Monday, November 17, 2008

Lesson 1


Tôi chưa đọc Nassim Taleb's Black Swan và cũng không có ý định đọc vì nhiều thấy reviews và cả ý kiến của mọi người tôi biết phê phán quyển sách này quá. Tuy nhiên Taleb bất ngờ nổi tiếng trở lại trong mấy tuần qua, một phần nhờ Black Swan được giới truyền thông nhắc lại khá nhiều, một phần nhờ sự thành công bất ngờ của Taleb với Universa Investment, một hedge fund Taleb mới thành lập trong năm nay.

Trong khi giới hedge fund nới chung lỗ trung bình 20-30% từ đầu năm tới giờ, Universa và một số hedge fund khác có lợi nhuận tới 3 chữ số (Universa lời 115% đến tháng 10). Nếu ai cũng biết phương châm đầu tư nổi tiếng của Warren Buffett: phải run sợ khi thị trường đang hăng máu đầu tư và phải mạnh dạn đầu tư khi thị trường đang run sợ, không phải ai cũng đủ dũng cảm và sáng suốt như Taleb và Buffett (nên không phải ai cũng trở thành tỷ phú như họ).

Do vậy bài học đầu tiên tôi rút ra từ cuộc khủng hoảng này là trong bất kỳ hoàn cảnh nào thị trường cũng luôn có cơ hội. Vấn đề là mình có nắm bắt được cơ hội đó hay không (đáng tiếc là tôi đã lỡ khá nhiều cơ hội từ đầu năm tới giờ).

Tuy nhiên, bài học này còn một khía cạnh khác mà tôi đã từng đề cập đến ở đây. Có lẽ ai cũng thừa nhận bất kỳ cuộc khủng hoảng nào cũng là negative-sum-game, nghĩa là toàn xã hội sẽ bị thiệt hại. Vậy một người hay một nhóm người được lợi từ cuộc khủng hoảng này về tổng thể có thể làm welfare của toàn xã hội giảm nhiều hơn so với nếu thiệt hại được chia đều cho tất cả mọi người (trong kinh tế học điều kiện cần và đủ để điều này đúng là diminishing returns). Nếu socially responsible investment còn quá xa vời, hoặc có thể là viễn tưởng trong một xã hội capitalism, thì regulation hay intervention có thể mang lại socially better outcome. Vấn đề là liệu cái better outcome đó có achievable không hay chúng ta phải chấp nhận second best là sự tồn tại của Taleb hay Warren Buffett (or hopefully you and me)?



12 comments:

  1. @ Anh Giang: Em đang tìm hiểu về Black Swan. Cách đầu tư của Taleb, Buffett hay Soros theo em tìm hiểu đều dựa trên sự bất định của thị trường, cả ba người đều nghĩ rằng thị trường không dự đoán được. Họ không tin vào các mô hình tài chính mà các kinh tế gia hay anh đang dùng :).

    Em muốn hỏi anh một vấn đề, vì sao phương pháp đầu tư "phải run sợ khi thị trường đang hăng máu đầu tư và phải mạnh dạn đầu tư khi thị trường đang run sợ" khá đơn giản và hiệu quả nhưng các các nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp như anh ít khi sử dụng mà phải sử dụng các mô hình tính toán phức tạp hơn.

    ReplyDelete
  2. @Duy Linh: Câu hỏi của em là câu trả lời rồi: chẳng mấy ai làm được như Buffett, Soros nên mới phải có mô hình này nọ. Nhưng đừng tin khi họ nói họ không tin vào các mô hình kinh tế, tài chính... Chắc chắn họ không dùng các mô hình như của anh đang dùng nhưng họ phải có một dạng mô hình nhất định nào đó để phân tích. Lấy ví dụ Taleb muốn đầu cơ vào một black swan event thì ông ta cũng phải có mô hình để xác định trong trường hợp nào event có thể xảy ra và hậu quả của nó thế nào.

    Một điểm nữa, trong kinh tế có khái niệm "survivors' bias", có lẽ dịch ra tiếng Việt trong trường hợp này là ... "cái lý của kẻ thắng".

    ReplyDelete
  3. Thời gian gần đây, em có tìm hiểu mô hình đầu tư của Buffett thì thấy ông sử dụng một phương pháp rất đơn giản là mua 1 USD với giá 40 xu. Thông thường, việc mua 1 USD (value) với giá 40 xu (price) áp dụng tốt nhất trong những thời điểm kinh tế khủng hoảng.

    Em đang áp dụng cách đầu tư đó và nó tỏ ra khá hiệu quả, đặc biệt là khi kinh tế VN ở trong giai đoạn suy thoái.

    Nhưng em nghĩ, cách đầu tư đó khó có thể áp dụng được với những nhà kinh tế học, những người có quan điểm thị trường luôn định giá đúng giá trị của một tài sản nào đó.

    Trong đầu của những nhà đầu tư giá trị luôn nghĩ rằng thị trường có thể phạm sai lầm và họ tìm kiếm những sai lầm do thị trường tạo ra để tìm kiếm lợi nhuận.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Buffett là value investor và phương pháp em đề cập đến là timing technique của ông ấy. Thực ra phương pháp đầu tư của Buffett không có gì phức tạp, nhưng không phải ai cũng có discipline như ông ấy và trường vốn để vượt qua những cơn sóng gió.

      Delete
    2. This comment has been removed by the author.

      Delete
  4. "Nhưng em nghĩ, cách đầu tư đó khó có thể áp dụng được với những nhà kinh tế học, những người có quan điểm thị trường luôn định giá đúng giá trị của một tài sản nào đó."

    Sao bạn DL lại gộp hết tất cả các nhà kinh tế học thế? Chẳng phải ngay cả Keynes thì anh Giang cũng quote câu nói nổi tiếng ở tiêu đề của blog "The market can stay irrational longer than you can stay solvent." Và chẳng phải Keynes cũng từng là nhà đầu tư rất thành công

    ReplyDelete
    Replies
    1. Anh không biết "nhà kinh tế học" nào đầu tư thành công cả. Hoặc họ thành công trước khi thành "nhà kinh tê học", hoặc sau khi đã bỏ sự nghiệp academic. Nhưng không phải như DL nói vì họ tin vào market efficiency mà chỉ đơn giản vì nghề nghiệp của họ không phải là đầu tư.

      Delete
  5. Vâng, comment xong thì em cũng nghĩ đến việc khi chuyển sang đầu tư các nhà kinh tế học không còn làm nghề của họ.

    ReplyDelete
  6. em thì nghĩ khi chuyển sang đầu tư thì kiến thức kinh tế học của họ sẽ rụng dần đi và quên sạch hết, trong đầu chỉ còn tiền, luật pháp và tiền...

    ReplyDelete
  7. Em nghĩ là thị trường tài chính là một zero sum game, điều quan trọng là ai chơi giỏi hơn. Nếu anh giỏi hơn thị trường thì có thể beat the market và kiếm được nhiều tiền hơn từ những nhà đầu tư thua lỗ. Nếu đầu tư dở hơn thì chịu mất tiền. Khủng hoảng kinh tế là điều chắc chắn sẽ xảy ra sau khi thị trường đã tăng một thời gian dài.

    Em nghĩ nếu đã tham gia vào thị trường tài chính thì phải chấp nhận rủi ro sẽ có ngày mất tiền vào tay một người khác nếu mình chơi dở thôi, không thể đòi hỏi hơn được :). It's a fair game!.

    Bài học ở đây là: Muốn chiến thắng bạn phải giỏi hơn những tay chơi trên thị trường.

    ReplyDelete
  8. Thị trường tài chính không phải là zero sum game.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.