Tuesday, January 26, 2010

Fed chairman IV


Chắc một số bạn còn nhớ thời những năm 80/90 ở các cơ quan, trường học VN thường phải viết các "bản tự kiểm". Bản tự kiểm của tôi hay có câu "Khuyết điểm của bản thân: Thiếu tinh thần phê và tự phê" :-). Tưởng những từ này đã lui vào dĩ vãng, vậy mà hôm nay thấy bác Krugman vừa phê bình bác Bernanke "không có tinh thần tự phê" (self-criticism), hệt như trong các cuộc họp chi đoàn/chi bộ ở VN trước đây. Choáng!

Như đã đề cập đến trước đây vài tuần, vấn đề reappointment của Bernanke tưởng như đã xong xuôi bỗng dưng có trục trặc vào giờ chót. Cho đến giờ này, chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa là nhiệm kỳ Chủ tịch Fed của Ben hết hạn (31/1) nhưng chưa có dấu hiệu nào cho thấy một cuộc bỏ phiếu trong US Senate được lên kế hoạch. Mà ngay cả nếu một cuộc bỏ phiếu như vậy được đưa ra, sau khi Democrats mất ghế Senate của Massachusetts vào tay Scott Brown, khả năng một cuộc bỏ phiếu như vậy bị filibuster hoàn toàn có thể xảy ra. Đặc biệt sau khi "Volcker rule" được Obama công bố, đã có tin đồn việc đưa Volcker trở lại là bước đầu tiên để Obama loại bỏ bộ ba Bernanke/Summers/Geither. Chưa rõ số phận Summers/Geithner thế nào nhưng các traders trên InTrade đã price xác suất Bernenke được reappoint giảm từ 95% xuống 80% chỉ trong 24 tiếng sau khi Volcker rule được công bố.

Ngay lập tức, giới econblog lên tiếng, đoàn kết một cách chưa từng thấy. Krugman, Mankiw, James Hamilton, Mark Thoma, Calculated Risk, Brad DeLong, Tyler Cowen đồng thanh kêu gọi reappointment cho Ben. Lập luận chính là Bernanke, tuy mắc sai lầm trước khủng hoảng, đã làm hết sức mình và làm rất tốt nhiệm vụ chủ tịch Fed trong giai đoạn 08-09, giải cứu thành công hệ thống ngân hàng và nền kinh tế Mỹ/thế giới. Bây giờ khi khủng hoảng đã lắng xuống nhưng không nên/không thể thay thuyền trưởng khi thuyền vừa qua khỏi cơn bão. Phía trước vẫn còn nguy hiểm rình rập, liệu có ai có tay lái vững hơn Bernanke?

Alan Greenspan cũng lên tiếng support Ben, nhưng có lẽ tiếng nói hiệu quả nhất lại là Simon Johnson với lời đề nghị ... thay Bernanke bằng Krugman. Johnson thừa hiểu Republicans "ghét" Krugman như thế nào và chỉ cần 1% khả năng Krugman sẽ thay Bernanke cũng làm các thượng nghị sĩ Cộng hòa chấp nhận để Ben tại vị. Sau khi Johnson đưa ra "lời đề nghị khiếm nhã" nói trên, xác suất Ben được reappointed trên InTrade tăng vọt lên 94%. Ôi politics.

Update (27/01): Tiếp tục tin đồn về Geithner ra đi.

Update (28/01): Tối nay US Senate sẽ bỏ phiếu cho cloture (loại bỏ filibuster) và nếu thông qua sẽ bỏ phiếu cho Bernanke's reappointment. Nancy Pelosi đã kêu gọi các thượng nghị sĩ thông qua cloture dù có chống lại reappointment. Trong khi đó một cuộc khảo sát dư luận Mỹ cho kết quả như sau (ủng hộ/chống reappointment):
- Men: 40%/36%
- Women: 28%/39%
- High school and lower education: 22%/43%
- Uni educated: 39%/32%
- Postgrad educated: 41%/33%
- With 50K or more investment: 42%/37%
- Without investment: 28%/40%
Như vậy những người giàu, học vấn cao, và đàn ông có xu hướng ủng hộ reappointment.


Update (29/01): He got it: 77 votes for ending the filibuster and 70/30 for confirmation.


8 comments:

  1. Nếu Krugman lên thay Bernanke là vì lý do gì? Vì Bernanke khg phải là của các ông Trùm như Alain Greenspang trước đây hay vì cái gì? Liệu Krugman lên có tốt hơn cho dân Mỹ so với Bernanke hay tốt hơn cho các tập đòan tài chính của các ông Trùm đứng sau FED?

    ReplyDelete
  2. @BS Hồ Hải: Nếu Krugman lên chính sách tiền tệ của Fed sẽ không thay đổi, nghĩa là vẫn tiếp tục expansionary. Nhưng Krugman sẽ mạnh tay hơn với giới investment banks, chắc chắn sẽ ủng hộ Volcker rule và bank tax của Obama. Có điều nếu Obama đề cử Krugman thay Bernanke, đây sẽ là "political mess" và thị trường sẽ sell off vì uncertainty. Có điều Simon Johnson chỉ "đùa" thôi chứ không có khả năng này.

    ReplyDelete
  3. Tôi có 2 ý nghĩ về Obama như sau, sau khi Obama trả lời phỏng vấn ABC Nwes hôm qua:

    1. Obama chấp nhận mạo hiểm có khi cả mạng sống của Ông để làm quyết liệt với các ông Trùm tài phiệt phố Wall trong chính sách cải tổ hệ thống tài chính và y tế Mỹ.

    2. Obam phải chịu nhún mình để thỏa hiệp với các ông Trùm phố Wall. Chấp nhận sự thao túng của các ông Trùm như lâu nay. Lúc đó có thể Obama làm thêm nhiệm kỳ thứ 2.

    ReplyDelete
  4. Em nghĩ ai lên thay cũng vậy thôi. Dù G.Bush có tiếp tục làm tổng thống thêm nhiệm kì nữa thì về cơ bản nền kinh tế Mĩ cũng sẽ diễn biến như thế. Trong những hoàn cảnh như thế thì sẽ có những người như thế đứng ra làm biểu tượng.

    Như trường hợp các lãnh đạo ngân hàng chẳng hạn. Cứ chê họ tham lam gây ra khủng hoảng, vậy sao không mời các nhà tu hành đắc đạo đi lãnh đạo ngân hàng ? Vấn đề là các ngân hàng cần những người có phẩm chất như vậy để cạnh tranh với các ngân hàng khác và chỉ những người có các phẩm chất như vậy mới lên được vị trí lãnh đạo như vậy .

    ReplyDelete
  5. @ALAM: Nếu John Taylor lên sẽ là disaster cho kinh tế Mỹ và thế giới. Anh nghĩ người lãnh đạo trong những giai đoạn khó khăn/khủng hoảng thực sự phải có leadership và skills. Ngoài ra ideology cũng rất quan trọng.

    ReplyDelete
  6. @BS Hồ Hải: Bác bị các conspiracy theory ảnh hưởng nhiều quá :-). Vụ gia đình Bancroff bán WSJ cho Murdoch cho thấy các "empire" trong bóng tối đó thực ra cũng không powerful lắm. Bên Anh, gia đình Guinness cũng vậy, bây giờ chỉ ngồi hưởng thụ thôi còn giao hết tài sản cho professional managers quản lý. Họ có thể vẫn còn ảnh hưởng vào thị trường và chính trường, nhưng em nghĩ thua xa những người như Murdoch, Buffett, Soros...

    ReplyDelete
  7. Dear GL,
    Tớ nói thật lòng là tất cả các đường lối kinh tế bị chính trị quyết định. Còn thể chế chính trị do hình thái kinh tế qui định. Nên cái conspiracy theory trong kinh tế thì không bao giờ là không có.

    Việt Nam gần đây chính phủ cũng học mấy chiêu này để lấy tiền của dân chúng không phải là ít. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ VN trong vài năm qua không thiếu cảnh bần hàn vì cái trò tăng hạ lãi suất và thắt chặt tiền tệ của chính phủ. Trong khi không thiếu các biện pháp khác để sử dụng.

    ReplyDelete
  8. @BS Hồ Hải: Em đồng ý là kinh tế và chính trị có ảnh hưởng tương hỗ với nhau, nhưng từ đó suy ra khả năng Obama bị ám sát vì làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các ông trùm tư bản thì các conspiracy theorists đã đi quá xa.

    Xã hội càng ít dân chủ/transparency/rule of laws thì chính trị càng dễ bị thao túng vì quyền lợi kinh tế của một số người. VN và các nước đang phát triển thì có thể, chứ Anh/Mỹ/Úc với thể chế hiện tại có lẽ khó hoặc mức độ nhỏ hơn nhiều.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.