Friday, August 28, 2009

Demand for wars


Free Exchange có một bài thảo luận về demand for war, trích dẫn Kevin Drum cho rằng demand for war cũng giống như các đường demand khác, nghĩa là dốc xuống (downward sloping). Do đó nếu costs of war rẻ hơn thì sẽ có nhiều war hơn. Bỏ qua những thảo luận về demand for war trong bài viết này, có thể thấy rằng mặc dù economics/economists bị chỉ trích rất nhiều trong thời gian gần đây vì không dự báo được cuộc khủng hoảng, economic way of thinking đã "lây lan" rộng như thế nào trong các ngành xã hội.

Quay lại vấn đề downward sloping demand for war, có lẽ vì Kevin Drum không phải là một nhà kinh tế nên không biết để có một đường demand như vậy trước hết cần phải giải một bài toán utility maximization của từng individual rồi aggregate lên thành market demand. Ở đây có 2 vấn đề, thứ nhất là dạng hàm utility của các cá nhân, thứ hai là cách thức aggregation. Vấn đề thứ nhất, với đa số người dân war không đem lại positive utility do đó hàm utility sẽ decreasing in war, do đó lời giải cho individual demand for war sẽ có corner solution, nghĩa là demand for war bằng không với bất kỳ giá nào. Tất nhiên với một số ít người (nhà sản xuất, buôn bán vũ khí, một số chính trị gia) thì hàm utility có thể khác và họ sẽ có positive demand for war. Tuy nhiên đây là khó khăn cho vấn đề thứ hai khi phải aggregate các individual demands for war thành social demand. Chắc chắn các điều kiện để có thể đơn giản cộng individual demand lại sẽ không đáp ứng nên không thể chắc chắn social demand sẽ downward sloping.

Tuy nhiên war có thể là compliment của một số "hàng hóa" khác mà đa số các individual có positive demand, ví dụ độc lập tự do của một dân tộc hay toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia. Trong những trường hợp như vậy, mặc dù war đem lại negative utility nhưng vẫn có thể có positive individual demand vì lời giải của bài toán utility maximization cho thấy cần phải có war để có độc lập tự do hay toàn vẹn lãnh thổ. Lúc này aggregation có lẽ sẽ dễ dàng hơn nhưng vẫn chưa chắc social demand for war sẽ là downward sloping như Kevin Drum lý luận. Với VN, một dân tộc gần như chỉ going to war để bảo vệ độc lập, câu nói "Dù phải đốt cháy cả dãy Trường sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập tự do cho Tổ quốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy demand for war vào thời điểm đó là ... inelastic!

Thế còn supply for war thì sao?


4 comments:

  1. Bài viết có ý tưởng rất lạ. Có lẽ các nhà kinh tế học cũng đã nghĩ qua, nhưng vấn đề chính trị thì lúc nào cũng nhạy cảm nên có lẽ cũng không mấy tay economists mặn mà về đề tài này cho lắm.

    Cũng nên bàn qua 1 tí về demand of war. Tôi nghĩ rằng bác Giang đem individual demand curve vô đây có vẻ "micro" quá. Trong các nước dân chủ như Mỹ hay Châu Âu thì đem aggregating individual demand curve để compare rational choice thì hợp lý. Nhưng trong các nước độc tài như Cuba hay Bắc Hàn thì đem cái "micro" curve này có vẻ không phù hợp cho lắm vì bề nào thì có gây hấn các nước láng giềng thì ý của các lãnh đạo đều là rational choice cho 1 quôc gia đó cả.

    ReplyDelete
  2. Nghiên cứu về war sử dụng game theory không ít đâu thưa các bác. Việc sử dụng phương pháp luận kinh tế trong xã hội học và chính trị học đã có từ khá lâu roài.

    ReplyDelete
  3. @Du Tran: Vâng đúng là economic way of thinking đã được sử dụng nhiều trong các ngành xã hội. Ở đây tôi muốn question là trong khi nhiều người chỉ trích kinh tế học như vậy thì liệu ứng dụng của kinh tế học sang các ngành xã hội khác sẽ như thế nào, đặc biệt là rationality.

    Kevin Drum có một ý mới là demand for war, chắc khác rất nhiều so với các ứng dụng game theory vào war của Thomas Schelling. Nhưng như đã nói ở trên, tôi thấy ý tưởng của Drum khá primitive và có vể sensationalism.

    @Evil Economy: Đúng là ở các nước độc tài thì leader's will là social choice. Nhưng ý của tôi là ngay cả trogn true democracy thì việc aggregation cũng có vấn đề và không thể nói đơn giản là war demand có downward slope được.

    ReplyDelete
  4. cháu có ý này, không dính dáng gì đến lý thuyết trò chơi mà chú Giang đang nói đến nhưng cũng có liên quan đến chiến tranh và kinh tế nên cứ mạnh dạn nêu ra đây!
    Những năm 30, nước Mỹ rơi vào Great Depression. Hai tổng thống Hoover và Rooservelt sử dụng đủ loại biện pháp, tài khóa có tiền tệ có mà không thể đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng (Great Depression ko kết thúc vào 1933 như người ta vẫn nói, mà kéo dài về sau). Năm 1935 tỷ lệ thất nghiệp được công bố chính thức là 25%, cũng không kém Greece hay Italy bây giờ là mấy!! Nhưng may sao năm 1941 lại xảy ra WW2 (Pearl Harbor)!! Thế là một nửa số người thất nghiệp được cho mặc quân phục và cầm súng đạn ra chiến trường, nửa số người thất nghiệp còn lại thì ở nhà sản xuất quân phục và súng đạn cho nửa ở ngoài chiến trường. Thế là vấn đề thất nghiệp được (tạm thời) giải quyết.
    Đến khi WW2 gần kết thúc, Chính phủ Mỹ lại lo không có việc làm cho những người đang ở chiến trường nếu họ trở về, nền kinh tế sẽ lại trượt vào hố sâu khủng hoảng trước chiến tranh. Thế là Quốc hội Mỹ đã thông qua G.I. Bill (cũng khá nổi tiếng), đại khái nói là những quân nhân sống sót trở về sau WW2 sẽ được đi học nghề hay vào college miễn phí, chính phủ sẽ chi trả toàn bộ. Như vậy vừa trì hoãn được một số lượng lớn nhân công tham gia lực lượng lao động, vừa cho họ có điều kiện nâng cao kiến thức năng lực mà Chính phủ lại được tiếng là ưu ái người có công!

    Như vậy, mặc dù WW2 đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn binh sỹ Mỹ (sorry about that!) nhưng cũng giúp cho hàng triệu người khác có việc làm hay có điều kiện học tập nâng cao kiến thức. Các cuộc chiến tranh sau mà sau này Mỹ khơi mào (Iraq, vùng Vịnh, …) cũng được cho là có tác động tương tự!!

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.