lehman Brothers sụp đổ. Đến lúc này ngay cả những supporters nhiệt tình nhất cho laissez-faire cũng phải thừa nhận American capitalism có vấn đề.

Cuối năm 2008, trong hoàn cảnh uy tín bị sụt giảm thê thảm, Alan Greenspan vẫn dũng cảm nhận định rằng cuộc khủng hoảng đã qua đáy. Mặc dù thị trường còn tiếp tục giảm một quí nữa còn kinh tế Mỹ và nhiều nước phát triển khác phải mất thêm 2 quí mới thực sự phục hồi, có vẻ "the maestro" đã chính xác. Đến giờ này, dù chưa chắc phục hồi kinh tế là V hay W, có thể tin rằng L đã không xảy ra như trường phái unit root của Greg Mankiw lo ngại. Khó có thể kết luận TARP của Paulson, gói kích cầu của Obama, PPIP của Geithner, hay bank stress test của Bernanke có vai trò quyết định cứu vãn nền kinh tế Mỹ không rơi vào Great Depression v.2.

Nếu tính dự báo "green shoot" của Bernanke thuộc về professional forecast, có thể nói tỷ số về dự báo giữa academic vs professional economists là 1-1. Dẫu vậy cả hai nhóm economists này chẳng có gì đáng tự hào, khả năng dự báo của họ tệ hại như nhau. Có lẽ chỉ có Robert Gordon đã cứu vãn phần nào uy tín cho giới academic bằng 30 năm kinh nghiệm làm việc cho Business Cycle Dating Committee của NBER.

Nhưng không chỉ các nhà kinh tế, bản thân kinh tế học, đặc biệt macroeconomics cũng bị chỉ trích dữ dội. Krugman đã cay đắng cho rằng giới học giả về macroeconomics đã để ngành học này chìm vào Dark Age trong suốt 40 năm lại đây. Không những macroeconomists đã không dự báo được, tệ hại hơn có thể chính họ đã góp phần tạo ra cuộc khủng hoảng, rồi một nhóm trong số họ (Chicago school) tiếp tục ngăn cản các nỗ lực cứu vãn nền kinh tế Mỹ bằng công cụ kích cầu cổ điển mà Keynes đã đề suất hơn 70 năm trước.

Tổng kết lại thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, Krugman kết luận: The Big Zero. Với nước Mỹ trong thập kỷ này, tăng trưởng việc làm, thu nhập, giá chứng khoán, địa ốc đều là một con số không. Nhưng cái chính là nước Mỹ đã không học được bài học nào từ những sai lầm trong quá khứ 10 năm vừa rồi, cả policy maker lẫn businessmen, cả investors lẫn regulators. Đến cuối 2009 có vẻ như nước Mỹ đang sắn sàng quay về với American capitalism quen thuộc với những bubbles and bursts ngày càng lớn. Nước Mỹ đã kết thúc "the first lost decade", còn Nhật kết thúc "the second". Liệu thập kỷ tới sẽ là "the third" cho Nhật, second cho Mỹ, first cho EU, Anh, Úc? Hay Trung quốc? Hi vọng bài học 07-08 đủ lớn để American capitalism sẽ thực sự thay đổi.

Update (6/1/10): Hóa ra cho đến cuối năm 2009, Fukuyama vẫn cho rằng History is still over


2 comments:

  1. bây giờ đã là năm 2012 nhưng tính thời sự của vấn đề này, đúng như anh nói, vẫn còn nóng hổi như vậy, và người Mỹ thật sự thì vẫn chưa giải quyết được gì cả cái vấn đề capitalism đó.

    Mấu chốt vấn đề ở đây,( rất nhiều vị học giả Mỹ biết, rất nhiều người Mỹ biết, và nhất là, các chính trị gia Mỹ càng biết, kết luận là không khó để biết) là sức mạnh và quyền lực của tầng lớp tư bản siêu giàu của Mỹ, nó quá khủng khiếp. Ví dụ đơn giản thôi, hôm nay mới biết được 1 thông tin, chỉ có 196 người Mỹ đóng góp tới hơn 80% lượng tiền cho các chiến dịch tranh cử tổng thống, mà ở Mỹ thì không có gì là free cả. Nó dẫn đến 1 sự mất cân bằng khủng khiếp về quyền lực giữa corporation và government, và tạo nên 1 cái xã hội với nền kinh tế plutocracy, government of rich. Ai cũng biết nhưng không ai đủ sức để chống lại cả.

    Hi vọng là Việt Nam sẽ học được điều gì đó từ những cuộc khủng hoảng này.

    ReplyDelete
    Replies
    1. xin trích lại câu này ạ"Ai cũng biết nhưng không ai đủ sức để chống lại cả." tuy nhiên phải nhìn lại là 169 người đó đã đóng góp như thế nào đến nền kinh tế, nếu như ko có ji là free thì người đủ sức chống lại cũng chính là cùng hội cùng thuyền thôi. theo tôi đó vẫn là 1 thực tế công bằng.

      Delete

Note: Only a member of this blog may post a comment.