Friday, November 28, 2008

Lession 4


Một bài học quan trọng từ Paul Krugman:

Cuộc khủng hoảng này được nhiều người cho là chỉ xảy ra một lần trong một thế kỷ. Có thật như vậy không? Housing bubble xảy ra chưa đầy 5 năm sau khi dot-com bubble vỡ. Hệ thống tài chính gần như sụp đổ chỉ 10 năm sau vụ LTCM xảy ra khi hệ thống tài chính cũng chỉ còn cách một cuộc khủng hoảng trong gang tấc. Fed đã gần như bó tay đứng nhìn nền kinh tế đang chìm dần vào suy thoái chỉ 15-17 năm sau khi BoJ bất lực với nền kinh tế Nhật bản. Cuộc khủng hoảng này dường như là hậu quả tất yếu của sự kết hợp giữa tính chủ quan và sự yếu kém của "chúng ta", những regulators, policy makers, market participants, và đương nhiên là các nhà kinh tế.

Sau khi Greenspan/Rubin/Summers cứu LTCM để giúp hệ thống tài chính Mỹ tránh khỏi một cuộc khủng hoảng năm 1998, "chúng ta" đã vội vã mở champagne ăn mừng cho sự chiến thắng của capitalizm, của globalization, của "ông thánh" Greenspan mà quên rằng nguyên nhân sâu xa của những gì xảy ra vào thời điểm đó chưa được giải quyết. Hay nói đúng hơn "chúng ta" đã nhắm mắt làm ngơ với những nguyên nhân sâu xa đó vì không ai muốn làm "party pooper". Hậu quả là thần tượng Greenspan đã bị "hạ bệ", chủ nghĩa tư bản rơi vào một cuộc khủng hoảng không chỉ về kinh tế mà còn về ideology, globalization với những "thế giới phẳng", "24-hour trading", WTO bỗng dưng bị những "bailout", "rescue", "government guarantee" lấn át hoàn toàn.

Giá như sau Asian crisis, sau LTCM, sau Russia và Brazil, "chúng ta" thừa nhận hệ thống tài chính thế giới quá mong manh, các ngân hàng trung ương quá nhỏ bé, các nhà đầu tư quá "tham lam" thì chắc chúng ta đã phải xây dựng một thể chế tầm cỡ như Bretton Woods để phòng ngừa những cuộc khủng hoảng giống như những gì chúng ta đang phải trải qua. Đáng tiếc là thay vì phải tìm hiểu và loại trừ "irrational exuberance", chúng ta lại tiếp tục một cách mù quáng con đường của Washington Consensus. Thay vì chỉ ra cho giới tài chính biết tại sao LTCM sụp đổ, Myron Scholes lại tiếp tục mở một hedge fund mới để rồi tháng 10/2008 phải ngưng không cho investors rút tiền, một dấu hiệu rất gần với sụp đổ.

Bài học gần như hiển nhiên: khi cuộc khủng hoảng qua đi chúng ta phải cải tổ lại hệ thống tài chính toàn cầu, phải tìm ra và thay đổi những thể chế đã và sẽ có thể gây ra khủng hoảng. Có điều liệu "chúng ta" có chịu học không hay lại lặp lại những sai lầm trong quá khứ để lại tiếp tục rơi vào một cuộc khủng hoảng khác trong tương lai. Hay đó là human nature?


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.