Monday, August 31, 2009

USD denominated bonds


Tôi vẫn thắc mắt về lý do chính phủ VN (Bộ Tài chính) phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ. Hôm nay đọc được tin Canada cũng có kế hoạch phát hành USD denominated bonds sau hơn 10 năm đã chấm dứt phát hành loại bonds này. Lý do mà Canada đưa ra là dùng số USD thu được từ bán bonds để tăng foreign reserve và đóng vào quĩ của IMF như đã thỏa thuận hồi tháng 4/2009.

Trường hợp của VN khó hiểu ở chỗ có thông tin cho biết chính phủ đã dùng foreign reserve cho chương trình kích cầu vừa rồi, bây giờ lại phát hành USD denominated bonds, có lẽ để thu USD về. Vậy tại sao chính phủ không phát hành VNĐ denominated bonds để lấy tiền kích cầu mà lại phải làm theo đường vòng như vậy? Hay chính phủ muốn huy động vốn qua USD denominated bonds để lợi dụng lãi suất thấp của USD trong nước? Nếu vậy đây là một dạng carry trade và chính phủ phải tin rằng VNĐ sẽ không bị mất giá. Tất nhiên chính phủ có thể hi vọng như vậy vì capital account của VN chưa mở và NHNN có thể set tỷ giá bằng mệnh lệnh hành chính thay vì can thiệp thị trường (tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen sẽ rất khác biệt). Có vẻ như đây là một dạng regulatory arbitrage.


Friday, August 28, 2009

Demand for wars


Free Exchange có một bài thảo luận về demand for war, trích dẫn Kevin Drum cho rằng demand for war cũng giống như các đường demand khác, nghĩa là dốc xuống (downward sloping). Do đó nếu costs of war rẻ hơn thì sẽ có nhiều war hơn. Bỏ qua những thảo luận về demand for war trong bài viết này, có thể thấy rằng mặc dù economics/economists bị chỉ trích rất nhiều trong thời gian gần đây vì không dự báo được cuộc khủng hoảng, economic way of thinking đã "lây lan" rộng như thế nào trong các ngành xã hội.

Quay lại vấn đề downward sloping demand for war, có lẽ vì Kevin Drum không phải là một nhà kinh tế nên không biết để có một đường demand như vậy trước hết cần phải giải một bài toán utility maximization của từng individual rồi aggregate lên thành market demand. Ở đây có 2 vấn đề, thứ nhất là dạng hàm utility của các cá nhân, thứ hai là cách thức aggregation. Vấn đề thứ nhất, với đa số người dân war không đem lại positive utility do đó hàm utility sẽ decreasing in war, do đó lời giải cho individual demand for war sẽ có corner solution, nghĩa là demand for war bằng không với bất kỳ giá nào. Tất nhiên với một số ít người (nhà sản xuất, buôn bán vũ khí, một số chính trị gia) thì hàm utility có thể khác và họ sẽ có positive demand for war. Tuy nhiên đây là khó khăn cho vấn đề thứ hai khi phải aggregate các individual demands for war thành social demand. Chắc chắn các điều kiện để có thể đơn giản cộng individual demand lại sẽ không đáp ứng nên không thể chắc chắn social demand sẽ downward sloping.

Tuy nhiên war có thể là compliment của một số "hàng hóa" khác mà đa số các individual có positive demand, ví dụ độc lập tự do của một dân tộc hay toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia. Trong những trường hợp như vậy, mặc dù war đem lại negative utility nhưng vẫn có thể có positive individual demand vì lời giải của bài toán utility maximization cho thấy cần phải có war để có độc lập tự do hay toàn vẹn lãnh thổ. Lúc này aggregation có lẽ sẽ dễ dàng hơn nhưng vẫn chưa chắc social demand for war sẽ là downward sloping như Kevin Drum lý luận. Với VN, một dân tộc gần như chỉ going to war để bảo vệ độc lập, câu nói "Dù phải đốt cháy cả dãy Trường sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập tự do cho Tổ quốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy demand for war vào thời điểm đó là ... inelastic!

Thế còn supply for war thì sao?


Public opinion


Theo điều tra của Gallup (qua Free Exchange), Fed bị xếp hạng thấp nhất trong số các cơ quan trực thuộc chính phủ Mỹ:


Nếu có một cuộc điều tra tương tự ở VN, không biết NHNN có chịu chung số phận xếp dưới Bộ KHCNMT, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Y tế không nhỉ?

Update (04/09): Không chỉ Fed, ECB cũng đang bị mất dần lòng tin của dân chúng.


Thursday, August 27, 2009

Wednesday, August 26, 2009

25/08


Sinh nhật Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Ted Kennedy qua đời.

Nhà báo Huy Đức mất việc tại SGTT.


Fed chairman II


Greg Mankiw on Bernanke's reappointment: "I extend my congratulations to the President for a fine decision and my condolences to Ben for having to spend the next four years overworked and underpaid."

(Note: Lương của Bernake năm 2008 cho chức vụ Chủ tịch Fed là $191,300).

Update: WSJ tóm tắt một số comment về Bernanke's reappointment.


Confession


Lê Đức Thúy: "... vĩ mô là một cái gì đó mà không phải ai cũng có thể khẳng định là sẽ làm chủ hoàn toàn được."


CFA vs MBA


Trước đây có bạn hỏi tôi về học CFA, tôi nghĩ đây là một khóa học rất bổ ích và khá thuận lợi cho các bạn ở VN vì không phải học tập trung (nhưng hình như khi thi level 2/3 thì phải sang Thailand). Felix Salmon vừa có link đến một bài nghiên cứu cho thấy các portfolio manager có CFA có kết quả đầu tư tốt hơn những người có MBA. Tất nhiên so sánh này hơi khập khiễng vì trên thế giới chỉ có một nơi cấp bằng CFA còn MBA có hàng chục nghìn trường (VN chăc cũng có vài chục). Dẫu sao tôi vẫn giữ lời khuyên cho các bạn muốn làm việc lâu dài trong lĩnh vực finance nên học CFA.

Update (14/09): Andrew Lo cho rằng các chương trình MBA có focus chuyên về finance không đủ khả năng cover lĩnh vực này nữa nên MIT's Sloon School of Management (chuyên đào tạo MBA) đã mở ra một khóa học master in finance riêng. Nên nhớ chương trình master of finance này khác với các chương trình master of finance truyền thống của các department of finance ở các trường đại học.


Tuesday, August 25, 2009

Forecasting


GS Trần Hữu Dũng có link đến bài "Dự báo lần đầu tiên xuất khẩu tăng trưởng âm" trên Vietnamnet. Theo bài này các chuyên gia của Trung tâm Thông tin Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia (không rõ trực thuộc Bộ hay trường ĐH nào) dự báo năm 2009 kim ngạch xuất khẩu của VN sẽ vào khoảng $58.7b - $61.3b. Đơn giản vì 6 tháng đầu năm VN xuất được $27.6b mà theo kinh nghiệm 10 lại đây 6 tháng cuối năm thường sẽ có kim ngạch xuất khẩu từ 53-55%. Do vậy tổng kim ngạch dự tính của cả năm sẽ thấp hơn $62.7b của năm 2008.

Tôi không đánh giá dự báo này đúng hay sai, nhưng cách tính này đơn giản quá, ít nhất là với một Trung tâm có cái tên quan trọng như vậy chứ không phải trên blogosphere như thế này. Tôi tin chắc CIEM, CEPR, hay Fulbright có thể làm được dự báo tốt hơn, nếu không phải bằng một macro model thì cũng có một vài regression với các biến số tối thiểu cho foreign demands. Một điểm quan trọng nữa cần phân biệt là tăng trưởng volume với tăng trưởng value. Nếu value giảm nhưng volume vẫn ổn định thì ảnh hưởng vào emplyment và GDP sẽ không lớn, nhưng sẽ là quan ngại cho balance of payments. Một thực tế là dự báo giá quốc tế của các mặt hàng VN xuất khẩu rất khó, bởi vậy để làm chính sách người dự báo cần đưa ra các scenarios với các giả định khác nhau thay vì đưa ra một hai con số như vậy.


Monday, August 24, 2009

Poorer rich


Greg Mankiw có link đến một bài viết trên NYT về income inequality của Mỹ đang giảm trong giai đoạn khủng hoảng hiện tại. Mankiw trích dẫn một đoạn về top tax rate của Mỹ trong giai đoạn sau WWII có lúc lên đến 91%, có lẽ đã là nguyên nhân làm cho nhiều người giàu không muốn làm việc thêm nữa (Laffer's effect). Chính vì thế giai đoạn này Mỹ có income inequality thấp hơn nhiều so với thời gian gần đây. Mankiw kết luận rằng "We are all supply-siders now", điều mà tôi không đồng ý cho lắm. Giai đoạn baby-boomer sau WWII của Mỹ vẫn được coi là thời gian phát triển kinh tế rất tốt, ngay cả khi Mỹ bị xa lầy ở VN. Rồi kinh nghiệm của các nước Bắc Âu cũng cho thấy, có thể welfare states là một hình thức kinh tế rất phù hợp vào thời điểm đó. Có thể 1/10000 top income earners của Mỹ "lười" làm việc và sáng tạo hơn, nhưng 10% bottom có education và healthcare tốt hơn thì kinh tế vẫn phát triển được.

Theo bài báo này tình trạng income inequality của Mỹ dường như bắt đầu quay lại giai đoạn bớt chênh lệch như sau WWII, chấm dứt thời kỳ gia tăng inequality bắt đầu từ thập kỷ 80 sau khi Reagan lên nắm quyền. Trong kinh tế học, vấn đề income inequality và economic growth đã được nghiên cứu khá nhiều. Điển hình là khái niệm Kuznets curve với đồ thị inverted U-shape của mối quan hệ giữa 2 đại lượng này. Tuy nhiên hình như vấn đề income inequality cycle chưa được ai nghiên cứu, có thể vì nó không quan trọng bằng business cycle hoặc chu kỳ của nó quá dài nên chưa đủ số liệu. Chu kỳ low inequality quay trở lại có thể trùng hợp với market crash (stock, real estate), nhưng cũng có thể trùng hợp với sự quay trở lại của Keynesian ideas và welfare-state.

Bài báo NYT lấy ví dụ của John McAfee, tác giả chương trình chống virus nổi tiếng, có tài sản từ $100b rớt xuống $4b chỉ trong vòng 2 năm vừa qua. Không biết các "đại gia" trong top 100 ngày nào của VN nay còn bao nhiêu tiền?


Wednesday, August 19, 2009

Social norm


Hôm qua Free Exchange có link đến một bài nghiên cứu rất thú vị của Ray Fisman và Edward Miguel về sự liên hệ giữa social norm (không biết dịch ra tiếng Việt là gì?) và corruption. Hai nhà nghiên cứu này tìm ra một natural experiment rất hay về vấn đề này. Số là ở trụ sở của Liên Hiệp quốc ở NYC có 146 đoàn ngoại giao của các nước thành viên của tổ chức này. Theo nguyên tắc diplomatic immunity thì những quan chức ngoại giao này không phải nộp phạt nếu bị parking ticket vì đậu xe không đúng chỗ qui định trong thành phố NY. Do đó hai tác giả này thu thập số liệu các parking ticket phạt nhân viên các đoàn ngoại giao trong giai đoạn 1997-2005 và tính số ticket không nộp phạt chia cho số nhân viên của các đoàn ngoại giao. Con số này cho thấy trong cùng một điều kiện sống và cùng một điều kiện enforcement, social norm của các dân tộc khác nhau sẽ phản ánh thế nào đến mức độ tự giác tuân thủ pháp luật của các nhân viên ngoại giao.

Tiếp theo đó, nếu so sánh chỉ số này (số parking ticket phạt bị lờ đi trên đầu người của mỗi đoàn ngoại giao) với chỉ số corruption do Daniel Kaufmann et al. xây dựng từ các kết quả survey phổ biến như Freedom House, Gallup, EIU... (VN xếp hạng 13 năm 2004 về chỉ tiêu control of corruption, tất nhiên từ dưới lên). Kết quả là số ticket không nộp phạt có correlation rất cao với chỉ số corruption nói trên. Bên cạnh đó, hai tác giả này cũng khám phá ra rằng ngoài chỉ số corruption ở các nước, chỉ số unpaid ticket này cũng có high correlation với thái độ ghét/chống Mỹ của các nước (theo Pew Global Attitudes Project). Tuy nhiên nó không bị (insignificant) tác động bởi mức độ giầu nghèo (income per capita).


VN xếp hạng 63 trong số 146 nước, tính từ dưới lên. Như vậy cũng không quá tệ nếu tính đến hạng 13 về corruption theo Kaufmann, nhưng cũng có thể thái độ ghét/chống Mỹ ở VN không cao như nhiều nước khác (không có số liệu survey cho VN).


Tuesday, August 18, 2009

ATM run


Thứ ba vừa rồi một số nơi ở bang New York xảy ra ATM run, nghĩa là các ATM cạn sạch cash. Lý do là bang NY vừa có một chương trình trợ cấp $200 cho mỗi gia đình khó khăn có con đang đi học để họ mua sách vở và đồ dùng học tập cho năm học sắp tới cho con cái. Ngay khi số tiền này được chuyển vào account của các gia đình được trợ cấp, họ ra ATM để rút cash gây ra cuộc khủng hoảng thiếu cash nhỏ kể trên. Đáng nói là một phần số tiền này được dùng để mua high-end electronics từ các cửa hàng Wal-Mart làm các cửa hàng này cháy hàng. Hiện giờ vẫn còn nhiều tranh cãi liệu chương trình trợ cấp này có thực hiện được mục tiêu của nó hay đã bị các bậc cha mẹ không quan tâm đến con cái lợi dụng. Dẫu sao đây cũng là một ví dụ thú vị về kích cầu đáng đưa vào sách giáo khoa. Một điều thú vị nữa trong bản tin này là George Soros đã đóng góp $35m trong tổng số $175m của chương trình trợ giúp này.


Monday, August 17, 2009

Deposit insurance


Tôi đã có lần "phản biện" ông Lê Xuân Nghĩa, nhưng tôi vẫn luôn cho rằng ông Nghĩa là một người có nhiều kiến thức nhất về tài chính tiền tệ trong số các quan chức của NHNN. Ông Nghĩa là một trong số rất ít chuyên gia VN khi trả lời báo chí không ngần ngại nói thẳng vào các vấn đề chuyên môn và giải thích rất rõ ràng quan điểm cũng như chính sách của các cơ quan chức năng. Mỗi khi thấy trên báo có bài nào có tên Lê Xuân Nghĩa là tôi đều đọc không sót một chữ, và bài phỏng vấn mới nhất của VnEconomy về bảo hiểm tiền gửi cũng vậy. Nhưng cũng như lần trước, tôi thấy có vài ý cần "phản biện" lại quan điểm của ông Lê Xuân Nghĩa.

Ông Nghĩa cho rằng một cơ quan bảo hiểm tiền gửi có 3 chức năng chính: (i) bảo hiểm tiền gửi cho người dân, (ii) giám sát rủi ro của các ngân hàng, (iii) bảo đảm hệ thống ngân hàng hoạt động yên ổn. Có lẽ mục (ii) và (iii) là một hoặc khá gần với nhau nên có thể gộp chung thành một chức năng. Ngoài ra ông Nghĩa có đề cập đến chức năng đứng ra giàn xếp các vụ đổ vở của các tổ chức nhận tiền gửi mà theo tôi đây là chức năng quan trọng nhất chứ không phải 3 chức năng nói trên. Theo tôi một cơ quan bảo hiểm tiền gửi có hai chức năng chính: (a) giúp người dân an tâm hơn vào hệ thống ngân hàng kể cả khi có bank run, hay nói cách khác nó là một liều thuốc an thần cho người gửi tiền, (b) đứng ra giàn xếp các vụ đổ vỡ ngân hàng.

FDIC, cơ quan bảo hiểm tiền gửi của Mỹ và cũng là bảo hiểm tiền gửi đầu tiên trên thế giới, được thành lập năm 1933 nhằm trấn an người dân Mỹ khi hàng loạt ngân hàng đổ vỡ. Về mặt hình thức cơ quan này là một công ty bảo hiểm hoạt động trên nguyên tắc người dân, thông qua ngân hàng, đóng phí báo hiểm cho số tiền mình gửi và sẽ được cover rủi ro ngân hàng đó đổ vỡ. Tuy nhiên trên thực tế FDIC không phải là một công ty bảo hiểm và chắc chắn không một doanh nghiệp tư nhân nào có thể đứng ra thực hiện chức năng bảo hiểm này. Đằng sau FDIC chính là Bộ Tài chính Mỹ với toàn bộ ngân sách quốc gia backup cho số equity của tổ chức này. Nghĩa là trong trường hợp các ngân hàng đổ vỡ quá nhiều và FDIC không đủ tiền để đền bù thì Treasury sẽ lấy tiền từ ngân sách ra chi trả (phải được QH Mỹ thông qua).

Đúng như ông Lê Xuân Nghĩa chỉ ra, tổng tài sản của một hệ thống ngân hàng rất lớn nên không một công ty bảo hiểm nào có thể cover được. Đó là lý do tại sao tất cả các cơ quan bảo hiểm tiền gửi đều được bộ tài chính đứng đăng sau. Có như vậy người dân mới an tâm rằng số tiền của mình được bảo hiểm. Đúng ra phải hiểu là được "bảo đảm" chứ không phải "bảo hiểm". Phí bảo hiểm mà các ngân hàng phải đóng thực ra là một loại thuế hay membership fee để họ được tham gia vào cơ chế bảo đảm này. Nó hoàn toàn khác với phí bảo hiểm của các loại hình bảo hiểm khác được tính toán trên cơ sở actuarial risks. Bởi vậy tôi không cho rằng các cơ quan bảo hiểm tiền gửi có chức năng "bảo hiểm", sự hiện diện của các cơ quan này chủ yếu để trấn an người dân rằng tiền của họ sẽ không mất dù ngân hàng mà họ gửi tiền phá sản. Xét trên một khía cạnh nào đó, bảo hiểm tiền gửi có thể coi là một hình thức "industrial policy" của chính phủ để giúp cho hệ thống tài chính phát triển (ở nhiều nước các ngân hàng nước ngoài không được tham gia bảo hiểm tiền gửi).

Vấn đề quản lý rủi ro và ổn định hệ thống đúng là một chức năng cực kỳ quan trọng và nó có liên quan mật thiết đến mức độ "lời/lỗ" của cơ quan bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên đây không nhất thiết là chức năng của cơ quan bảo hiểm tiền gửi, hay ít ra bảo hiểm tiền gửi không nhất thiết phải là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm này. Trên thực tế nhiều central banks đảm trách chức năng prudential supervision và systemic stability cho hệ thống ngân hàng thương mại. Thậm chí có nước (Úc) giao chức năng này cho một tổ chức thứ ba đảm nhiệm (APRA) và để central bank chuyên trách monetary policy và liquidity management. Ở Mỹ, FDIC và Fed chia nhau chức năng prudential supervision nhưng systemic stability vẫn do Fed quản lý. Đó là lý do Fed là cơ quan đầu mối cho các vụ bailout các tổ chức tài chính trong cuộc khủng hoảng vừa qua. Gần đây các đề suất cải tổ hệ thống financial regulators của Mỹ muốn tập trung quyền lực vào Fed và giảm bớt vai trò của FDIC, đó là lý do Sheila Bair, chủ tịch của FDIC, đã không ủng hộ kế hoạch cải tổ này.

Tuy nhiên, FDIC nói riêng và các tổ chức bảo hiểm tiền gửi nói chung có một vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm systemic stability. Đó là cơ quan đứng ra giàn xếp các vụ phá sản của các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng được bảo hiểm. Chức năng này vô cùng quan trọng trong một hệ thống tài chính có nhiều mối quan hệ chằng chịt lẫn nhau. Nếu giàn xếp không khéo một ngân hàng đổ vỡ sẽ tạo ra một dây chuyền sụp đổ và tạo ra panic trong hệ thống. Đến thời điểm này đã có ý kiến cho rằng việc Fed và Treasury để Lehman Brothers sụp đổ không phải là sai nhưng cách thức để ngân hàng này đổ vỡ hết sức tệ hại. Đáng ra FDIC và Fed phải giàn xếp một cuộc phá sản trật tự hơn thì cuộc khủng hoảng đã không quá sâu và rộng như vậy. Điều này cho thấy chức năng giàn xếp các vụ đổ vỡ ngân hàng của các tổ chức bảo hiểm tiền gửi rất quan trọng và có ý nghĩa lớn tới ổn định hệ thống.

Tóm lại sự tồn tại của một cơ quan bảo hiểm tiền gửi sẽ làm tăng thêm tính ổn định của một hệ thống tài chính ex-ante (trấn an người gửi tiền) và ex-post (dàn xếp êm thấm các vụ đổ vỡ). Tiếc là bảo hiểm tiền gửi VN chưa thực hiện tốt cả hai chức năng này, cho nên theo lời ông Lê Xuân Nghĩa: "... chúng ta cần kiên nhẫn chờ đợi."

[Ngoài lề: Ông Lê Xuân Nghĩa nói cây này rất sai: "...chứ không phải Ngân hàng Trung ương - cơ quan quản lý tiền tệ của Chính phủ - ", có lẽ ông nói nhầm chức không thực sự nghĩ như vậy.]

Update (21/08): FDIC hiện đang có một credit line giá trị $500b với US Treasury, nghĩa là FDIC có thể sử dụng tối đa $500b trước khi cần thêm approval của US Congress.


Saturday, August 15, 2009

Confidence


Tôi có lần cho rằng các business economists thường không đưa ra confidence interval cho các forecasts của họ, khác với academic economists. Tôi cũng từng trả lời trong một job interview rằng sự khác biệt giữa business với academic economists là giới academic thường rất tự tin với những forecasts và theories của mình. Các đây vài tháng Niall Ferguson là một ví dụ điển hình: khi thấy 10-year US Treasury tăng lên 3.72%, Ferguson tuyên bố mình đã chiến thắng trong cuộc tranh luận với Paul Krugman vì đã dự báo đúng là bond yield sẽ tăng. Sau đó vài tuần 10-year yield giảm trở lại xuống dưới 3.5% và bây giờ vẫn quanh quẩn khoảng 3.6%. Từ đó không thấy Ferguson nhắc lại dự báo về bond yield nữa.

Hôm qua Jeffrey Tucker (mises.org) tuyên bố "Germany 'did nothing' and its economy recovers". Vâng, ai cũng mong kinh tế thế giới sớm phục hồi, nhưng dường như căn bệnh "I told you so" đã trở thành kinh niên trong giới academic.

Update: Còn đây là lý do tại sao giới business economists không dám quá tự tin vào forecast của mình.


Friday, August 14, 2009

Housing


Soneone is taking advantage of the low in the housing market today.


Thursday, August 13, 2009

Quote of the day


"Only economists are irrational enough to assume that human beings are rational." (Author: bampbs)

Buy Vietnamese


"Obama said in a press conference he was against the controversial "Buy American" provision in his administration's $787 billion economic stimulus package, but did not oppose the measure and signed the recovery bill in February because stimulus was urgently needed to help the U.S. economy." (Nguồn: AHN).

Phong trào "buy American", nghĩa là vận động người dân Mỹ mua hàng hóa của nước mình để thể hiện lòng yêu nước, đã có từ thời Great Depression 1929-1933 và sau đó đa lan ra nhiều nước trên thế giới. Cho đến thời điểm này, đa số các nhà kinh tế đều chống lại các hình thức trade protection nói chung và những phong trào kêu gọi mua hàng hóa trong nước nói riêng như vậy. Trích dẫn bên trên cho thấy ngay cả TT Obama cũng không ủng hộ chính sách này, dù rằng không ai dám nói ông không yêu nước Mỹ.

Một trong những bài học lịch sử quan trọng nhất cho các chính sách phát triển kinh tế là tự do hóa thương mại luôn đem lại thịnh vượng cho các nền kinh tế theo đuổi chính sách này. Bài học phát triển của Japan, rồi sau đó là các con hổ châu Á, và gần đây nhất là TQ càng khẳng định qui luật này. Đó là lý do tại sao có rất nhiều nước xếp hàng gia nhập WTO chứ chưa thấy có thành viên nào xin ra khỏi tổ chức này. VN đã tốn rất nhiều công sức để được là thành viên của WTO, cho nên tôi tin rằng các nhà hoạch định chính sách VN cũng rất coi trọng tự do hóa thương mại. Vậy tại sao Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất trên thực tế của VN, lại vừa có văn bản về việc vận động người VN mua hàng VN, một chính sách có vẻ như đi ngược lại tinh thần tự do hóa thương mại?

Trước khi đi tìm lời giải thích cho câu hỏi trên, tôi xin nhắc lại rằng chính sách kêu gọi người dân mua hàng sản xuất trong nước là một biện pháp trade protection và cũng giống như những biện pháp trade protection khác nó luôn là beggar-thy-neighbour policy. Nghĩa là nếu anh làm như vậy để ngăn hàng hóa của tôi vào thị trường của anh thì tôi cũng có thể làm thế để ngăn hàng hóa của anh vào thị trường của tôi, kết quả là một lose-lose solution. Cũng như các biện pháp trade protection khác, biện pháp này sẽ làm giảm sự cạnh tranh trong thị trường nội địa, do đó giảm incentive để các doanh nghiệp trong nước cải tiến và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Một khi các doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh ngay trong thị trường nội địa và phải nhờ đến trade protection, làm thế nào mà họ có thể vươn ra thị trường quốc tế?

Tuy nhiên, không như nhiều biện pháp trade protection khác, kêu gọi người dân mua hàng nội là một biện pháp rất kém hiệu quả. Dù yêu nước đến mấy nhưng nếu sản phẩm trong nước vừa kém chất lượng vừa đắt, người tiêu dùng và doanh nghiệp vẫn mua hàng ngoại nhập, hoặc chỉ mua lấy lệ hàng nội để hưởng ứng phong trào. Bởi vậy, trên thực tế những phong trào "buy American", "buy Australian"... trong quá khứ đều chết yểu và WTO cũng không cần phải cấm biện pháp trade protection này. Bản thân TT Obama cũng thừa nhận điều khoản "buy American" trong gói kích cầu vừa rồi chẳng qua là để làm vừa lòng một vài nhà lập pháp Mỹ (senators), những người có nhu cầu phải rao giảng về lòng yêu nước, tự hào dân tộc... để kiếm phiếu cử tri, chứ ảnh hưởng thực tế vào thương mại của Mỹ không đáng kể.

Quay lại việc Bộ Chính trị kêu gọi "người VN mua hàng VN" hay "buy Vietnamese", tôi cho rằng lý do chính không phải sự từ bỏ chính sách tự do hóa thương mại mà đơn giản là một chính sách chống lại sự bành trướng bất thường của hàng hóa TQ trên thị trường VN. Kêu gọi "người VN tẩy chay hàng TQ" sẽ rất bất lợi về chính trị và ngoại giao. Trong khi đó sử dụng các biện pháp trade protection khác đối với hàng TQ vừa bị đụng với các qui định WTO, vừa nằm ngoài khả năng thực thi của các cơ quan hành chính VN. Tuy nhiên, cũng như "buy American", tôi tin rằng phong trào "buy Vietnamese" sẽ không hiệu quả. Người tiêu dùng VN, đứng trước hai lựa chọn hàng VN và hàng TQ, nếu thông tin họ có được là chất lượng hai mặt hàng như nhau trong khi hàng TQ giá rẻ hơn đáng kể thì lòng yêu nước sẽ không giúp hàng VN chiến thắng.

Tuy nhiên, như hàng loạt các bài điều tra trên báo SGTT và Tuổi trẻ cho thấy, hàng TQ tuy rẻ nhung thực ra có chất lượng kém hơn rất nhiều và đặc biệt là có nhiều đặc tính độc hại, thậm chí gây nguy hiểm cho người tiêu dùng. Nếu những thông tin này được đặt lên bàn cân cho người tiêu dùng quyết định, chắc chắn hàng VN sẽ thắng mà không cần phải viện dẫn đến lòng yêu nước. Vậy vấn đề căn bản trong cuộc chiến giữa hàng VN và hàng TQ là sự bất đối xứng thông tin chứ không phải vì người VN chưa được vận động phải yêu nước khi đi mua hàng. Như đã đề cập đến trong entry trước, vấn đề bất đối xứng thông tin này phải được xử lý qua hai cách: tăng cường quản lý về công khai hóa thông tin và nhà nước tham gia thu thập và phổ biến thông tin.

Trong khi năng lực quản lý các cơ quan hành chính VN (hải quan, kiểm dịch, quản lý thị trường...) còn yếu kém, nhà nước nên khuyến khích báo chí và các tổ chức phi chính phủ tham gia giảm thiểu bất đối xứng thông tin. Thay vì vận động mua hàng VN để chứng tỏ lòng yêu nước, Bộ Chính trị nên phát động phong trào các báo, các hiệp hội người tiêu dùng điều tra và công bố các sản phẩm độc hại hay quá date đang được các doanh nghiệp dù biết nhưng thiếu lương tâm vẫn đưa ra bán trên thị trường. Những hoạt động đánh giá và lập danh sách các thương hiệu/mặt hàng VN chất lượng cao như SGTT đã làm giúp người tiêu dùng có thêm thông tin khi ra quyết định mua sắm cần phải khuyến khích và nhân rộng. Đây mới là những chính sách thiết thực và hiệu quả.


Wednesday, August 12, 2009

Maturity mismatch


NHNN vừa yêu cầu các NHTM giảm tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng nguồn vốn ngắn hạn từ 40% xuống 30%. Việc giám sát và quản lý maturity mismatch (MM) này khá hiếm trên thế giới, đơn giản vì hấp thu rủi ro MM chính là chức năng của hệ thống ngân hàng thương mại. Giới hạn tỷ lệ MM tối đa như vậy sẽ làm giảm lợi nhuận của hệ thống ngân hàng và làm méo mó thị trường tín dụng. Lợi nhuận giảm là điều tất yếu vì các NHTM sẽ phải gia tăng huy động tiền gửi có maturity dài hơn, tất nhiên phải trả lãi suất cao hơn. Nếu vẫn không thể huy động đủ số tiền gửi trung/dài hạn, NHTM sẽ buộc phải cho vay ngắn hạn và rollover các khoản vay này cho doanh nghiệp khi nó đáo hạn. Tất nhiên lãi suất cho vay ngắn hạn sẽ thấp hơn cho vay dài hạn. Kiểu gì profit margin của các NHTM cũng giảm.

Với thị trường tín dụng, khi tỷ lệ MM bị buộc phải giảm các khoản cho vay ngắn hạn sẽ tăng lên. Điều này có hai hậu quả: (i) khuyến khích các khoản vay ngắn hạn liên quan đến các hoạt động đầu cơ ngắn hạn (chứng khoán, địa ốc), và (ii) khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án ngắn hạn để tránh phải đi vay dài hạn. Những méo mó này chắc chắn không phải kết quả tối ưu cho nền kinh tế và sẽ không có lợi cho bất kỳ ai. Vậy tại sao NHNN lại muốn giảm tỷ lệ MM tối đa và nguyên nhân của chính sách này là gì?

Tôi đã một vài lần đề cập trên blog này rằng NHNN dường như không hoàn thành trách nhiệm LOLR (lender of last resort) của mình. Hơn thế nữa, NHNN có vẻ quá lạm dụng chức năng liquidity management để chống lạm phát. Maturity mismatch xét cho cùng là một rủi ro về liquidity. Nếu balance sheet của một NHTM lành mạnh thì ngân hàng trung ương luôn có thể thực hiện chức năng LOLR để giải quyết tất cả các vấn đề liquidity cho NHTM đó, bao gồm maturity mismatch. Trên thực tế, NHNN giống như nhiều central bank khác dùng required reserve ratio làm công cụ quản lý liquidity. Như vậy áp đặt thêm tỷ lệ MM tối đa là một secondary regulation, chưa chắc đã hiệu quả hơn required reserve nhưng chắc chắn tạo thêm gánh nặng cho các NHTM như đã nói ở trên.

Đã có thông tin cho rằng NHNN bắt đầu thắt chặt tăng trưởng tín dụng, nghĩa là thắt chặt chính sách tiền tệ. Gia tăng tỷ lệ MM tối đa có thể là một biện pháp theo hướng thắt chặt tiền tệ này (thay vì tăng required reserve ratio). Nếu kinh tế VN đang phục hồi tốt và kinh tế thế giới đã thực sự qua đáy, thắt chặt tiền tệ có thể là một biện pháp cần thiết để đề phòng lạm phát. Tuy nhiên nếu NHNN tin như vậy thì nên thuyết phục chính phủ chấm dứt các chính sách kích cầu trước đã, vì thực ra chính sách kích cầu của VN là monetary easing về bản chất. Thực thi hai chính sách chỏi nhau cùng lúc là không hợp lý, nhất là một bên sẽ gây khó khăn cho các NHTM, một bên tốn tiền ngân sách.

Cuối cùng, nếu NHNN thắt chặt tỷ lệ MM tối đa vì cho rằng balance sheet của các NHTM không lành mạnh thì đây cũng không phải biện pháp tối ưu. Nếu các NHTM có nguy cơ đổ vỡ vì thua lỗ (bad debt), NHNN nên siết chặt quản lý captial/asset ratio. Có thể rà soát lại balance sheet của từng NHTM và yêu cầu ngân hàng nào có tỷ lệ bad debt cao phải tăng capital. Nói chung capital buffer vẫn là biện pháp chống bank run và khủng hoảng tốt hơn các biện pháp quản lý liquidity. Tóm lại, thumb down cho Thông tư 15 vừa rồi của NHNN.

Update (24/08): TBKTSG có một bài của tác giả Tâm Dân "bênh" Thông tư 15 của NHNN. Tôi đồng ý với tác giả Tâm Dân rằng hệ thống tài chính VN cần phát triển thị trường vốn mạnh ra ngoài các NHTM. Nói chung các hoạt động investment banking là cần thiết và tất yếu. Tuy nhiên không nên cho rằng investment banking sẽ làm giảm rủi ro của hệ thống tài chính, nhất là khi VN chưa có đủ infrastructure (personel, rules, regulators) cho lĩnh vực này.

Update (25/08): Còn một điểm nữa tôi chưa đề cập đến khi cho rằng NHNN đưa ra qui định này để chống lạm phát. Thông thường độ dốc của đường yield curve sẽ cho biết expectation của market vào lạm phát và phản ứng của central banks như thế nào. Ở VN thị trường bond chưa phát triển và cũng không có instruments đủ dài để có thể construc yield curve. Tuy nhiên việc hạn chế MM sẽ buộc banks phải tăng lãi suất huy động trung và dài hạn, tương đương với đường yield curve dốc lên. Đây là một cách để chống lạm phát trong trung/dài hạn.


Monday, August 10, 2009

Monetizing debts


To monetize or not to monetize, that's a question! A billion dollar question.

Khi US Treasury phải phát hành một lượng lớn bonds để tài trợ cho thâm hụt ngân sách vì các chương trình giải cứu và kích cầu khổng lồ liên tục được đưa ra, rồi Fed thực hiện quantitative easing khi lãi suất đã xuống thấp đến mức không thể cắt giảm thêm được nữa, rất nhiều người đã nghi ngờ Fed đang monetizing nợ chính phủ. Nói một cách bình dân là Fed đang in tiền ra để chính phủ chi tiêu, hệt như những gì VN làm 20 năm trước và Zimbabwe làm năm ngoái. Hậu quả của việc in tiền thế nào thì người VN và người Zimbabwe thấm thía hơn ai hết. Tôi còn nhớ hồi những năm 80 nhiều người đã mất gần như sạch số tiền tiết kiệm cả đời vì siêu lạm phát. Hiện tại những ai đang có tiền tiết kiệm gửi tại Mỹ chắc rất hồi hộp, và hiển nhiên người có hơn US$800b tiết kiệm phải là người lo lắng nhất.

Là người VN và đã trải nghiệm giai đoạn 1980s với siêu lạm phát, tôi đã từng nghĩ US Treasury sẽ tăng cường phát hành TIPS, trái phiếu chính phủ được index theo lạm phát. Hóa ra không chỉ có tôi nghĩ vậy, có vẻ như trong cuộc họp Strategic and Economic dialogue vừa rồi giữa TQ và Mỹ, TQ đã yêu cầu Mỹ phát hành thêm TIPS. Vấn đề là ngay cả khi TQ có thể chuyển hết số US bonds của mình thành TIPS, số tài sản đó vẫn có nguy cơ mất giá trị nếu USD mất giá. Và giá trị của đồng USD đằng nào cũng phụ thuộc vào việc Fed có monetize số debt của chính phủ Mỹ hay không. Bởi vậy đây là "a billion dollar question", ít nhất đối với TQ.

Đáng buồn cho TQ, dường như đây là điều tất yếu. Chính Ben Bernanke đã được đặt biệt danh "Helicopter Ben" vì ông đã đưa ra phương án Fed mua lại US bonds từ năm 2002 và chính thức thực hiện nó từ tháng 3 vừa rồi. Về bản chất đây là "in tiền", chỉ khác với VN 1980s là Fed in tiền rồi chuyển qua Treasury thông qua thị trường bond chứ không credit trực tiếp vào tài khoản của Treasury. Nhưng nếu điều này "lộ ra" sẽ không còn ai mua bond của Treasury nữa và kế hoạch in tiền gián tiếp này sẽ phá sản qua hai kênh: bond yield tăng và lạm phát tăng. Vậy làm thế nào để nó không bị lộ?

Tuần trước Zero Hedge đăng lại một phát hiện của Chris Martenson về việc Fed đã mua lại 47% tổng số bond do US Treasury phát hành 7 ngày trước đó cho các primary dealers. Số bond này là 7-year bonds được phát hành ngày 30/07 trong một cuộc auction khá thành công. Điều đáng nói là một cuộc auction 5-year bonds trước đó không được giới đầu tư hưởng ứng (5-year bond yield tăng sau khi auction kết thúc). Thêm vào đó các primary dealer sau khi mua vào số 7-year bond này với giá 99.26 đã bán ra cho Fed với giá 99.07, chấp nhận lỗ chỉ sau một tuần. Zero Hedge, sau khi điều tra lại toàn bộ hoạt động OMO của Fed từ đầu năm tới giờ, cho rằng đây chính là cách Fed và Treasury đang tìm cách che dấu chính sách monetizing debt của mình. Fed âm thầm thỏa thuận với các primary dealers để họ tích cực mua bonds của Treasury trong các cuộc auction để giữ bond yield không tăng và các auction không thất bại. Sau đó Fed sẽ mua lại phần lớn số bond này và sẽ bù lỗ cho các primary dealers (Zero Hedge không giải thích được Fed sẽ bù lỗ bằng cách nào).

Conspiracy theory này của Zero Hedge bị John Jansen, một bond trader và là cựu nhân viên của Fed trading desk (chuyên mua bán bonds cho OMO), phản bác. Yves Smith của Naked Capitalism cũng phản đối Zero Hedge và Chris Martenson. Jansen cho rằng một conspiracy như vậy không thể giữ kín được và đợt mua bond vừa rồi hoàn toàn hợp lý vì on-the-run bonds thường được dealer giữ với số lượng lớn nên OMO của Fed sẽ dễ mua hơn. Smith cho rằng $300b kế hoạch bond buy back của Fed chỉ là hạt muối bỏ bể so với số outstanding debt và money base, do vậy Bernanke không thể monetize US debt bằng chương trình QE của mình. Tuy nhiên một số commenters chỉ ra rằng vấn đề boosting Treasury auction có lẽ mới là nguyên nhân chính đằng sau việc Fed vội vàng buy back như vậy.

Về mặt lý thuyết, nếu conspiracy theory của Zero Hedge có thật thì đây cũng là một giải pháp hợp lý. Hiện tại nguy cơ lạm phát rất thấp nhưng bond yield đang có xu hướng tăng vì lượng bond phát hành tăng trong khi foreign demand (TQ, Russia, Gulf states) có xu hướng giảm. Bond yield tăng có nguy cơ làm chậm lại quá trình phục hồi kinh tế, cho nên mục tiêu của Fed là phải giữ không cho bond yield tăng quá cao. Tất nhiên giữ cho các cuộc auction không thất bại cũng quan trọng vì sẽ tránh gây panic cho thị trường. Ngay khi lạm phát tăng lên, vấn đề monetizing debt sẽ không còn là Fed mua bao nhiêu bond mà sẽ là tốc độ lạm phát là bao nhiêu. Nếu lạm phát tăng cao hơn nominal yield, kèm theo kinh tế tăng trưởng trở lại, thì coi như Fed đã thành công một phần monetize số stock of debts dù Fed chỉ thực sự mua vào một phần số debt đó. Trong trường hợp này monetizing debt không phải là chính sách xấu.

Những nước như VN và Zimbabwe đã để lạm phát vượt khỏi tầm kiểm soát và monetizing debt đã tàn phá nền kinh tế. Liệu lần này Fed có kiểm soát được lạm phát hay không và quan trọng hơn là kinh tế Mỹ có phục hồi và tăng trưởng trở lại hay không, hi vọng câu trả lời là có. Nhưng với TQ ngay cả khi phương án tối ưu này xảy ra thì giá trị của số foreign reserve của mình cũng bị mất phần nào, không nhỏ so với GDP hiện tại của TQ nhưng sẽ không là gì nếu so với cashflow trong tương lai khi kinh tế Mỹ phục hồi và TQ tiếp tục có surplus.

Update (11/08): Fed vừa tuyên bố sẽ chấm dứt chương trình mua $300b US bonds vào giữa tháng 9.

Update (13/08): FOMC extended bond purchase to the end of Oct.

Update (17/08): Bruce Krasting nghiêng về phía cho rằng Fed đang monetizing debt. Bằng chứng là Fed intervene vào 30-year market trước khi Treasury auction 30-year bonds, not surprisingly successful.


Friday, August 7, 2009

A theory of history


Đây là lecture của Paul Romer, một nhà kinh tế đi đầu trong new growth theory, về lịch sử phát triển của nhân loại và đề suất của ông về một hình thái chính trị quốc tế mới thay cho hình thức sovereign border hiện tại: Charter Cities.


(A shorter version).


Thursday, August 6, 2009

Information II


Đa số các nhà kinh tế đều đồng ý rằng một trong những điều kiện tiên quyết để một nền kinh tế thị trường có thể đạt được hiệu quả tối ưu cho xã hội là không tồn tại bất đối xứng về mặt thông tin giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều rào cản ngăn cản sự phân bổ bình đẳng thông tin trong xã hội. Bởi vậy, nhà nước, trong vai trò kiến tạo và duy trì một nền kinh tế thị trường, thường tìm cách giảm thiểu sự bất đỗi xứng thông tin qua hai hình thức: (i) đưa ra các qui định và luật pháp đảm bảo sự bạch hóa thông tin tối thiểu của các đối tác liên quan đến các hoạt động kinh tế, và (ii) đứng ra cung cấp thông tin như một dạng dịch vụ công để đảm bảo sự bình đẳng thông tin cho mọi công dân và chủ thể kinh tế.

Ví dụ điển hình nhất cho các qui định và luật phát đảm bảo bạch hóa thông tin là các qui tắc kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính hàng năm của các công ty cổ phần. Các qui định này nhằm xóa bỏ/giảm thiểu sự bất đối xứng thông tin giữa các nhà đầu tư/đối tác và những người trực tiếp vận hành công ty. Một ví dụ khác ở nhiều nước là qui định buộc các sản phẩm thực phẩm phải ghi rõ thành phần dinh dưỡng/hóa học và các nguyên liệu cấu thành. Nhìn chung, biện pháp yêu cầu bạch hóa thông tin này chủ yếu tập trung vào private information khi một bên có incentives không cung cấp đầy đủ thông tin cho các đối tác của mình.

Biện pháp giải quyết thứ hai tập trung vào các loại thông tin rất tốn kém khi đi thu thập và cũng là những thông tin bản thân nhà nước cũng cần cho việc hoạch định các chính sách của mình. Ví dụ điển hình là các thông tin kinh tế vĩ mô mà một private entity khó có khả năng và nguồn lực tự đứng ra thu thập. Để đảm bảo sự công bằng tiếp cận dịch vụ công này, nhiều nước có các đạo luật qui định rõ
quyền tiếp cận thông tin của công dân cũng như nghĩa vụ cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước. Việc đảm bảo bình đẳng thông tin này không chỉ đơn thuần là đảm bảo một quyền công dân pháp định mà còn là cách giảm thiểu tình trạng bất đỗi xứng thông tin giữa các cá nhân kinh tế và giữa các cá nhân và cơ quan quyền lực nhà nước.

Ở VN, thông tin kinh tế vĩ mô chủ yếu được TCTK, Bộ Tài chính và NHNN thu thập và công bố. Đáng tiếc là VN chưa có một đạo luật nào qui định về nghĩa vụ công bố thông tin nên các cơ quan nói trên chưa coi việc cung cấp thông tin cho người dân là nghĩa vụ của mình. Trái lại, rất nhiều thông tin kinh tế bị liệt vào dạng bí mật quốc gia và người dân không được phép tiếp cận chứ đừng nói gì đến xử lý và công bố các kết quả phân tích của mình. Một ví dụ cụ thể là các thông tin liên quan đến dự trữ ngoại tệ của VN hoàn toàn vắng bóng trên website của NHNN. Mặc dù NHNN đã và đang thực hiện một số biện pháp can thiệp vào thị trường ngoại tệ (thông qua swap), các thông tin cụ thể của việc can thiệp này vẫn được giữ bí mật. Điều này vừa làm tăng uncertainty trên thị trường ngoại tệ vừa tạo ra sự bất bình đẳng về mặt thông tin: ai có được những thông tin này có thể hoạch định kế hoạch kinh doanh của mình tốt hơn các đối thủ cạnh tranh. Các nhà kinh tế độc lập khi muốn nghiên cứu tình hình thị trường để tìm giải pháp cho tình trạng khan hiếm ngoại tệ cũng hoàn toàn "bó tay".

Cá nhân tôi trong vài tháng đầu năm 2008 khi muốn làm một số nghiên cứu về tình hình lạm phát đã gặp nhiều khó khăn khi muốn tìm hiểu tỷ trọng của các mặt hàng trong rổ hàng hóa tính CPI. Đây là một thông tin kinh tế rất căn bản và cũng không có gì bí mật, nhiều quan chức đã nhắc đến các tỷ lệ này trên báo chí. Tuy nhiên dù đã lục tìm rất cẩn thận website của TCTK tôi cũng không tài nào tìm được thông tin mình cần. Cuối cùng tôi đã phải sử dụng một nguồn tài liệu không chính thức của IMF, với những số liệu có thể đã không được cập nhật. Tại sao những tổ chức quốc tế như IMF, ADB, WB lại có quyền tiếp cận thông tin kinh tế vĩ mô của VN tốt hơn một công dân VN? Hi vọng VN sẽ sớm có một bộ luật về quyền tiếp cận thông tin của người dân và nghĩa vụ cung cấp thông tin của các cơ quan thẩm quyền.

(Một version của entry này đã được đăng trên TBKTSG)

Update: Hóa ra hệ thống National Accounts đang được cả thế giới sử dụng để thống kê thông tin kinh tế xuất phát từ nhu cầu của các chính sách chống khủng hoảng của Mỹ trong thời Great Depression.

Update: Khi tôi bắt đầu làm luận án của mình và quyết định chọn đề tài nghiên cứu về VN, một số bậc đàn anh đi trước đã khuyên rằng nên chọn đề tài nào mà có thể dễ dàng kiếm được số liệu. Cho đến mấy năm gần đây nhiều bạn nghiên cứu sinh tôi có dịp tiếp xúc vẫn tiếp tục cho rằng số liệu kinh tế VN, cả chất lượng lẫn khả năng tiếp cận, là trở ngại lớn nhất khi làm luận án. Thật lãng phí khi sinh viên kinh tế không nghiên cứu được những đề tài cần cho xã hội chỉ mà chỉ làm được những đề tài có sắn số liệu.

Update (07/08): Có một hi vọng nhỏ là các nguồn số liệu độc lập như Google trend hay night lights sẽ ngày càng được cải thiện khi công nghệ phát triển và các nhà nghiên cứu sẽ bớt phải phụ thuộc vào thông tin macro do nhà nước thu thập.

Update (14/08): TCTK vừa công bố kết quả sơ bộ cuộc điều tra dân số và nhà ở lần 3 (04/2009). Không biết đây có phải hội nghị mà bác Nguyễn Văn Tuấn than phiền hay không, nhưng đúng là không thể hiểu được tại sao Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng lại phải tham gia hội nghị này. Btw, kết quả khảo sát dân số lần này cho biết tỷ lệ thất nghiệp của VN là 4.6%, tuy nhiên tổng số người thất nghiệp và thiếu việc làm lên đến 10%. Định nghĩa của người thiếu việc là làm việc dưới 35 giờ/tuần. TCTK sẽ tiến hành một cuộc điều tra riêng về việc làm trong tháng 9/2009.


Blogging II


Hôm qua gần như tất cả các econblog lớn đều có entry chia tay với Brad Setser, một blogger nổi tiếng về China và international capital flow. Setser ngừng blogging vì sắp trở thành nhân viên của Larry Summers trong NEC của White House. Tuần trước một blogger khác, Simeon Djankov, cũng từ bỏ thế giới econblog và vị trí economist của WB để trở về Bulgaria làm bộ trưởng bộ Tài chính. Thế giới econblog mất đi hai blogger xuất sắc nhưng giới policy makers có thêm hai economists giỏi. Trong khi đó IMF bắt đầu blogging...

Đến bao giờ mới có một policy maker hay một economist của VN tham gia vào thế giới econblog nhỉ?


Wednesday, August 5, 2009

Economics III


Tôi nhớ thời Greenspan còn là Fed chairman, ông đã tuyên bố rằng các nhà kinh tế đã rút ra được bài học từ Great Depression nên sẽ không bao giờ để nền kinh tế rơi vào khủng hoảng như thời 29-33 nữa. Thế rồi khi cuộc khủng hoảng hiện tại nổ ra, nhiều người đổ lỗi cho cách nhà kinh tế đã không dự đoán được và tệ hơn nữa là không biết cách đối phó với khủng hoảng. Tuy nhiên nhìn vào đồ thị dưới đây, dường như Greenspan đã đúng: tăng trưởng GDP per capita của Mỹ đã rất ổn định từ sau WWII dù nền kinh tế đã trải qua những giai đoạn booming, bubble, burst, recession, oil shocks, wars.... Rõ ràng các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách kinh tế đã học được bài học 29-33, đây mới chính là great moderation.

(Nguồn: Econompicdata)


Update (10/08): Brad Delong đưa thêm một bằng chứng nữa về great moderation sau giai đoạn 1930s, trong khi đó Krugman cho rằng big government là lý do Great Depression đã không xảy ra một lần nữa.