Saturday, November 8, 2008

Freedom


Freedom ở đây là Freedom of Information. Từ khi cuộc khủng hoảng xảy ra, Fed đã mở thêm nhiều công cụ để bơm liquidity cho thị trường. Tuy nhiên theo luật Fed không được cho vay unsecured, nghĩa là mỗi khoản cho vay Fed phải yêu cầu đối tượng vay tiền thế chấp bằng một tài sản có giá, thường là công cụ tài chính. Vấn đề là rất nhiều công cụ tài chính mà các ngân hàng đang nắm giữ hiện bị mất giá trầm trọng, một phần vì ảnh hưởng của subprime mortgage crisis, một phần vì nhiều thị trường bị đóng băng. Do đó nếu Fed chấp nhận những công cụ tài chính này làm thế chấp thì Fed sẽ phải chịu một mức rủi ro khá cao. Ngược lại nếu Fed không chấp nhận những công cụ tài chính này hoặc chấp nhận với mức giá rất thấp thì sẽ đẩy các ngân hàng đang gặp khó khăn gần hơn với nguy cơ phá sản.

Tất nhiên Fed đã chọn phương án đầu, chấp nhận đủ loại công cụ tài chính để cho các ngân hàng vay với mức độ không tưởng: tăng tổng assets trong balance sheet của mình từ 6% lên 20% GDP chỉ trong vòng 4 tháng vừa qua, tương đương với BoJ đã phải làm trong vòng 10 năm khi Nhật bị khủng hoảng (1994-2004). Vấn đề là với tốc độ cho vay nhanh như vậy và rủi ro của tài sản thế chấp rất cao, liệu Fed có thể phá sản hay không? Về nguyên tắc Fed hoàn toàn có thể phá sản vì xét cho cùng Fed cũng là một doanh nghiệp với hình thức kinh doanh đặc thù là cho các ngân hàng vay (gần đây đã mở rộng ra ngoài giới ngân hàng). Tuy nhiên chính phủ Mỹ sẽ không bao giờ để Fed phá sản và trong trường hợp xấu nhất Treasury sẽ phải bailout Fed (thực ra đang giải cứu rồi thông qua SFP).

Nếu vậy cuối cùng thì cũng là taxpayers của Mỹ phải chi tiền ra để giải cứu cho Fed và cho hệ thống tài chính Mỹ. Do đó taxpayer, cả về mặt luật pháp lẫn mặt kinh tế, có quyền được biết tình trạng tài chính của Fed hiện tại như thế nào. Bloomberg News vừa chính thức nộp đơn kiện ra tòa New York yêu cầu Fed phải công bố chi tiết số tài sản thế chấp mà Fed đang nắm giữ. Bloomberg đã yếu cầu Fed cung cấp thông tin về vấn đề này một lần vào tháng 5 và một lần vào tháng 10/2008. Tuy nhiên Fed đã không đáp ứng yêu cầu của Bloomberg và Bloomberg khởi kiện Fed dựa vào Freedom of Information Act.

Về khía cạnh này, Mỹ lại đi chậm so với VN một bước. Tổng kiểm toán nhà nước vừa tuyên bố sẽ công khai những "ẩn số" của EVN mà chưa cần ai kiện tụng gì cả.


Update
: David Merkel (Aleph Blog) đưa ra 5 lý do tại sao Fed không muốn công bố chi tiết số tài sản thế chấp:
- Fed đã nhận những loại thế chấp không được phép, ví dụ CPFF qui định chỉ mua CP rating A-1/P-1 nhưng Fed có thể đã mua CP của AIG có rating A-2/P-2
- Fed ưu ái một vài ngân hàng nào đó và không muốn tiết lộ điều này
- Thế chấp mà Fed đang nắm giữ có giá thị trường thấp hơn nhiều số tiền Fed đã cho vay
- Fed không muốn thị trường biết những loại assets mà các ngân hàng nắm giữ lại tệ đến như vậy
- Fed bất chấp pháp luật vì đang là người "cứu tinh" cho thị trường

Update (27/11): Fed vẫn khẳng định sẽ không công bố thông tin về collateral cho đến khi nào tòa án ra lệnh.

Update (13/12): Fed vẫn tiếp tục "ngoan cố" không công bố thông tin, lần này là danh sách các công ty đã được Fed cho vay tổng cộng lên đến $2 trillions.

Update (19/12): Bây giờ đến lượt Fox News kiện US Treasury vì không chịu công bố thông tin liêu quan đến các vụ giải cứu.

Update (21/02/09): Fox News đã thắng kiện. US Treasury trong vòng 30 ngày phải cung cấp những thông tin mà Fox yêu cầu.

Update (04/03/09): Bây giờ Fed lại đang bị áp lực công bố thông tin về các đối tác CDS của AIG vì một phần lớn trong số $160b cứu trợ cho AIG đã được dùng để trả cho các đối tác CDS của AIG vì collateral call.





1 comment:

  1. bác Giang có theo dõi vụ Bloomberg kiện Fed kết quả thế nào không?

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.