Monday, April 12, 2010

Greece


Fitch vừa giảm credit rating của Hi lạp xuống còn BBB-, lần đầu tiên trong lịch sử rating của các major rating agencies có khoảng cách 4 điểm. Có lẽ Moody và S&P bị nhiều political constraints nên chưa cắt được chứ không phải họ đánh giá credit rating của Hi lạp tốt. Một vài lãnh đạo châu Âu đã "nặng lời" với các rating agencies gần đây nên không loại trừ khả năng Moody và S&P "run tay". [Ngoài lề: Fitch cũng không chịu "nhẹ tay" với VN.]

Ngay sau khi Hi lạp bị cắt credit rating, Đức đã chấp nhận nhượng bộ về mặt lãi suất cho gói cho vay khẩn cấp mà EU sẽ giúp chính phủ Hi lạp. Thông tin mới nhất cho biết gói trợ giúp này sẽ là EUR30b (chứ không phải 25b như báo chí đưa tin trước đây). Đức, vốn cho rằng Hi lạp phải trả lãi suất ngang bằng với lãi suất thị trường (của Greek bonds khoảng 7%), đã chấp nhận dùng công thức của IMF để tính ra con số 5%, coi như chấp nhận một dạng fiscal transfer lần đầu tiên trong lịch sử 10 năm của EMU. Thêm vào đó, vai trò của IMF cũng đã confirmed, các khoản vay của EU sẽ được co-financed từ IMF, có lẽ là hình thức đã chính phủ Merkel giải thích với dân Đức tại sao lãi suất cho Hi lạp vay lại là 5 chứ không phải 7%.

Vấn đề fiscal transfer/fiscal union là điều không thể tránh khỏi trong một currency union, không sớm thì muộn EMU cũng phải thực hiện điều này nếu còn muốn đồng Euro tồn tại. Tuy nhiên như Edward Hugh đã phân tích, thực hiện fiscal transfer lại làm tăng khả năng tan rã EMU từ thái cực khác: dân Đức sẽ kiện chính phủ ra tòa án Hiến pháp vì có khả năng nước này tham gia vào EMU trái với Hiến pháp Đức. Nghĩa là Đức sẽ là nước đầu tiên rút ra khỏi EMU chứ không phải Hi lạp hay một mắt xích yếu nào khác.

Trong khi đó Simon Johnson lại đưa ra khả năng Hi lạp rời bỏ EMU và tuyên bố default. Cựu kinh tế trưởng của IMF cho thấy quan điểm của tổ chức này vẫn luôn "diều hâu": Hi lạp phải chấp nhận liều thuốc đắng như Argentina năm 2001 để có được tương lai như Argentina hiện tại, nghĩa là chấp nhận từ bỏ "chiếu trên" OECD member để trở thành một emerging market. Ý tưởng Hi lạp sẽ default và lặp lại Argentina 2001 được nhiều người tán đồng, duy nhất có Felix Salmon đang "tả xông hữu đột" chống lại ý tưởng này. Salmon, một người có rất nhiều kinh nghiệm với Nam Mỹ, cho rằng trong trường hợp tệ nhất nếu Hi lạp default thì cũng chỉ như Uruguay 2002 hoặc Ecuado 1999/2008, nghĩa là sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều Argentina 2001.

Lập luận quan trọng của Salmon là các European banks có exposures với Hi lạp (và PIGS) quá lớn nên EU sẽ không dám mạo hiểm đánh bạc để Hi lạp default, chứ đừng nới gì default và "quịt" 20% nợ nước ngoài như Argentina 2001. Dường như Salmon có lý, hay ít ra market cũng nghiêng về phía Salmon, đồng Euro tăng hơn 3% từ đáy mấy ngày trước sau khi Đức chấp nhận 5% và ECB chấp nhận IMF.

2 comments:

  1. Liệu còn bao nhiêu Hy Lạp nữa sắp xuất hiện !

    Theo A GIANGLE thì sắp tới các nước lớn sẽ làm như thế nào để giảm nợ trong khi tăng thuế , giảm lương và giảm chi tiêu công hầu như là rất hạn chế và hầu như là k có tác dụng ?????

    ReplyDelete
  2. @Anonymous: Giới finance đặt ra nhóm PIIGS gồm 5 nước có nguy cơ như Hi lạp: Portugal, Ireland, Itaty, Greece, Spain. Trong một link của Felix Salmon tôi dẫn bên trên, khả năng contagion sẽ là Greece, Portugal, Ireland và sau đó là London. Hi vọng điều này không xảy ra.

    Tôi sẽ viết về vấn đề nợ quốc gia trong một entry tới.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.