Còn nhớ hồi khủng hoảng tài chính châu Á 97-98, một số nước ĐNÁ đã phải chấp nhận rất nhiều điều kiện cải cách "hà khắc" của IMF để được IMF rót tiền cứu trợ. Vậy mà lần này sau hơn một tháng mở $100b swap lines chưa có nước nào sử dụng facility này của IMF, kể cả các nước đang gặp khó khăn như Russia hay Korea. Tại sao vậy?
Một bài học được các nước đang phát triển rút ra sau khủng hoảng 97-98 là phải "tích cốc phòng cơ", chủ động tích lũy foreign reserves chứ không nên trông đợi vào "viện trợ" từ bên ngoài, nhất là từ IMF. Tình hình kinh tế thế giới giai đoạn 2000-2006 phát triển rất mạnh đã giúp các nước này phần nào thực hiện được mục tiêu tích trữ foreign reserves, VN cũng vậy. Do đó khi khủng hoảng xảy ra và có dấu hiệu currency crisis, các ngân hàng trung ương (Russia, Korea, và cả SBV) đều có thể can thiệp vào thị trường ở mức độ mạnh hơn so với thời 97-98.
Bên cạnh đó, từ cuối năm 2007 và nhất là mấy tháng vừa qua, Fed đã mở rất nhiều swap lines với các central banks để ngăn chặn đồng USD lên giá quá nhanh và USD liquidity cho các ngân hàng bên ngoài Mỹ. Hình thức swap lines này đã được châu Á đưa ra sau cuộc khủng hoảng 97-98 như là một hình thức tương trợ thanh khoản cho nhau độc lập với IMF. Hôm qua (12/12), Korea đã thỏa thuận mở thêm $48b swap lines với Nhật và Trung quốc, một động thái khá bất ngờ vì hiện tại Korea đã có một swap lines với Fed trị giá $30b, chưa kể các swap lines đã thỏa thuận trước đây với chính Nhật ($10b) và Trung quốc ($4b).
Việc Nhật và TQ mở thêm swap lines cho Korea có thể do 2 nước này không muốn nhìn đồng won mất giá thêm nữa vì sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của họ. Trong khi trade weighted index của TQ gắn khá chặt vào USD nên bị đồng tiền này kéo lên khá cao gần đây, đồng Yen Nhật còn tệ hơn vì nó lên giá ngay cả với USD. Bởi vậy nếu đồng won của Korea, một đối thủ cạnh tranh xuất khẩu trực tiếp của Nhật và TQ, mất giá mạnh thì hai nước này sẽ càng gặp nhiều khó khăn tăng trưởng xuất khẩu trong tình hình kinh tế thế giới đang suy thoái.
Tuy nhiên lý do đó chưa chắc đã phải là lý do quan trọng nhất. Các nước châu Á đưa ra Chiangmai initiative một phần vì muốn thoát khỏi sự "kìm kẹp" của IMF (đằng sau đó là Mỹ và châu Âu) một phần vì họ đã nhận ra rằng khủng hoảng khi xảy ra ở một nước sẽ lan ra rất nhanh trong thời đại toàn cầu hóa này. Bởi vậy dập lửa giúp nhà hàng xóm chính là giúp mình.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.