Monday, November 17, 2008

Lessons


Sau khi Lehman phá sản mấy ngày và khi giới tài chính Mỹ bắt đầu thực sự hoảng loạn, Paul Krugman nói rằng đấy là lúc ông cảm thấy "kinh hoàng" trong vai trò của một công dân Mỹ, nhưng đồng thời ông thấy "fascinated" trong vai trò một nhà kinh tế. Tôi không thể không đồng ý với nhận định này của Krugman, tất cả những ai đang trải nghiệm cuộc khủng hoảng hiện tại sẽ thấy đây là một bài học vô giá cho bản thân mình cũng như cho nghề nghiệp của mình. Có thể bài học này sẽ rất đắt giá với người này hay người khác, nhưng hi vọng rằng vài mươi năm nữa chúng ta có thể "tự hào" kể với con cháu hay các đồng nghiệp trẻ hơn rằng chúng ta đã từng chứng kiến sự kiện "cả thế kỷ mới có một lần" này bằng chính con mắt của mình.

Một trong các dự định khi tôi khởi động viết blog này là ghi lại các bài học rút ra được từ những gì đang xảy ra. Có thể là các bài học về chính sách, bài học về kinh nghiệm thị trường, hay đơn giản hơn là các bài học về cách phân tích và đánh giá tình hình của các chuyên gia khác. Tuy nhiên tôi vẫn phân vân có nên viết về các bài học không trong khi cuộc khủng hoảng vẫn chưa tìm ra lối thoát. Liệu mình có cần đợi thêm một thời gian để bức tranh khủng hoảng rõ ràng hơn trước khi rút ra kết luận? Liệu những "bài học" mình học được ngày hôm nay có trở nên sai lầm trong một hai tuần sau đó? Và một lý do quan trọng nữa là đến giờ này cả giới học giả lẫn giới chính sách vẫn rất dè dặt khi nói về các "bài học".

Đến ngày hôm qua (16/11) sau khi kết quả cuộc họp thượng đỉnh G20 về các giải pháp cho cuộc khủng hoảng được công bố, tôi chợt nhận thấy những "bài học" mà mình đã và sẽ rút ra có lẽ không chỉ đơn thuần phục vụ cho mục đích học hỏi. Cũng giống như G20, họp không hẳn là để đưa ra giải pháp mà là để đưa ra commitment về giải pháp, viết về các "bài học" là cách buộc mình phải commit vào quá trình học, dù hiện tại vẫn đang dò dẫm chưa biêt hướng đi hệt như leaders của G20 vậy. Hi vọng tôi sẽ giữ được commitment. 

Let's roll...




12 comments:

  1. Bài học em rút ra được trên thị trường tài chính đó là khủng khoảng tài chính là điều chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai. Nếu nó xảy ra thì đừng bất ngờ vì đó là điều đã được dự đoán trước.

    Bài học ở đây là vì không biết “ ngày nào, giờ nào” chàng rể đến, cho nên chúng ta phải thức tỉnh, sẵn sàng trong mọi giây mọi lúc, phải thức tỉnh,sẵn sàng hôm nay cho ngày mai. (Trích dụ ngôn trong Tân ước).

    ReplyDelete
  2. Tất nhiên khủng hoảng sẽ xảy ra, cũng như "a dead clock is right twice a day".

    (Hóa ra anh không giữ được commitment, too bad!)

    ReplyDelete
  3. Em có tìm hiểu về khủng hoảng thì biết có một số nhà kinh tế thuộc trường Yale, chẳng hạn Robert Shiller đã nhìn thấy trước nguy cơ xảy ra khủng hoảng, Yale cũng kiếm lời kha khá từ cuộc khủng hoảng khi short sell trước đó. Bản thân Warren Buffett cũng đã biết về khủng hoảng này :). Tất cả những cuộc khủng hoảng đều có những dấu hiệu báo trước.

    Với một số nhà đầu tư thì khủng hoảng là cơ hội để kiếm tiền, nên em không ngạc nhiên khi biết rằng có một số người dự đoán được điều gì đó sẽ xảy ra nhưng không lên tiếng cảnh bảo. Với lại, có cảnh bảo thì cũng không ai thèm để ý khi mọi người đang say cuồng với lợi nhuận.

    Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán 2007 của Việt Nam là một ví dụ điển hình.

    ReplyDelete
    Replies
    1. @ Duy Linh:
      Nói nguyên tắc thì dễ lắm, nhưng làm mới khó!

      Có nhiều chú làm như Buffett nói, và kết quả là… chết nhăn răng! Vì họ đoán sai đáy!

      Có thể nhiều chú cũng biết thừa cái điều bí mật mà có người đã chỉ ra từ cách đây cả hơn trăm năm, rằng khủng hoảng chính là cơ hội kiếm tiền nhanh nhất. Khi VN-Index từ đỉnh 1170 điểm rơi xuống 900 điểm, nhiều chú đã nghĩ đây là đáy, và tung tiền ra mua. Khi VN-Index rơi tiếp xuống 700 điểm, lại một loạt chú khác nghĩ rằng đây là lúc dân tình sợ hãi, và đây mới chính là đáy, nên ra sức gom hàng. Cứ như thế hàng chục lần, cho tới khi VN-Index rơi xuống tới 250 điểm thì không chú nào còn tiền và còn can đảm gom cổ nữa. Chết sặc gạch cả đám!

      Delete
  4. @Kaufmann: Đọc comment của bác thì tôi biết bác chưa tìm hiểu kỹ nguyên tắc đầu tư của Buffett rồi :).

    Nếu đúng theo nguyên tắc của Buffett thì ông sẽ giải ngân khi thị trường xuống dưới 300 điểm chứ không phải bắt đáy như bác nói vì bản thân ông cũng không biết khi nào là đáy của thị trường :)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hic, hóa ra Buffett cũng có mô hình để tính toán à? Duy Linh tính toán thế nào mà ra con số 300 điểm từ cái đỉnh 1170 điểm hay thế, cho anh em biết với?

      Cái tớ muốn nói là lời khuyên kiểu như về chuyện sợ hãi với lại tham lam, hay khủng hoảng là cơ hội kiếm tiền ý, nói thì dễ lắm, đơn giản lắm, nhưng cứ thử làm theo mà xem, có mà chết nhăn răng! Nhưng những kẻ đã chết thì làm gì có tiếng nói; người ta chỉ nhìn thấy những kẻ sống sót và may mắn giàu sụ mà thui!

      Delete
  5. Buffet sẽ k Quan tâm lắm tới index. Bác Duy Linh mới là không hiểu kỹ về đầu tư giá trị.

    ReplyDelete
  6. @Kaufmann: Con số 300 điểm là con số tượng trưng thôi, không có mô hình nào để tính toán cả.

    Nhưng chắc chắn là khi P/B của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán nhỏ hơn 1 thì VN-Index cũng xấp xỉ cỡ đó.

    Mô hình tính toán thì dựa trên nhiều yếu tố, P/B là một trong các yếu tố quan trọng.

    @Nguyen Duc Thanh: Đúng là những nhà đầu tư giá trị không quan tâm nhiều lắm đến Index, bản thân tôi cũng thế. Tôi dùng chỉ số ấy để minh họa thôi.

    ReplyDelete
    Replies
    1. @ Duy Linh:

      Hic, bắt quả tang Duy Linh nói vuốt đuôi!

      DL đưa ra con số 300 vì đã biết đáy của TTCK VN thời gian vừa rồi là khoảng 250 điểm. Nếu đáy là 500 điểm, hẳn DL sẽ đưa ra con số “mang tính tượng trưng” là 600 gì đó, he he he…

      Khi TTCK VN đang ở mức cả ngàn điểm, P/B vài ba chục lần, đố chú nào nảy ra cái ý nghĩ là sẽ chỉ lên tàu khi P/B rơi xuống còn 1 đấy!

      P/B từ 30 rớt xuống 20 là khối chú nhảy vào rùi. Khi nó xuống 15 lại thêm một loạt chú khác mừng rơn. Rồi nó xuống 10, 5, 3… Các chú chết nhăn răng cả đám!

      Delete
    2. Nguyên tắc của đầu tư giá trị là mua cổ phiếu với price thấp hơn value của công ty. Một trong những chỉ số để đo lường Value của công ty đó là Book Value. Nếu bác áp dụng nguyên tắc đó thì việc chờ để giá cổ phiếu rớt xuống dưới thấp hơn Book Value để mua là bình thường.

      Bác sẽ hỏi lỡ như trên thị trường không có cổ phiếu nào thấp hơn giá trị thực thì nhà đầu tư giá trị sẽ làm gì. Họ sẽ trả lời rằng họ sẽ giữ tiền mặt, không đầu tư.

      Delete
  7. đầu tư giá trị đâu chỉ dựa vào P/B được công bố từ "báo cáo tài chính" của công ty.


    chỉ cần "số dư an toàn" đảm bảo là được.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.