Monday, November 17, 2008

Anomaly II


James Hamilton (Econbrowser) chỉ ra một anomaly cực kỳ quan trọng:

Từ trước tới giờ chính sách tiền tệ của Mỹ, hay cụ thể hơn là mặt bằng lãi suất, vẫn được Fed điều chỉnh thông qua 2 loại lãi suất cơ bản là Fed funds rate (FFR) và Discount rate (DR). Từ khi cuộc khủng hoảng xảy ra và Fed phải mở thêm hàng loạt công cụ cho vay mới thì effective fed funds rate, nghĩa là lãi suất thực tế các ngân hàng cho nhau vay fed funds, đã phá vỡ mối quan hệ bình thường với FFR và DR như đã thảo luận ở đây. Để giải quyết vấn đề này và cũng là để dỡ bỏ balance sheet constraint, Fed đã xin QH Mỹ cho phép trả lãi suất cho các ngân hàng cho các khoản reserve họ gửi tại Fed. Lúc đầu Fed trả lãi suất cho excess reserve bằng target FFR - 75bps, sau đó giảm xuống còn -35bps. Từ ngày 6/11, Fed đổi lại công thức tính lãi suất và trả cho excess reserve bằng với target FFR thấp nhất trong thời gian tính average reserve (2 tuần).

Do vậy tiền mặt các ngân hàng không dùng đến để trong excess reserve sẽ nhận được 1% (target FFR hiện tại) lãi suất mà họ không phải làm gì cả (và là risk free). Điều đáng ngạc nhiên là trong khi đó effective FFR trong vài tuần qua vẫn khoảng 35bps. Có hai câu hỏi được đặt ra: 1/ tại sao ngân hàng lại cho vay với lãi suất 35bps trong khi nếu không làm gì họ cũng nhân được 1% từ Fed?; 2/ tại sao không ai arbitrage cái anomaly này?

Câu trả lời cho 1/ là không chỉ có các ngân hàng thương mại của Mỹ có tài khoản ở Fed mà cả các GSEs (Fannie/Freddie) và các ngân hàng nước ngoài cũng vậy. Trong khi chỉ có các ngân hàng thương mại Mỹ được Fed trả 1% lãi suất cho excess reserve, các tổ chức kia không nhận được gì cả nên họ buộc phải cho vay thấp hơn target FFR.

Câu trả lời cho 2/ chưa rõ ràng. Một giả thuyết là các GSEs và foreign banks chỉ có thể cho một số ngân hàng nhát định của Mỹ vay, có thể vì credit risk. Do vậy những ngân hàng Mỹ có thể vay được này có monopoly power và họ dìm giá xuống. Mặc khác những ngân hàng này không arbitrage được vì bị hạn chế bởi capital/asset ratio (điều này hơi khó hiểu vì excess reserve gần như là risk free). Tóm lại cái gap giữa effective FFR và target FFR có thể giải thích là risk premium mà các GSEs và các ngân hàng ngoai quốc đang charge lên các khoản cho vay fed funds. Nếu vậy đây sẽ là risk indicator tốt hơn nhiều so với Libor-OIS spread hay Ted spread vì Libor hiện không còn chính xác.


4 comments:

  1. xin chào anh Giang,
    Sau khi đọc những bài viết của anh, em có một vài thắc mắc, mong anh giải thích dùm em:
    Thứ nhất, từ khi cuộc khủng hoảng xảy ra, Fed phải mở thêm hàng loạt công cụ cho vay mới thì tại sao effective FFR lại nhỏ hơn Target FFR trong khi đúng ra thì effective FFR phải lớn hơn target FFR do đã bao gồm market premium?
    Thứ hai, effective fed funds rate, nghĩa là lãi suất thực tế các ngân hàng cho nhau vay, vậy nó sẽ khác biệt như thế nào với lãi suất LIBOR_ cũng là lãi suất liên ngân hàng( em vẫn chưa hiểu rõ về định nghĩa này)
    Thứ ba, dù đã tung ra các công cụ để bơm tiền ra, nhằm tăng tính thanh khoản cho thị trường,nhưng càng bơm ra bao nhiêu thì excess reserve lại tăng bấy nhiêu. Vậy tại sao FED lại quyết định trả lãi suất cho phần excess reserve ấy, trong khi điều này dẫn đến việc excess reserve tiếp tục tăng đột biến là điều hiển nhiên?
    Những vấn đề này em chưa rõ, mong anh giải thích dùm em, em xin chân thành cảm ơn !

    ReplyDelete
  2. @my duyen: Effective FFR không nhất thiết phải lớn hơn target. Trong lịch sử effective FFR đã nhiều lần rơi xuống zero khi vào cuối ngày có quá nhiều banks thừa reserves.

    FFR là overnight rate, còn Libor là một tập hợp các lãi suất liên ngân hàng có thời hạn dưới 12 tháng. Về nguyên tắc overnight Libor phải bằng effective FFR nhưng trên thực tế Libor do một nhóm banks report vào một thời gian nhất định trong ngày, còn effective FFR do Fed tính dựa vào giao dịch thực tế của tất cả các bank có account tại Fed.

    Thời điểm tháng 10/2008 Fed vẫn còn lo nguy cơ lạm phát, hơn nữa Fed chưa rõ cuộc khủng hoảng sẽ đi về đâu nên bơm tiền ra nhưng muốn bank giữ trong reserves đề phòng ngừa rủi ro bank run là chính chứ không phải muốn ảnh hưởng lên mặt bằng lãi suất trên thị trường. Do vậy Fed trả lãi suất để liquidity không chạy ra ngoài Fed balance sheets.

    ReplyDelete
  3. Anh Giang ơi, cho e hỏi:
    1/Vì sao Việt Nam và Trung Quốc sử dụng thành công công cụ dự trữ bắt buộc, trong khi các nước phát triển khác thì ko?
    2/Tại sao FED xin trả lãi cho dự trữ bắt buộc?

    ReplyDelete
  4. @gaucon:
    1/ Anh không hiểu tại sao. Trước đây có người cho rằng CB của các nước phát triển không muốn dùng administration based policy nên không điều chỉnh dự trữ bắt buộc mà dùng market-based policy (điều chỉnh lãi suất). Nhưng cá nhân anh không tin tưởng vào cách giải thích này lắm.

    2/ Đấy là xu hướng chung của các CB lớn. Hiện ECB, BoE, BoC, RBA đã thực hiện điều này. Nếu Fed không làm thì các US banks sẽ không cạnh tranh được với banks của các nước khác. Các CB phải trả lãi suất có lẽ phần nhiều vì lý do chính trị, các commercial banks argue rằng CB không có quyền đánh thuế (theo hiến pháp) nên không thể áp đặt thuế (gián tiếp) qua non-interest reserves.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.