Friday, October 2, 2009

Labor mobility


Các fan bóng đá chắc còn nhớ vụ kiện Bosman nổi tiếng mà hậu quả là UEFA phải từ bỏ qui định hạn chế số cầu thủ ngoại trong các câu lạc bộ bóng đá ở châu Âu. Sở dĩ có vụ kiện này vì EU qui định công dân các nước thành viên được quyền tự do đi lại và làm việc ở bất kỳ đâu họ muốn. Điều này xuất phát từ lý thuyết Optimum Currency Area (OCA) của Robert Mundell, cha đẻ về mặt lý thuyết của EMU và các liên minh tiền tệ khác trên thế giới.

Theo OCA, labor mobility là một điều kiện rất quan trọng để các vùng lãnh thổ dùng chung một đồng tiền, đơn giản vì monetary policy không còn tác dụng "giảm sóc" nếu các vùng kinh tế khác nhau bị các cú sóc khác nhau. Lúc này labor mobility sẽ giúp giảm thiểu tác động của asymmetric shocks vào mức sống của người dân ở các vùng trong một liên minh tiền tệ.

Mặc dù về mặt luật người lao động được tự do di chuyển trong nội bộ EU, trên thực tế còn có nhiều rào cản khác ngăn trở sự dịch chuyển này như ngôn ngữ, văn hóa, cộng đồng,..., và gần đây là housing crisis. Free exchange đưa ra số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở Tây ban nha hiện đang là 18.9% so với 3.5% ở Hà lan. Một trong những lý do những người bị thất nghiệp ở TBN không sang Hà lan làm việc là vì TBN đang bị khủng hoảng nhà đất. Một người thất nghiệp ở TBN không đi nước khác làm việc có thể vì anh ta không muốn/không thể bán được căn nhà của mình vì giá quá thấp, trong khi cho thuê cũng không dễ vì kinh tế đang bị khủng hoảng và thất nghiệp cao. Tình trạng labor mobility bị giảm cũng xảy ra ở Mỹ vì lý do tương tự.

Labor mobility ở VN đã được cải thiện rất nhiều so với trước đây. Mặc dầu kế hoạch bỏ hộ khẩu còn đang được bàn cãi và chắc còn lâu mới thực hiện được, vấn đề hộ khẩu không còn là rào cản lớn như trước đây 15-20 năm. Có lẽ rào cản lớn nhất đối với labor mobility ở VN là qui hoạch phát triển đô thị ở các trung tâm kinh tế lớn không theo kịp với dòng người nhập cư, trong đó có vấn đề nhà ở. Vậy là, ngược với Mỹ và Tây ban nha, vấn đề housing ở nơi đến mới là rào cản cho labor mobility ở VN chức không phải housing ở nơi đi.

Update (15/12): Thêm một số bằng chứng về giá nhà làm ảnh hưởng đến labor mobility.


8 comments:

  1. Cảm ơn anh Giang đã viết bài này. Em nghĩ market integration trong nội bộ Việt Nam (ví dụ như labor market) là một vấn đề có ảnh hưởng lớn mà lại ít được quan tâm.

    Ngoài ra, em nghĩ là việc labor mobility tăng tính hiệu quả kinh tế thì không cần phải đợi đến Mundell phát hiện ra. Argument về OCA là argument về second order (variance), trong khi labor mobility restriction có ảnh hưởng trực tiếp ở first order, nếu như không có factor price equalization (FPE). Mà FPE thì hiếm thấy trong thực tế, và trên lý thuyết (thương mai quốc tế) cũng có nhiều trường hợp không xảy ra.

    ReplyDelete
  2. chu oi chau tim chinh sach monetary easing cua Nhat nhung nam 96-99 và quanlitating easing. chu oi giup chau voi!!!

    ReplyDelete
  3. @thanh van: Cháu chịu khó đọc lại những entry của chú trước đây viết về Japan rồi xem thêm các links chú trích dẫn trong các bài viết đó.

    @Đỗ Quốc Anh: QA nói đúng, labor mobility có first order effect quan trọng hơn là second order. Mình nhắc đến Mundell và ý tưởng shock absorber trong bối cảnh EMU, liên quan đến housing crisis. Mình nghĩ đây là một ý hay vì chưa thấy ai liên hệ giữa housing crisis với labor mobility.

    ReplyDelete
  4. Anh Giang, bày này hay thật anh ạ.
    Em thì chưa bao giờ nghiên cứu đến Labor mobility nhưng em đã nghiên cứu qua ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế. Nhiều người chỉ nhìn thấy những mặt trái của đô thị hóa như vệ sinh môi trường, hạ tầng quá tải, người giầu người nghèo nhưng cá nhân em thì tuyệt đối ủng hộ việc phát triển VN xung quanh 2 cụm đô thị lớn là Hà Nội và HCMC. Thà bỏ tiền nâng cấp cơ sở hạ tầng các thành phố lớn, đô thị hóa thật mạnh để lượng lao động ngoại tỉnh tập trung về ngày 1 đông còn hơn là rải tiền đầu tư hạ tầng khắp các vùng sâu vùng xa và cho đó là công bằng xã hội.
    Để người nông thôn ra thành thị, tiếp cận với cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, khoa học của thành thị còn hiệu quả hơn rất nhiều việc rải mành mành ra khăp nơi.

    ReplyDelete
  5. @Nhat Nam: "...rải mành mành ra khăp nơi": Dung quất là một ví dụ điển hình và "đau xót" về quan điểm phát triển này.

    ReplyDelete
  6. Khổ một nỗi là đến tận bây giờ, khi nói chuyện với nhiều người, bạn bè là những trí thức thuộc loại kha khá cả mà em thấy vẫn còn rất nhiều người có quan điểm "công bằng xã hội" kiểu rải mành mành đó anh.
    Tại sao không bỏ tiền đầu tư vào các cụm đô thị như Hải Dương, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên rồi kéo người khắp các miền về xung quanh Hà nội, mọi người cùng có được cơ sở hạ tầng tốt, chi phí đầu tư rẻ, công việc kinh doanh thuận lợi, thế có phải là công bằng hơn nhiều không. Những người quyết định ở lại quê thì có thêm nhiều đất để canh tác, để áp dụng nông nghiệp hiện đại, như thế có phải dễ phát triển nông thôn không. Đằng này nông thôn không ra nông thôn, thành thị cũng chẳng ra thành thị. Chán

    ReplyDelete
  7. Theo những gì em biết.

    Bác Nhật Nam lại ủng hộ chính sách phát triển kinh tế của Trung Quốc rồi, chính sách của Trung Quốc cũng thế, tuy nhiên, nó còn đặc thù hoá hơn bằng việc tập trung vào các thành phố duyên hải, phát triển theo kiểu ảnh hưởng lan toả, từ duyên hải vào nội địa.

    Cháu nói thế có đúng không hả bác Giang?

    ReplyDelete
  8. @The Son: Suỵt, cháu nói nhỏ thôi, bây giờ mọi người đang "dị ứng" việc VN đi theo mô hình TQ lắm :-)

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.