Saturday, November 15, 2008

Liquidity


Tôi đã có lần trao đổi với một người bạn về thuật ngữ này. Hôm nay đọc được một bài trên VoxEU của Lasse Heje Pedersen (một cái tên cần phải ghi vào "bộ nhớ") nói rất rõ về vấn đề này.

Trong tiếng Anh, thuật ngữ liquidity có hai nghĩa, theo Pedersen cần phải phân biệt market liquidity với funding liquidity. Tiếng Việt dịch liquidity thành "thanh khoản" là theo nghĩa đầu. Đáng tiếc là nhiều người Việt khi dịch chữ này với nghĩa thứ hai vẫn dùng chữ "thanh khoản" hoàn toàn không phản ánh được ý nghĩa của funding liquidity. Vậy thế nào là market liquidity và funding liquidity?

- Market liquidity có nghĩa là tính "thanh khoản" của một công cụ tài chính hay một tài sản nào đó. Tính thanh khoản hiểu nôm na là khả năng dễ dàng bán ra để thu về tiền mặt. Một đặc điểm quan trọng nữa của tính thanh khoản là độ sâu của thị trường (market depth) thường được đo bằng bid-ask spread. Nếu spread này nhỏ thì tài sản không những dễ bán mà tổng khối lượng giao dịch thường rất lớn nên lệnh mua hay lệnh bán của một cá nhân thường không làm ảnh hưởng đến giá thị trường.

- Funding liquidity: nói nôm na là tiềm lực vốn của một tổ chức tài chính, hay đôi lúc nó được coi tương đương như vốn. Ví dụ khi nhiều người nói Greenspan trong giai đoạn 2001-2003 đã giữ chính sách tiền tệ quá lỏng nên thị trường đã có quá nhiều liquidity thì cần hiểu liquidity ở đây là vốn. Trong một ví dụ khác khi nói về liquidity của Lehman Brothers trước khi phá sản đã gần như cạn kiệt, liquidity ở đây được hiểu là tiềm lực vốn của Lehman, hoặc là vốn tự có (equity) hoặc là khả năng huy động vốn từ các đối tác khác (borrowing, raising capital, issuing bonds), đã không còn đủ để cover những khoản lỗ nữa.

Hai loại liquidity này có liên hệ mật thiết với nhau, tuy nhiên về bản chất rất khác nhau. Tiếc là các nhà báo của WSJ, FT, BB thường dùng chung từ liquidity cho cả hai nghĩa này.


7 comments:

  1. Tác giả có thể phân biệt hộ tôi về Funding Liquidity này có thể là vốn khả dụng của Ngân hàng hay ko? là nguồn vốn sẵn sàng để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của NH?

    ReplyDelete
  2. Tôi không thạo các thuật ngữ ngân hàng tiếng Việt, nhưng nếu đúng như bác giải thích thì "vốn khả dụng" có lẽ khá gần với "funding liquidity".

    ReplyDelete
  3. bác ơi, bác có tài liệu nào liên quan đến đề tài "dự báo vốn khả dụng của ngân hàng trung ương...(1 nước nào đó bất kì)" không ạ? ví dụ như các tài liệu nghiên cứu về các yếu tố cung-cầu vốn khả dụng: dự trữ bắt buộc, dự trữ vượt, cho vay Cp ròng.... share cho cháu với, tìm mướt mồ mà không thấy cái nào tham khảo được, bản english cũng được bác ạ =.= thank bác

    ReplyDelete
  4. @Hanh: Bạn cần google theo keyword này: "liquidity forecasting/management" + tên của central bank (vd RBA, ECB, BoE). Một số kết quả tôi tìm được:

    http://www.bankofengland.co.uk/education/ccbs/handbooks/ccbshb27.htm

    http://www.rba.gov.au/publications/bulletin/2010/dec/pdf/bu-1210-5.pdf

    http://www.rbnz.govt.nz/research/bulletin/2002_2006/2004dec67_4frazer.pdf

    http://www.ecb.int/pub/pdf/other/pp41-53_mb200205en.pdf

    ReplyDelete
  5. cháu chào bác, hiện cháu đang dịch một paper là "Funding liquidity and equity liquidity in the subprime crisis period" , bác có thể cho cháu hỏi là "equity liquidity" thì nên được dịch là "thanh khoản vốn chủ sở hữu" hay là "tiềm lực vốn chủ sở hữu" ạ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. cháu cũng đọc được cái đó ah, vậy cũng là có tìm tòi đó cháu, qua hỏi bạn Lê Bùi Thu Hà cùng lớp với cháu chắc là bạn đó chị xong bài rồi đó.

      Delete

Note: Only a member of this blog may post a comment.