Các nhà đầu tư nhỏ luôn được khuyến cáo nên đầu tư vào cổ phiếu một cách lâu dài, nghĩa là đừng cố timing the market, hay theo "thuật ngữ" của VN là "lướt sóng". Nhiều nghiên cứu học thuật đã chỉ ra rằng Buy-And-Hold (B&H) là cách đầu tư tốt nhất nếu nhà đầu tư không có nhu cầu rút vốn trong ngắn hạn. Tuy nhiên ...
Trong thời điểm khủng hoảng hiện tại nhiều người đã nghi ngờ lời khuyên nói trên. Bằng chứng là chỉ số Dow Jones cuối tháng 10/2008 đã quay về ngưỡng 8000, lặp lại mức giá nó đã đạt được 10 năm trước đó. Điều này có nghĩa là nếu ai bắt đầu đầu tư vào Dow Jones đầu năm 1998 thì đến bây giờ lợi tức của họ gần bằng không. Nếu 10 năm vẫn chưa phải là dài thì 25 năm đã đủ dài chưa? Đây là nói về chỉ số Nikkei của Nhật. Hiện tại nó đang ở mức của 25 năm trước, cho nên nếu ai B&H Nikkei trong vòng 25 năm qua thì đây là một vụ đầu tư thất bại.
Nếu các nhà đầu tư từ bỏ B&H, hiển nhiên họ muốn mua rẻ bán đắt, nghĩa là back to timing the market. Có điều làm thế nào để biết lúc nào nên mua lúc nào nên bán? Felix Salmon có một lời khuyên thế này. Các nhà đầu tư nên tiếp tục B&H, nhưng cần rebalance portfolio của mình định kỳ hoặc khi tỷ lệ các assets trong portfolio thay đổi quá một giới hạn cho phép. Ví dụ nếu portfolio của bạn có 70/30% stock/bond, hiện tại chắc chắn tỷ lệ này đã giảm xuống vì stock đã mất giá rất nhiều. Khi rebalance lại bạn sẽ bán bớt bond và mua thêm stock, nghĩa là bán "đắt" bond và mua "rẻ" stock. Ngược lại nếu vài năm nữa stock lên giá thì bạn sẽ mua "rẻ" bond và bán "đắt" stock. Nguyên tắc này quá dễ thực hiện, chỉ có điều bạn phải tính toán chu kỳ rebalancing hợp lý để transaction cost không quá cao.
(Trong giới professional finance, rebalancing là một mảng business rất quan trọng và kỹ thuật rebalancing đã phât triển rất cao.)
Update (09/11): CalSTRS đang xem xét tăng tracking error từ 3% lên 6%. Lý do đưa ra là tình hình liquidity và volatility hiện tại không phù hợp cho rebalancing. Tuy nhiên có đằng sau lý do này là muốn tránh mark-to-market portfolio value sau khi rebalace. Một lý do nữa có thể là muốn tránh margin call nếu rebalance bằng futures/options.
Update (09/11): CalSTRS đang xem xét tăng tracking error từ 3% lên 6%. Lý do đưa ra là tình hình liquidity và volatility hiện tại không phù hợp cho rebalancing. Tuy nhiên có đằng sau lý do này là muốn tránh mark-to-market portfolio value sau khi rebalace. Một lý do nữa có thể là muốn tránh margin call nếu rebalance bằng futures/options.
Em nghĩ là buy&hold sẽ vẫn đúng nếu giữ cổ phiếu trong long-term, dĩ nhiên long-term theo lý thuyết rất dài. Điều quan trọng là timing to buy và sell, mua cổ phiếu lúc Vn-Index lúc 1.000 rồi giữ thì chắc chắn là thất bại rồi :)
ReplyDeleteEm đọc bài này của anh lâu lắm rồi nghĩ mãi về việc timing to buy and sell nhưng không ra. :)
Em nghĩ là nên chờ đợi để mua vào cổ phiếu khi giá rẻ hơn giá trị thực và bán ra khi cao vượt quá giá trị thực.
Còn việc xác định giá trị thực của cổ phiếu như thế nào thì em phải tìm hiểu nhiều. Nói theo sách thì khi thị trường sợ hãi thì cổ phiếu sẽ giảm xuống giá trị thực, khi thị trường tham lam thì giá cổ phiếu sẽ cao hơn giá trị thực. :)
@Duy Linh: Thế nào là rất dài? Trong ví dụ của Nikkei, 25 năm là quá dài theo đa số các nhà kinh tế (business cycle trung bình khoảng 10-12 năm). Đối với một typical worker thì 25 năm bằng 2/3 working life rồi.
ReplyDeleteVấn đề rebalancing mà FS nêu ra rất quan trọng, nhưng trừ khi em đầu tư vào một fund lớn chứ cá nhân thực hiện rebalance sẽ rất tốn kém (transaction cost). Anh có viết một entry nữa về rebalancing ở đây, có link đến một bài chống lại ý tưởng này (vì lý do liquidity). Tuy nhiên anh vẫn nghĩ passive investment với rebalancing sẽ tốt hơn market timing cho đa số investors nhỏ lẻ.
Nikkei em nghĩ không tăng trưởng do kinh tế Nhật không tăng trưởng trong thời gian đó. Em có theo dõi tốc độ tăng trưởng dân số của Nhật bằng số liệu của Angus Madison thì thấy dân số Nhật Bản tăng trưởng rất thấp trong thời gian 25 vừa qua.
ReplyDeleteTháp dân số của Nhật cũng phình to ở giữa. Người Nhật tỉ lệ người già cao nên sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra mốc chỉ số DownJones hay Nikkei anh so sánh là vào tháng 10/2008 ở mốc 8.000 điểm khi đó kinh tế đang trong giai đọan suy thoái. Bây giờ DownJones đã ở mốc 10.000 điểm. Em nghĩ mốc timing để so sánh cũng quan trọng không kém.
Về chiến lược buy and hold em nghĩ cần phải chú ý đến một điểm đó là market có khả năng irrational vào những thời điểm nhất định. Khi thị trường hưng phấn stock price có thể bị đẩy lên rất cao so với giá trị thực đó là timing to sell stock và những thời điểm thị trường hỗn loạn thì đó là thời điểm nên buy stock.
Nếu một nhà đầu tư mua stock lúc VN-Index 1000 điểm thì rõ ràng chiến lược buy&hold là một chiến lược tồi :). Tuy nhiên nếu chờ đợi khoảng một năm sau khi VN-Index giảm xuống còn 500, 400, 300 điểm thì buy&hold là một chiến lược tốt.
Ở Việt Nam chiến lược rebalacing rất khó khăn với các nhà đầu tư nhỏ lẻ vì không thể mua trái phiếu với khoản tiền nhỏ. Chỉ có thể bán cổ phiếu rồi nắm giữ tiền mặt (hoặc gửi ngân hàng).
Em đồng ý với anh là rebalancing tốt hơn market timing trong trường hợp investors nhỏ lẻ nắm vững được kỹ thuật rebalacing. Trong trường hợp ngược lại thì market timing sẽ tốt hơn.
Em nghĩ quan trọng nhất là chọn timing để gia nhập thị trường và timing to exist. Bán stock ra ngay lúc kinh tế gặp khủng hoảng đó là một chiến lược không tốt trong Buy-And-Hold.
@Duy Linh: Vào năm 1990 ai biết được kinh tế Nhật sẽ stagnant trong 2 thập kỷ tới? Nếu em biết cách timing thì em có thể beat được George Soros và Warren Buffet đấy :-)
ReplyDeletehihi, tranh luận kiểu này với cậu DL cứ như húc vào tường anh Giangle nhỉ, vì cơ bản là Stocks nó không hoàn toàn đi theo Index. Ngoài yếu tố vĩ mô là Index ra, bản thân từng Stock lại có hướng đi riêng thoát ra khỏi xu hướng chung của thị trường.
ReplyDeleteSẽ còn phải tranh luận rất nhiều nếu đi sâu thêm vào tìm hiểu chiến lược BnH. Nhìn chung, mỗi người có 1 nguyên tắc để áp dụng chiến lược BnH cho riêng mình. Có điều, chắc chắn rằng, BnH KHÔNG PHẢI là mua bừa 1 stock, tại 1 thời điểm bất kỳ rồi "tử thủ"
Sorry anh Giang em viết nhầm ở chỗ timing. Ý của em là BhH sẽ tốt nếu chọn đúng timing (khi P/E của thị trường giảm mạnh so với bình quân của nhiều năm trước) để mua vào và nắm giữ trong dài hạn.
ReplyDeleteCòn việc timing the market (lướt sóng) thì chắc chắn là em không biết và không làm được rồi :). Em sợ nhất là bị sóng đè.
@Duy Linh: "BhH sẽ tốt nếu chọn đúng timing"
ReplyDeleteVấn đề là dùng phương pháp nào để có thể timing 1 cách hiệu quả?
Khi P/E giảm mạnh ? vậy giảm đến mức độ nào ? còn nếu P/E không giảm mà cứ đi lên thì sao?
@Anh Giang (July 4):
"... cá nhân thực hiện rebalance sẽ rất tốn kém" và "... passive investment với rebalancing sẽ tốt hơn market timing cho đa số investors nhỏ lẻ"
A) Em hơi confuse về 2 câu trên, không biết rebalance có thích hợp cho nhà đầu tư nhỏ lẻ (tức cá nhân) hay không? Nếu investment portfolio chỉ là shares thì transaction cost em nghỉ cũng không nhiều (có thể còn tuỳ theo phương pháp rebalancing)
B) Không biết anh Giang có viết bài nào về asset allocation chưa?
@Anonymous: Thú thật là mình cũng không thể trả lời thỏa đáng câu hỏi việc chọn thời điểm trong chiến lược BnH vì nó tùy thuộc vào NDT BnH trong thời gian bao lâu. Nói theo lý thuyết thì P/E < 10 thì có thể nhảy vào.
ReplyDeleteMột số rất ít NDT chờ đợi khi kinh tế suy thoái (thiên hạ đổ xô bán ra) thì họ mới BnH. : và sau đó nắm giữ cổ phiếu 5-10 năm.
Có NDT thì chờ đợi đến khi DN xảy ra sự cố hay gặp bất lợi do tình hình kinh doanh bên ngoài thay đổi ví dụ như BP gặp sự cố tràn dầu thì mới nhảy vào mua B&P sau đó BnH.
Nếu P/E không giảm mà cứ đi lên như TTCK VN năm 2007, Nasdaq năm 2000 thì NDT dài hạn nên chuyển stock sang bond kiên nhẫn chờ thị trường điều chỉnh thôi :). Không ai dự đoán được chính xác thời điểm thị trường sẽ điều chỉnh nhưng nếu P/E > 25 có thể nói thị trường đang trong giai đoạn bong bóng.
@Anonymous (July 11): Anh không biết nhiều về strategic asset allocation, anh chủ yếu làm về tactical allocation, dùng mean-variance optiomization để xây dựng portfolio.
ReplyDelete@Duy Linh: thông thường khi PE giảm (thấp hơn trung bình) hoặc xảy ra khủng hoảng thì các nhà đầu tư nhỏ lẻ rút chạy khỏi thị trường. Điều này hoàn toàn rational vì họ không trường vốn để có thể chịu đựng được high volatility. Chưa kể không phải ai cũng có sẵn cash để rình lúc PE thấp nhảy vào mua. Những lúc kinh tế bị khủng hoảng người ta lại càng phải cần giữ cash cho các trường hợp đột suất.
Một bài viết mới đây trên Business Insider cho biết nếu tính real return thì sau khi market crash năm 1929, phải mất 56 năm (price index) và 20 năm (total return) mới quay lại mức đỉnh năm 1929. Trong giai đoạn này kể cả em có perfect timing và sẵn cash để nhảy vào mua khi PE chạm đáy, em vẫn phải giữ stock vài chục năm trước khi cash out, lúc đó có khi em đã quá già để enjoy số tiền kiếm được :-)
@Giang: Khi kinh tế khủng hoảng em nghĩ đó là cơ hội đầu tư tốt nhất vì mua được cổ phiếu 9tafi sản công ty) với giá rẻ nhất. Vấn đề nằm ở chỗ NĐT phải biết thoát ra khỏi thị trường khi nó đang ở trạng thái bong bóng để có cash mua cổ phiếu khi bong bóng nổ.
ReplyDeleteKhi đầu tư em không nghĩ đến việc enjoy với số tiền kiếm được mà enjoy khi biết rằng mình đầu tư đúng hướng.
Giangle: Nếu em biết cách timing thì em có thể beat được George Soros và Warren Buffet đấy :-)
------------
Không thể đánh bại được Warren Buffett nhưng có thể học được nhiều bài học quý giá từ cách đầu tư của ông ta.
Happy birthday Warren Buffett tròn 80 tuổi :)
@Giang: Khi kinh tế khủng hoảng em nghĩ đó là cơ hội đầu tư tốt nhất vì mua được cổ phiếu tài sản công ty) với giá rẻ nhất. Vấn đề nằm ở chỗ NĐT phải biết thoát ra khỏi thị trường khi nó đang ở trạng thái bong bóng để có cash mua cổ phiếu khi bong bóng nổ.
ReplyDelete======================
Em nghĩ thời điểm hiện tại là thời điểm tốt để mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. :)
Em nghĩ vấn đề timing có thể giải quyết nếu dựa vào chu kỳ kinh tế, nếu mua cổ phiếu vào những thời điểm PE thấp ở mức đáy của bình quân(tăng trưởng GDP thấp) và buy and hold sẽ có lợi thế hơn rất nhiều so với việc mua vào bất cứ thời điểm nào.
Những bài viết của anh giúp ích em rất nhiều trong việc chọn thời điểm nhảy vào thị trường. Thanks anh rất nhiều. :)