Tuesday, November 25, 2008

Risk absorption


Paul McCulley có một cách phân biệt giữa traditional vs shadow banking rất hay. Nếu coi banks là các institutions thực hiện việc convert low risk liabilities thành higher risk assets thì một commercial bank hay một hedge fund không khác gì nhau. Về cơ bản balance sheets của các commercial banks có liabilities là deposits của khách hàng (low risk) và assets là các khoản cho vay (higher risk). Như vậy commercial banks trở thành một thực thể hấp thụ risk và được trả công bằng khoản chênh lệch giữa higher returns từ assets với lower returns cho liabilities.

Với shadow banks, e.g. investment banks, hedge funds, SIV, money market funds, tuy liabilities không phải là deposits, wholesale fundings của các institutions này cũng có tính chất low risk. Cũng giống commercial banks, các institutions này absorb một số rủi ro và được hưởng chênh lệch returns từ quá trình chuyển tải và absorption risk này.

Theo McCulley điểm khác biệt quan trọng nhất trong quá trình risk conversion này là commercial banks được government bảo đảm trong khi shadow banks không được đặc quyền này. Ở Mỹ, và nhiều nước khác cũng vậy, commercial banks được FDIC và Fed bảo đảm cho low risk của liabilities. Để đổi lại, chính quyền bắt các commercial banks phải tuân thủ một số qui định về leverage, reserve ratio và một phần là risk level của assets side. Trong khi đó shadow banks vì không được chính phủ bảo đảm nên cũng không bị kiểm soát chặt như commercial banks. Bởi vậy shadow banks luôn có xu hướng absorb nhiều risk hơn commercial banks.

Trong giai đoạn Great Moderation (2003-2006, thậm chí từ 1999-2006) rủi ro trên thị trường rất ít nên cả hai hệ thống banking đều có lời. Hiển nhiên shadow banks có lời nhiều hơn vì ít bị trói buộc hơn. Tuy nhiên nguyên tắc high risk - high returns luôn đúng, khi khủng hoảng xảy ra làm rủi ro tăng cao, các shadow banks lãnh hậu quả nặng nề. Một số shadow banks bị phá sản hoặc sáp nhập, một số biến mình thành commercial banks chấp nhận bị chính quyền giám sát.

Quá trình chuyển đổi này làm mất đi một số risk absorption capacity của hệ thống tài chính đúng ngay lúc xã hội cần nó nhất (vì rủi ro tăng lên trong giai đoạn khủng hoảng). Chính sự thiếu hụt risk absorption này làm thị trường hoảng loạn và Fed/Treasury/FDIC phải tạm thời đứng ra đảm nhận vai trò này.


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.