Sau bài phát biểu của Willian Poole và nhất là sau khi Fed đưa ra hai công cụ mới can thiệp trực tiếp vào thị trường MBS và consumer lending, rất nhiều econbloggers cho rằng Fed đã bắt đầu thực hiện "quantitative easing" (ví dụ tại đây, đây, và đây). Vậy thế nào là quantitative easing?
Easing trong chính sách tiền tệ được hiểu là ngân hàng trung ương cắt lãi suất cơ bản để tăng money supply qua kênh lending của các commercial banks. Đi cùng với cắt giảm lãi suất, ngân hàng trung ương phải thực hiện open market operation (OMO) để đảm bảo lãi suất liên ngân hàng không vượt quá xa lãi suất cơ bản mà họ muốn target.
Khi lãi suất giảm xuống gần zero (liquidity trap) thì ngân hàng trung ương không thể cắt lãi suất (nominal) được nữa. Do vậy họ phải tìm giải pháp khác để tăng money supply và BoJ đã "phát minh" ra quantitative easing vào tháng 3/2001 khi lãi suất cơ bản của Nhật lúc đó xuống tới 0.15%. Về cơ bản BoJ tiến hành mua vào một lượng lớn trái phiếu chính phủ nhiều hơn mức cần thiết để giữ lãi suất cơ bản ở mức target. Do không còn anchor là interest rate nữa nên BoJ chuyển sang target "current account level" của các commercial banks (current account ở đây tương đương với reserves trong hệ thống Fed).
(Nguồn: FRBFS)
Chính vì chuyển sang target "quantity" thay vì target "price" of money nên chính sách này được gọi là quantitative easing. Lúc đầu BoJ thực hiện quantitative easing bằng cách mua các trái phiếu chính phủ ngắn hạn, sau đó mở rộng ra các trái phiếu dài hạn, mua foreign assets mà không kèm theo sterialization (tăng foreign reserve), cam kết có điều kiện sẽ giữ lãi suất thấp cho đến khi nào chấm dứt deflation. Tất cả các biện pháp này đều có cùng một mục đích cuối cùng là tăng commercial bank lending.
Quantitative easing của BoJ chấm dứt vào tháng 3/2006. Cho đến giờ vẫn có nhiều người nghi ngờ chính sách này của BoJ đã có hiệu quả tích cực. Một trong những lập luận quan trọng là bank lending trong giai đoạn đầu của quantitative easing vẫn tiếp tục giảm. Chỉ sau khi vấn đề nonperforming loans được giải quyết triệt để, credit mới bắt đầu tăng trở lại. Vì tình hình hệ thống ngân hàng Mỹ hiện tại có quá nhiều bad assets nên tác động của quantiative easing của Fed cũng có thể bị hạn chế. Điểm tích cực trong chính sách hiện tại của Fed là Fed chấp nhận mua vào MBS và cả những loại bad assets khác nữa (ý định ban đầu của Paulson's plan), do đó sẽ đồng thời giải quyết vấn đề risk aversion trong hệ thống ngân hàng (Fed trở thành risk absorber).
Tuy nhiên kế hoạch mua MBS này của Fed có thể tạo ra một bong bóng bất động sản mới. Hoặc chí ít cũng gây ra moral hazard trong tương lai. Dù sao mục đích trước mắt của Fed vẫn là vực dậy hệ thống ngân hàng và nền kinh tế Mỹ trước đã, các vấn đề khác tính sau hoặc để cho nhiệm kỳ Fed chairman sau giải quyết.
Update: Paul Krugman thắc mắc tại sao các GSEs đã được chính phủ Mỹ bảo đảm, nghĩa là liabilities của GSE tương đương với liabilities của Treasury, vậy tại sao Fed lại phải mua MBS từ GSE làm gì? Câu trả lời đơn giản là Fed mua để thực hiện quantitative easing chứ không chỉ đơn thuần là giảm bớt bad assets cho các GSEs.
Update: Thống đốc BoJ Shirakawa vừa tuyên bố sẽ xem xét khả năng áp dụng quantitative easing.
Hay quas!
ReplyDelete