Monday, December 29, 2008

Hangover theory


Paul Krugman đang "tả xung hữu đột" bảo vệ cho fiscal stimulus. Suốt mấy tuần rồi chống chọi với Greg Mankiw, bây giờ lại đến John Cochrane, người vừa mới phát biểu trên Bloomberg rằng recession là cần thiết.

Cách đây 10 năm Krugman đã làm các Austrian economists điên ruột khi gọi lý thuyết business cycle của trường phái này là "Hangover theory", một kiểu chơi chữ mỉa mai của Krugman.  Đại ý, Krugman hiểu cách Austrians giải thích business cycle như sau: khi đầu tư vì một lý do nào đó tăng cao hơn mức cần thiết, excess capacity sẽ dần dần xuất hiện. Đến khi mọi người nhận ra điều này thì đã quá muộn, investment spending sẽ collapse và recession sẽ xảy ra. Recession là quá trình tất yếu và cần thiết để restore investment về đúng với mưc độ tối ưu cho xã hội. Việc dùng fiscal hay monetary stimulus là không cần thiết và thậm chí có hại vì sẽ cản trở quá trình adjustment về mức cân bằng của nền kinh tế. Tóm lại recession là "hangover" của giai đoạn booming trước đó, tất nhiên hiểu theo cách này thì booming cũng là điều không tốt.

Không phải chỉ mình John Cochrane cho rằng recession là cần thiết, mới cách đây 2 ngày Tyler Cowen, đồng tác giả của Marginal Revolusion - một econblog luôn đứng đầu trong các bảng xếp hạng, cũng đồng ý như vậy. Cowen, một nhà kinh tế khá xa lạ với trường phái Austrian, cho rằng nếu Alan Greenspan không cứu LTCM năm 1998 và để kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái trong năm đó thì rất có thể những imbalances hiện giờ đã được giải tỏa. Và không chỉ ở Mỹ, tác giả Bùi Quốc Lộc trên Vietnamnet cũng có cùng ý tưởng: chính phủ VN đừng có "kích cầu, kích cung" gì cả, hãy để yên cho nền kinh tế tự giải quyết các vấn đề nội tại của nó rồi đâu sẽ vào đấy.

Không làm gì cả mà cứ để recession xảy ra có lẽ là lời khuyên của Austrian economists. Nếu tối qua bạn ăn nhậu chơi bời quá mức, sáng nay bị đau đầu mệt mỏi là hậu quả tất nhiên (hangover) và bạn phải chịu đựng điều đó. Cố gắng thuốc thang chỉ là cách delay hoặc che dấu những triệu chứng đó và về lâu dài sẽ có hại hơn cho sức khỏe. Về phía nhà nước, khoanh tay đứng nhìn là cách thể hiện "tough love", vừa là để "giáo dục" cho những đứa trẻ dại dột chơi bời quá sức đêm qua, vừa là cách để phòng tránh moral hazard trong tương lai.

Mười năm trước Krugman đưa ra khái niệm hangover không chỉ để tuyên chiến với Austrian school, lý do quan trọng hơn là Krugman rất bất bình với các chính sách của IMF khi bailout các nước Đông Á trong cơn khủng hoảng. Ai cũng nhớ những liều thuốc đắng mà IMF đã bắt Thailand, Indonesia, Korea phải uống khi rót tiền vào những nước này. Chính sách này hoàn toàn đi ngược với những gì Keynesian textbook giảng, nghĩa là bắt các chính phủ các nước đang bị khủng hoảng phải thắt chặt fiscal and monetary policy. Sau này chính Standley Fischer, kinh tế gia trưởng của IMF thời điểm 97-98, đã công nhận một số bất cập trong các đòi hỏi của IMF. Và chắc nhiều người còn nhớ những chỉ trích của Joseph Stiglitz đối với IMF trong "Globalization and its Discontents".

Buộc tội quan trọng nhất của Krugman trong "Hangover theory" đối với Austrian economics là sự trối bỏ trách nhiệm của một nhà kinh tế khi đối mặt với một cuộc khủng hoảng. Krugman cho rằng Austrian economists sẽ quay lưng đi và nói "cho chết, ai bảo tối qua quậy quá thì bây giờ ráng mà chịu hậu quả". Có lẽ đó cũng là suy nghĩ của Krugman về IMF và các nước giàu vào năm 1998 khi nhìn châu Á rơi vào khủng hoảng. Đối với Krugman, fiscal stimulus hay bất kỳ một chính sách nào khác đối phó với recession phải tách bạch khỏi vấn đề đạo đức, bởi vì quan niệm về đạo đức cũng chỉ là tương đối. Chưa kể không thể vì muốn trừng phạt những kẻ sai lầm mà làm hại cả đến nhiều người vô tội khác. Subprime mortgage xảy ra ở Mỹ, vậy thì những nông dân nuôi cá basa ở VN có tội tình gì?


Update (31/12): Không làm gì cả khi recession xảy ra vẫn chưa ăn thua, có người còn có idea là central banks cần chủ động tạo ra recession cứ 7 năm một lần để nền kinh tế correct lại các imbalances.


3 comments:

  1. Quan điểm của trường phái Áo rất gần với quan điểm của Keynes lý giải về chu kỳ kinh tế trong chương 22 của Lý thuyết tổng quát, Keynes viết: "Cho đến nay, khi giải thích hiện tượng “khủng hoảng” (crisis) chúng ta thường nhấn mạnh đến xu hướng tăng lên của lãi suất (rising tendency of the rate of interest) dưới ảnh hưởng của cầu về tiền tăng vì mục đích thương mại và đầu cơ. Nhiều khi nhân tố này có thể và đôi khi góp phần gây ra khủng hoảng. Nhưng theo tôi, một sự giải thích đặc trưng hơn và thường là chiếm ưu thế hơn, trong việc giải thích khủng hoảng chủ yếu là không phải do lãi suất tăng, mà do một sự suy sụp đột ngột về hiệu quả biên của vốn".

    Tuy nhiên, khác với trường phái Áo, Keynes không tin tưởng vào khả năng tự điều tiết đầu tư của khu vực tư nhân.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thank Duy Linh moi lại cái entry này lên. Dạo này quan điểm của anh Austrian ghê :-)

      Delete
  2. Em rất hay đọc các các entry cũ của anh bằng cách search các từ khóa :). Thỉnh thoảng lại comment lôi entry lên.

    Với kinh tế Việt Nam thì ngay cả Keynes cũng sống lại cũng phải biến thành Austrian :)

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.