Khi bắt đầu học finance, một điều làm tôi rất ngạc nhiên là giá cổ phiếu của một công ty trên thị trường chứng khoán không ảnh hưởng gì đến balance sheet của công ty đó. Do vậy cũng không có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nó. Lý giải vấn đề này, "sách giáo khoa" giải thích rằng thị trường cổ phiếu thứ cấp hoạt động độc lập với ngành nghề kinh doanh của các công ty có cổ phiếu được mua bán. Hơn nữa giá cổ phiếu về mặt lý thuyết phản ánh expectation của các nhà đầu tư vào cashflow của công ty chứ không phải chiều ngược lại.
Lý thuyết là như vậy nhưng trên thực tế có rất nhiều yếu tố làm mối quan hệ này đổi chiều. Tuy nhiên trong tình hình rối ren hiện tại của Citigroup, CFO của công ty này, Gary Crittenden, vẫn không ngần ngại trích dẫn "sách giáo khoa" để trấn an nhân viên của mình. Có điều trong thời đại internet này chẳng khó để có thể tìm thấy những lập luận phản bác Crittenden:
- Khi giá cổ phiếu của Citi giảm xuống dưới $5, rất nhiều institutional investors buộc phải bán số cổ phần của City họ đang giữ, đơn giản vì rất nhiều institutions ở Mỹ có qui định không được nắm giữ penny stocks, nghĩa là các công ty có giá cổ phiếu nhỏ hơn $5. Điều này làm tất cả các depositors lo sợ vì khi các sophisticated shareholders rút vốn, Citi sẽ không còn được các tổ chức lớn này giám sát, do vậy khả năng Citi bị phá sản sẽ tăng cao. Kết quả là bank run.
- Khi market capitalization giảm, rất nhiều hedge funds hiện đang có prime account với Citi sẽ rút tiền ra. Đây là kinh nghiệm xương máu của vụ Bear Stearns khi giá cổ phiếu của Bear xuống dưới $10. Lý do của hedge-fund run trong trường hợp của Bear Stearns và có thể là Citi trong vài ngày tới là qui định trong các hợp đồng prime brokerage cho phép brokers dùng collateral và fund của client đi thế chấp cho các hoạt động kinh doanh khác của mình. Hiện tại các prime accounts có thể đã được FDIC bảo đảm (?) nhưng kể cả trong trường hợp này các hedge funds cũng sẽ mất rất nhiều thời gian mới có thể rút fund ra được nếu FDIC can thiệp. Với các hedge funds có leverage cao, liquidity là vấn đề sống còn nhất là trong môi trường volatility cao như hiện tại.
- Khi giá cổ phiếu xuống quá thấp, các counterparties có thể sẽ đòi Citi phải nộp thêm collateral cho các liabilities của mình (một hình thức margin call giống như khi AIG bị mất AAA rating). Với tình hình thị trường đang đóng băng như hiện nay, Citi sẽ khó có thể có đủ cash để nộp collateral.
- Nếu Citi muốn huy động thêm vốn qua hình thức convertible debts hay preferred shares, giá cổ phiếu quá thấp sẽ không hấp dẫn các nhà đầu tư nữa, nhất là trong tình hình ai cũng đề cao tinh thần cảnh giác (high risk aversion) như hiện nay.
- Cuối cùng là với những key personel được trả lương một phần bằng cổ phiếu, tình hình cổ phiếu mất giá có thể sẽ làm họ mất lòng tin và tìm cách "nhảy tàu". Nhiều nhân viên sẽ không còn tâm chí tâp trung vào công việc vì phải lo nghĩ làm thế nào vớt vát được số cổ phiếu của công ty mình trước khi nó không còn giá trị gì nữa.
Tóm lại, bài học của tôi ngày xưa có lẽ chỉ đúng trong trường hợp thị trường không có nhiều biến động. Trong hoàn cảnh một cuộc khủng hoảng như hiện nay có rất nhiều logic bình thường không còn đúng nữa.
Giá cổ phiếu có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Khi P/B và P/E cao, công ty có thể thuyết phục cổ đông dễ dàng bỏ thêm vốn vào để đầu tư vào các dự án mới. Nhưng khi P/B xuống thấp, nhất là khi giá cổ phiếu xuống thấp hơn mệnh giá cổ đông sẽ không góp vốn thêm vào.
ReplyDeleteNhiều chủ doanh nghiệp sử dụng cổ phiếu thế chấp cho ngân hàng để vay vốn, giá cổ phiếu rẻ khiến cho ngân hàng lo sợ và sẽ bắt chủ doanh nghiệp nạp thêm tiền ký quỹ hoặc bán luôn số cổ phiếu thế chấp ra thị trường.
Đó là bài học em học được ở thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011 :)
@ Duy Linh: bạn viết
Delete“Nhiều chủ doanh nghiệp sử dụng cổ phiếu thế chấp cho ngân hàng để vay vốn”
Bạn có thể giải thích rõ hơn chút không:
- Chủ DN sử dụng CP để vay vốn cho ai? Cho bản thân, hay cho chính DN phát hành CP đó?
Nếu cho bản thân thì ví dụ của bạn chẳng ăn nhập gì tới vấn đề đang bàn.
Nếu cho DN mà ông ta là một trong các cổ đông, thì làm gì có chuyện cổ đông đem CP của mình đi thế chấp để vay vốn cho DN – một pháp nhân độc lập. Pháp nhân phải tự đi mà vay vốn chứ. Đây là Cty CP chứ có phải DNTN đâu!
Bạn dùng thuật ngữ “chủ DN” dễ gây ngộ nhận rằng ông ta là chủ duy nhất của DN như trong DNTN. Thực ra trong Cty CP thì cổ đông nào cũng là chủ DN hết, dù chỉ sở hữu 1 CP. Bởi thế, nếu bạn thay “chủ DN” bằng “cổ đông” trong câu trích trên của bạn, bạn sẽ thấy câu đó có vấn đề ngay.
Nói chung, giá CP chỉ ảnh hưởng chủ yếu tới việc huy động vốn từ nhà đầu tư thôi. Nhưng ngay ở đây cũng phải xem xét vấn đề sâu hơn một chút để hiểu rõ ai mới thực sự là người có nhu cầu huy động vốn.
Dân tình thường lầm lẫn đặt DN đối lập với các cổ đông, nên mới tưởng tượng ra cảnh DN khoe với cổ đông rằng “giá CP của tao cao lắm đấy” để thuyết phục cổ đông góp thêm vốn, hài vãi!
DN thực chất là tài sản của các cổ đông, là công cụ làm giàu của các cổ đông chứ đâu! Còn BGĐ cty thì chỉ là người làm thuê cho các cổ đông mà thôi (kể cả khi B. Gates làm CEO và lĩnh lương của Microsoft, thì cũng là đang làm thuê cho tập thể các cổ đông của Microsoft vậy ). Huy động vốn, xét cho cùng, là mối bận tâm của chính các cổ đông – chủ DN, chứ không phải của bản thân DN hay BGĐ. Nếu các cổ đông muốn DN của mình phát triển để tư bản của mình sinh sôi nảy nở, thì kêu gọi nhau và kêu gọi người khác góp thêm vốn vào. Đây là cuộc chơi một mặt giữa các cổ đông với nhau, mặt khác là giữa các cổ động hiện hữu và các nhà đầu tư khác. Chú này phỉnh phờ chú kia, rằng giá CP cty mình cao lắm, góp thêm vốn đê! Cuộc chơi này cũng lắm trò mèo phết!
Chứ DN là một pháp nhân, nó có phải là con người qué đâu mà quan tâm đến việc huy động vốn này nọ. Thành thử, bảo rằng giá CP của DN ảnh hưởng tới việc NÓ đi huy động vốn thì nghe rất buồn cười. Ngay cả BGĐ cty, với tư cách là người làm thuê, cũng không có nhu cầu nội tại về việc huy động thêm vốn để mở rộng sản xuất – cái đó là nhu cầu nội tại của các cổ đông. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp vì lương, thưởng của BGĐ phụ thuộc một phần vào việc kinh doanh có tăng trưởng hay không, mặt khác nhiều khi các cổ đông cũng tham gia BGĐ và dĩ nhiên là muốn DN tăng trưởng, nên người ta dễ có ảo tưởng là chính BGĐ cty có nhu cầu kêu gọi thêm vốn từ cổ đông vậy. Nhầm lẫn này giống như việc bảo rằng anh chàng lái xe thuê có nhu cầu huy động thêm vốn từ ông chủ của mình để mua thêm xe mới, hoặc tân trang xe cũ, và giá của chiếc xe ảnh hưởng tới việc huy động vốn vậy, he he he………………..
@ Duy Linh: bạn viết
ReplyDelete“Nhiều chủ doanh nghiệp sử dụng cổ phiếu thế chấp cho ngân hàng để vay vốn”
Bạn có thể giải thích rõ hơn chút không:
- Chủ DN sử dụng CP để vay vốn cho ai? Cho bản thân, hay cho chính DN phát hành CP đó?
Nếu cho bản thân thì thôi, tuy ví dụ của bạn chẳng ăn nhập gì tới vấn đề đang bàn.
Nếu cho DN mà ông ta là một trong các cổ đông, thì làm gì có chuyện cổ đông đem CP của mình đi thế chấp để vay vốn cho DN – một pháp nhân độc lập. Pháp nhân phải tự đi mà vay vốn chứ. Đây là Cty CP chứ có phải DNTN đâu!
Ngoài ra, bạn dùng thuật ngữ “chủ DN” dễ gây ngộ nhận rằng ông ta là chủ duy nhất của DN như trong DNTN. Thực ra trong Cty CP thì cổ đông nào cũng là chủ DN hết, dù chỉ sở hữu 1 CP. Bởi thế, nếu bạn thay “chủ DN” bằng “cổ đông” trong câu trích trên của bạn, bạn sẽ thấy câu đó có vấn đề ngay.
Nói chung, giá CP chỉ ảnh hưởng chủ yếu tới việc huy động vốn từ nhà đầu tư thôi. Nhưng ngay ở đây cũng phải xem xét vấn đề sâu hơn một chút để hiểu rõ ai mới thực sự là người có nhu cầu huy động vốn.
Dân tình thường lầm lẫn đặt DN đối lập với các cổ đông, nên mới tưởng tượng ra cảnh DN khoe với cổ đông rằng “giá CP của tao cao lắm đấy” để thuyết phục cổ đông góp thêm vốn, hài vãi!
DN thực chất là tài sản của các cổ đông, là công cụ làm giàu của các cổ đông chứ đâu! Còn BGĐ cty thì chỉ là người làm thuê cho các cổ đông mà thôi (kể cả khi B. Gates làm CEO và lĩnh lương của Microsoft, thì cũng là đang làm thuê cho tập thể các cổ đông của Microsoft vậy ). Huy động vốn, xét cho cùng, là mối bận tâm của chính các cổ đông – chủ DN, chứ không phải của bản thân DN hay BGĐ. Nếu các cổ đông muốn DN của mình phát triển để tư bản của mình sinh sôi nảy nở, thì kêu gọi nhau và kêu gọi người khác góp thêm vốn vào. Đây là cuộc chơi một mặt giữa các cổ đông với nhau, mặt khác là giữa các cổ động hiện hữu và các nhà đầu tư khác. Chú này phỉnh phờ chú kia, rằng giá CP cty mình cao lắm, góp thêm vốn đê! Cuộc chơi này cũng lắm trò mèo phết!
Chứ DN là một pháp nhân, nó có phải là con người qué đâu mà quan tâm đến việc huy động vốn này nọ. Thành thử, bảo rằng giá CP của DN ảnh hưởng tới việc NÓ đi huy động vốn thì nghe rất buồn cười. Ngay cả BGĐ cty, với tư cách là người làm thuê, cũng không có nhu cầu nội tại về việc huy động thêm vốn để mở rộng sản xuất – cái đó là nhu cầu nội tại của các cổ đông. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp vì lương, thưởng của BGĐ phụ thuộc một phần vào việc kinh doanh có tăng trưởng hay không, mặt khác nhiều khi các cổ đông cũng tham gia BGĐ và dĩ nhiên là muốn DN tăng trưởng, nên người ta dễ có ảo tưởng là chính BGĐ cty có nhu cầu kêu gọi thêm vốn từ cổ đông vậy. Nhầm lẫn này giống như việc bảo rằng anh chàng lái xe thuê có nhu cầu huy động thêm vốn từ ông chủ của mình để mua thêm xe mới, hoặc tân trang xe cũ, và giá của cái xe có ảnh hưởng tới việc huy động vốn vậy, he he he………………..
Kaufmann