Saturday, November 22, 2008

Politics IV


Một lần nữa InTrade lại không sai, Tim Geithner đã được Obama chọn làm Bộ trưởng Bộ Tài chính cho chính phủ của mình. Tôi cũng đã từng nghĩ đây là best choice cho Obama vì hai lý do. Thứ nhất Geithner có lẽ là nhân vật thứ ba sau Paulson và Bernanke trong nhóm những người chịu trách nhiệm giải cứu nền kinh tế Mỹ (và cả thế giới) khỏi cuộc khủng hoảng. Paulson chắc chắn sẽ phải ra đi nên Geithner lên thay có lẽ là tốt nhất. Hơn nữa Geithner đã từng làm việc trong Treasury dưới thời Robert Rubin và Larry Summers nên có rất nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này. Chưa kể Geithner đã từng tham gia các cuộc giải cứu cho các nước phát triển trong cuộc khủng hoảng châu Á khi ông còn làm cho IMF.

Thứ hai, theo tôi quan trọng hơn, là Obama vẫn còn gần 2 tháng nữa mới chính thức nhậm chức, và từ nay tới đó tổng thống lame duck Bush và cabinet sẽ khó có thể đưa ra được initiative gì mới. Nếu Obama chọn Summers hay Volcker thì họ chỉ có thể đứng nhìn mà chưa thế sắn tay vào làm việc vì chưa có danh chính ngôn thuận. Ngay bản thân Obama trong giai đoạn này cũng phải tế nhị đứng sang một bên không can thiệp vào các chính sách của chính phủ Bush. Trong khi đó Geithner hiện đang trong guồng máy giải cứu nên việc chọn Geithner sẽ giúp Obama có thể có ảnh hưởng trực tiếp vào các hoạt động giải cứu từ nay đến cuối tháng 1/2009. Điều này rất quan trọng cho thị trường vì nó giúp loại bỏ được cảm giác uncertainty và vacuum of power.

Dường như việc thị trường chứng khoán Mỹ tăng vọt vào cuối ngày hôm thứ Sáu vừa rồi sau khi thông tin Obama chọn Geithner chứng minh những nhận định ở trên. Tuy nhiên ngay lập tức đã có những nhận định việc lựa chọn Geithner là một toan tính của Obama nhằm giữ ảnh hưởng của Nhà Trắng vào các chính sách kinh tế. Logic của vấn đề như sau: Larry Summers, xếp cũ của Geithner sẽ được chọn làm senior economic advisor cho Nhà Trắng. Do vậy Summers sẽ giữ được những ảnh hưởng nhất định lên Geithner.

Về bản chất, Geithner không phải là người có strong leadership. Từ khi lên làm chủ tịch Fed New York năm 2003, Geithner luôn giữ low profile, ít khi xuất hiện trước công chúng và có những phát biểu độc lập với Greenspan và Bernanke. Trong các cuộc họp của FOMC, Geithner chưa bao giờ dissent chứ đừng nói gì tới lên tiếng phản đối Fed Chairman hay Treasury Secretary. Chính tính cách khiêm nhường này có thể sẽ là điểm yếu để Summers gây ảnh hưởng lên chính sách của Treasury trong tương lai.

Tóm lại, nến nhận định này đúng, chúng ta sẽ thấy một Treasury yếu hơn hẳn so với triều đại của Paulson. Điều này tốt hay xấu có lẽ còn quá sớm để đánh giá.

Update (24/11): Cả Paul Krugman lẫn Free Exchange đều lo về power vacuum từ nay cho đến khi Obama nhậm chức.

Update (24/11): Darren Gibbs (DB) cho rằng nếu thị trường chứng khoán tăng 7% vì Obama chọn Geithner thì những candidates còn lại phải rất tệ. Tất nhiên ai cũng biết điều này không đúng, cả Volcker và Summers đều có thừa kinh nghiệm và trình độ để trở thành Treasury Secretary. Có lẽ thị trường đã được relieve khỏi nỗi lo power vacuum đề cập ở trên.

Update (26/11): Đã bắt đầu xuất hiện các ý kiến nghi ngờ năng lực của Geithner (ví dụ tại đây đây). Nếu Obama lựa chọn Geithner vì cho rằng Geithner đã chứng tỏ năng lực của mình trong thời gian vừa qua thì có nghĩa là Obama đánh giá các chính sách giải cứu của Paulson và Bernanke không sai lầm. Điều này có thể là dấu hiệu các chính sách sắp tới của Obama sẽ không có thay đổi về bản chất so với những gì Paulson và Bernanke đã thực hiện.

Update (28/11): Thêm Volcker được Obama chỉ định làm giám đốc Economic Recovery Advisory Board, một nhóm tư vấn mới trực thuộc Nhà Trắng. James Hamilton (econbrowser) lo ngại rằng có quá nhiều tư vấn kinh tế có thể sẽ gây khó khăn cho Obama, nhất là khi các tư vấn bất đồng quan điểm với nhau về một vấn đề ("lắm thầy nhiều ma"?).

Update (14/12): Title của entry này vừa được sửa lại thành Politics IV vì đã có Politics III trước đây rồi.

Update (09/03/09): Sau khi chính thức thành bộ trưởng bộ Tài chính được 2 tháng, Tim Geithner đã bị chỉ trích dữ dội và bắt đầu có những lời kêu gọi ông từ chức. Trong khi đó Larry Summers càng ngày càng có nhiều ảnh hưởng vào các chính sách kinh tế của chính phủ Obama.


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.